[Funland] Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,158
Động cơ
268,717 Mã lực
Ngày xưa các cụ từ Nam ra Bắc khát vọng độc lập mãnh liệt và sẵn sàng hy sinh vì độc lập, lý tưởng cao đẹp thật.
Xem sach các cụ PHạm xuân Ẩn, Đặng Trần Đức mới thấy ngày xưa các cụ trong sáng và liêm khiết thật, sẵn sàng hy sinh không nghĩ ngợi vì độc lập. Ngày xưa rất nhiều người liêm khiết, chứ không phải ít. Tiếc là sau này cái liêm khiết đó hiếm hoi quá.
Phải tìm ra động cơ cho các cụ ngày nay cháy hết mình.
Có vậy thôi.
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,903
Động cơ
128,139 Mã lực
Chủ đề này làm em lại nhớ bộ phim "Hoa ban đỏ". Có một phân cảnh: Đoàn quân nối nhau đi sau khi chiếm được cứ điểm của giặc. Những người lính phơi phới niềm hân hoan thắng trận - một hình ảnh rất đẹp về cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trước đó, hai người Phương và Tấm chia tay nhau giữa một rừng hoa ban nở...đẹp hoang sơ và lãng mạn...

Ảnh: St

IMG_0549.jpeg
Phim này xem lâu lắm rồi Red nhỉ..
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
CT thông thường (phi hột nhân) thì đỉnh cao là pháo & bom. Ta không có bom thì phải giỏi Pháo, vậy thui.

"Chúa đứng cùng một bên với phe có pháo binh tốt nhất".

Nước Pháp trong suốt hàng trăm năm làm bá chủ châu Âu, thời trung cổ là nhờ kỵ binh thiết giáp và từ cận đại trở đi nhờ công nghệ và kỹ thuật pháo binh. Cựu hoàng đế kiêm nhà quân sự thiên tài nước Pháp Napoléon Bonaparte - vốn xuất thân từ sỹ quan pháo binh - nổi tiếng với khả năng sử dụng pháo binh một cách tài tình với mô hình "khẩu đội tập trung"- đồng nghĩa với hỏa lực tập trung, sẽ dội lửa lên từng vị trí trong đội hình quân địch trước khi tung bộ binh lên chọc thủng vị trí đã bị "làm mềm" bằng pháo đó. Nhờ có vậy mà Napoléon tung hoành khắp châu Âu gần 20 năm, chiến thuật “khẩu đội tập trung” cũng từ đó có ảnh hưởng lớn đến tổ chức pháo binh hiện đại. Sang đến thế kỷ 20, pháo binh Pháp đặc biệt là trọng pháo vẫn đóng vai trò rất lớn trong nghệ thuật chiến tranh Pháp trong cả 2 cuộc thế chiến, ngay cả khi nước Pháp phải giương cờ trắng chỉ sau 6 tuần lễ của giải Tour de France: Panzer vor! năm 1940 làm cả thế giới phải kinh hoàng, thì pháo binh Pháp vẫn là sự tồn tại khó chịu với các đoàn cua-rơ đến từ Đức 🐧 và họ thường ưu tiên gọi Luftwaffe truy tìm và tiêu diệt các trận địa pháo này. Nói chung là về pháo binh thì người Pháp có thể vỗ ngực tự hào họ là bậc thầy.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ từ khi xây dựng cho đến lúc hoàn thành, đã có hàng chục đoàn các tướng lĩnh, chính trị gia cấp cao (đích thân Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon, mà sau này trở thành Tổng thống, đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm để "đảm bảo cho khoản đầu tư của Mỹ ở Đông Dương được sử dụng hiệu quả"), những tên tuổi có số má trong giới quân sự hồi đó đáp máy bay đến cách đồng Mường Thanh, và tất cả bọn họ đều không tiếc lời khen ngợi công trình vĩ đại này, không một ai trong số họ nghĩ tới khả năng thất bại. Sức mạnh của tập đoàn cứ điểm không chỉ nằm ở hệ thống Trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp, mà còn vì mật độ hỏa lực yểm trợ quá dày đặc: khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km² đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120mm và 81mm và một số dự trữ đạn dược khổng lồ (tính cả số pháo và đạn được thả dù tiếp tế, trong toàn chiến dịch đã bắn hơn 10 vạn viên đạn) là quá mạnh. Navarre đã viết trong hồi ký: "Tất cả đều có những cảm tưởng thuận lợi trước sức mạnh phòng thủ của tập đoàn cứ điểm và tinh thần tốt của đạo quân đóng ở đây. Không một ai mảy may tỏ ý lo ngại... Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".

Chỉ huy pháo binh Pháp, Trung tá Jean Charles Clement Piroth là một sĩ quan dạn dày kinh nghiệm. Ông ta từng chỉ huy một trung đoàn pháo binh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau đó theo danh tướng Philippe Leclerc đến miền Nam Việt Nam từ tháng 10/1945. Năm 1953, Charles Piroth được chính Đại tá De Castries lựa chọn làm chỉ huy phó tại Điện Biên Phủ, đặc trách việc tổ chức lực lượng pháo binh cho căn cứ mà người Pháp tự tin gọi là “cối xay thịt” hay “Verdun Đông Dương” này. Là một sỹ quan nhà nghề, Piroth hành động cũng rất bài bản và chuyên nghiệp, ông ta gom số pháo lớn lại thành 2 cụm (Groupement), trong đó Groupement A có 12 khẩu pháo 105 mm M2A1, 20 cối 120 mm, còn Groupement B sở hữu 4 đại pháo 155 mm M114, 12 pháo 105 mm M2A1, 8 cối 120 mm và 4 khẩu trọng liên 12,7mm 4 nòng Quad-50 M2, tất cả những khẩu pháo và súng cối này cũng như đạn dược và phụ tùng đi kèm đều sản xuất ở Mỹ và chở thẳng sang Việt Nam. Với tất cả hỏa lực có trong bàn tay phải của mình, Piroth đủ tự tin để trả lời phỏng vấn rằng: "Trọng pháo thì ở đây tôi đã có đủ rồi… Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay... và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!". Pierre Schoenderffer, phóng viên mặt trận của Pháp, nhớ rõ câu trả lời của Piroth: "Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!". Schoenderffer sau này đã chia sẻ những trải nghiệm trong 56 ngày đêm nằm nghe tiếng pháo tại Điện Biên Phủ cho đạo diễn phim điện ảnh Liên Xô Roman Karmen lúc đó đang có mặt để làm bộ phim tài liệu Вьетнам (Việt Nam, tên phát hành ở Việt Nam là Việt Nam trên đường thắng lợi), có 6 cuộn phim 1 phút của SCA đã được trao lại cho Karmen sử dụng. Bản thân Schoenderffer năm 1992 đã đạo diễn bộ phim Diên Biên Phu (Điện Biên Phủ) từ chính những trải nhiệm của mình và đồng đội.

Tất nhiên là sự tự tin của Piroth hoàn toàn có cơ sở, ít nhất là nó đúng trong 4 tháng đầu khi quân Pháp chiếm đóng thung lũng. Quân đội quốc gia Việt Nam aka Việt Minh (đừng nhầm lẫn với quân ngụy Quốc gia Việt Nam đánh thuê cho Pháp) (từ tháng 9 năm 1954 lực lượng vũ trang của VNDCCH mới chính thức đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam) vào thời điểm đó gần như không có cách nào chuyển được pháo lớn cỡ 105mm trở lên, vượt qua 400km đường chim bay từ hậu phương Việt Bắc tới Điện Biên, chưa nói đến việc đưa pháo vào trận địa trên các ngọn đồi cao bao quanh thung lũng mà thiếu các máy móc hiện đại. Các loại pháo nhẹ như sơn pháo 75mm hoàn toàn không phải mối đe dọa với hệ thống hầm trú ẩn, lô cốt kiên cố của Pháp. Khi có ý kiến nghi ngại là hỏa lực hiện tại của quan Pháp có thể là chưa đủ thì Piroth lại rất tự tin, ông còn từ chối nhận thêm pháo vì sợ rằng nếu Việt Minh thấy thế sẽ sợ mà không dám xuống giao chiến. Và quả thực là ở phía bên kia, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã phải thực hiện những nỗ lực phi thường để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Bản thân tướng Giáp sau này thừa nhận rằng quyết định [Ngừng tiến công], thay đổi phương án tác chiến, phải kéo pháo ra để chuẩn bị lại... là quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân của mình. Việc điều chỉnh phương châm tác chiến này kéo theo việc phải chuẩn bị lại hậu cần cho chiến dịch, nhu cầu sẽ tăng lên gấp nhiều lần, diễn ra trong mùa mưa và phải bố trí lại sơ đồ các trận địa pháo, phải kéo pháo ra khỏi các sườn núi rồi kéo lại vào các vị trí mới, mở rộng đường cho xe kéo pháo vào cách trận địa 15km... làm tăng khối lượng công việc lên nhiều lần, và phải có quyết tâm cực kỳ lớn mới làm nổi.

Và những nỗ lực của người Việt Nam đã được đền đáp xứng đáng. Khi tiếng đại bác mở màn chiến dịch lúc rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 1954, toàn bộ quân Pháp đều ngỡ ngàng khi thấy đạn pháo 105mm của Việt Minh rót xuống trận địa. Nhược điểm chí mạng của cụm pháo phòng thủ đã lộ rõ là không thể hỗ trợ đầy đủ cho lực lượng Pháp đang bị bao vây trên hai ngọn đồi ở xa nhất là Gabrielle (Độc Lập) và Beatrice (Him Lam). Một viên đạn pháo 105mm rơi trúng Sở Chỉ huy Him Lam, giết chết Thiếu tá Chỉ huy trưởng Paul Pégot cùng với ba sĩ quan khác và cả chiếc điện đài. Him Lam mất liên lạc với Mường Thanh ngay từ đầu trận đánh. Một kho xăng bốc cháy sau khi lãnh 2 quả đạn cối 82mm của Việt Nam. Các trận địa pháo của Pháp ở Him Lam bị tê liệt hoàn toàn ngay từ đầu, nhiều hầm, hào, công sự, cùng với 18 máy bay Pháp bị phá hủy trên đường băng. Ở đồi Độc Lập, vào lúc 4 giờ sáng ngày 15 tháng 3 Chỉ huy trưởng cứ điểm Gabrielle là Thiếu tá Roland de Mecquenem báo cáo tình hình bằng điện đài cho Đại tá De Castries xin chi viện tối đa kể cả bằng pháo 155mm và phản kích bằng bộ binh và chiến xa trong tiếng đạn pháo và súng cối Việt Minh đang nổ dồn dập xung quanh hầm chỉ huy, không lâu trước khi một trái đạn đại bác rơi trúng hầm chỉ huy cứ điểm Gabrielle. Mecquenem may mắn thoát chết nhưng Thiếu tá Edouard Kah, người đang nhận bàn giao thay thế Mecquenem chỉ huy cứ điểm thì bị thương nặng, liên lạc với Mường Thanh cũng mất từ đấy.

Cũng vào sáng ngày 15 tháng 3, Trung tá Charles Piroth, chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của Việt Minh, đã bước vào hầm chỉ huy của De Castries với tâm trạng của một người đã mất tất cả. Ông chỉ tay một cách vô định lên bản đồ khi được hỏi về vị trí đặt pháo của Việt Minh. Không ai có thể biết được pháo của đối phương giấu ở đâu để bắn trả, những nỗ lực phản pháo trong tuyệt vọng chỉ rơi vào những trận địa giả. Piroth đã đi một vòng quanh doanh trại để xin lỗi các sĩ quan khác vì đã không thực hiện được lời hứa của mình, rồi tự sát trong hầm cá nhân bằng một trái lựu đạn (đây là một điều khó khăn đối với người chỉ còn 1 cánh tay, ông đã cố kẹp quả lựu đạn trước ngực rồi rút chốt). Jean Pouget viết trong hồi ký: "Trung tá Piroth đã dành trọn một đêm (13 tháng 3) quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác một cách kinh khủng vào trận địa pháo của ông, hai khẩu pháo 105 ly bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu 155 ly bị loại khỏi vòng chiến đấu..." Trung tá André Trancart, chỉ huy phân khu Bắc, bạn thân của Piroth kể lại sau trận đồi Độc lập, Piroth khóc và nói: "Tôi đã mất hết danh dự. Tôi đã bảo đảm với Castries và Tổng Chỉ huy sẽ không để pháo binh địch giành vai trò quyết định, và bây giờ, chúng ta sẽ thua trận. Tôi đi thôi". Rõ ràng là Piroth, cũng như các chỉ huy Pháp khác, đều cho rằng pháo binh của Việt Minh không đáng ngại, và sự xuất hiện của trọng pháo là một cú sốc lớn làm đảo lộn toàn bộ kế hoạch của họ, cũng như không có biện pháp hữu hiệu nào để đối phó. Thi hài của Piroth được chôn cất bí mật ngay trong hầm trú ẩn và cái chết của ông được che đậy để tránh làm nản lòng quân. Người thay thế Piroth lảm chỉ huy pháo binh là Trung tá Guy Vaillant, mãi đến ngày 20 tháng 3 mới có thể đáp xuống được xuống Điện Biên Phủ cũng chỉ để chứng kiến thất bại của Đế quốc thực dân Pháp trước nhân dân Việt Nam.

Chúa đứng về phe ai có pháo binh tốt nhất... nhưng trong lần này không phải là người Pháp. Bậc thầy về pháo binh có bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm như Pháp lại hoàn toàn thúc thủ trước lực lượng pháo binh non trẻ của Việt Nam; trong khi khoảng mấy chục năm trước thôi, quan quân nhà Nguyễn còn phải vái lạy trước những khẩu "cửu vị thần công" đặt sừng sững trong kinh thành Huế, được phong những chức như "Thần oai vô địch tướng quân" mà lại không nổ được phát súng nào vào quân Pháp và được đem trưng bày như biểu hiện cho sự ngu dốt, lạc hậu của đất nước này. Giờ đây, quân đội Pháp đã bị đánh bại bởi chính ngón võ sở trường của mình. Sự bất lực của pháo binh Pháp - lực lượng nổi tiếng trên toàn thế giới trước Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ là ví dụ điển hình cho việc sức mạnh của vũ khí cũng phải nhường chỗ cho sự mưu trí, sáng tạo và lòng yêu nước của quân và dân Việt Nam.

Cre: ĐVSQ.

Năm 2004, cuốn "Điện Biên Phủ qua những trang hồi ức" do NXB Quân đội nhân dân xuất bản, của nhiều cựu binh, trong đó có cả những Thiếu tướng, kể lại quá trình phá cứ điểm A1. Em đã đọc lâu lắm rồi, nhớ có đoạn miêu tả: Mở cửa hầm phía sau đồi A1, nhưng thiếu thuốc nổ để thiết kế quả bộc phá. Lính ta - ở đây là công binh đã tìm đến những nơi có máy bay địch do cao xa tạ bắn rơi, cưa bom để lấy thuốc nổ. Chiều ngày 6/5/1954, bộ đội ta ở các chốt được lệnh bí mật rút về các vị trí an toàn. Và, tướng Đờ-Cát đầu hàng sau đúng 1 ngày (tức 7/5/1954) sau tiếng nổ của quả bộc phá...Quá trình này, tưởng tượng thôi cũng đã thấy sức mạnh tập thể vô cùng to lớn!
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,903
Động cơ
128,139 Mã lực
Em đã đc tới nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên vào buổi đêm. Đứng thắp hương cho các linh hồn liệt sĩ giữa đêm tối mênh mông mà em ko hề có cảm giác sợ, chỉ thấy bồi hồi nao nao. Lúc đó lại nhẩm đọc bài thơ " Bố kể chuyện Điện Biên..."
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,668
Động cơ
578,752 Mã lực
Em thấy Điện Biên Phủ còn là lò luyện ra nhiều chiến tướng lẫy lừng của QĐND Việt Nam: Vũ Lăng, Vũ Lập, Hoàng Minh Thảo, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Đan v.v... Nói chung các trung đoàn trưởng, sư đoàn trưởng tham gia trận này đều thành các chiến tướng lẫy lừng thời chống Mỹ.
Điện Biên Phủ còn luyện ra thiếu tướng Phạm Văn Phú của VNCH. Hình như là 1 trong số ít tướng lĩnh của VNCH có thâm niên đi lên từ thực chiến.
Tướng Nguỵ sau này trước kia cũng phục vụ cho quân đội Pháp khơ khớ:
IMG_3830.jpeg
 

minh_viet.78

Xe buýt
Biển số
OF-723568
Ngày cấp bằng
3/4/20
Số km
672
Động cơ
84,651 Mã lực
Các cụ nghĩ sao ạ nếu năm 1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ta không ký hiệp định Giơnevơ mà tiếp tục cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp thì có lẽ dân tộc ta đã không phải hy sinh quá nhiều cho cuộc chiến thống nhất đất nước
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,956
Động cơ
219,906 Mã lực
Các cụ nghĩ sao ạ nếu năm 1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ta không ký hiệp định Giơnevơ mà tiếp tục cuộc kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp thì có lẽ dân tộc ta đã không phải hy sinh quá nhiều cho cuộc chiến thống nhất đất nước
có phân tích rồi, Pháp đã nói thẳng với ta là nếu không ký thì Pháp cũng rút thôi nhưng Mỹ sẽ vào thay. Trước đó Mỹ đã tài trợ 80% chiến phí và đòi hỏi là 1 phần số tài trợ này ghi cho VNCH chứ không phải cho Pháp. Người Mỹ đã vào VN và chỉ trỏ cho người Pháp phải làm cái này phải làm cái kia. Nghỉ vài năm về Hà Nội tuyển quân cũng tốt mà. Nhưng đáng lẽ nên đánh tiếp từ năm 1956. Ngay cả máy bay chở quân lên ĐBP cũng do Mỹ lái.
 
Chỉnh sửa cuối:

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,214
Động cơ
284,584 Mã lực
Sáng nay mình nghe radio trên xe duy nhất kênh tiếng nước ngoài phát bài hát này, còn các kênh khác như giao thông, chính trị, xã hội,... không thấy gì luôn!
Tivi tối qua, và tuần rồi cụ có xem kô a?
các cụ trên này em thấy hay hãnh diện khoe là kô xem tivi, xong lại thắc mắc là sao kô có chương trình? Cả tuần phải phát đến chụcchương trình về ĐB trên tivi và đài tiếng nói 92.5
Mấy cuộc thi tìm hiểu ở trường vẫn có, tivi vẫn có, còn tất nhiên năm lẻ sẽ kô làm to như năm chẵn được. Năm sau khắc hoành tráng.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,141
Động cơ
119,995 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Tàu viện trợ quân trang, lương thực, hậu cần

Vũ khí là Liên Xô viện trợ
Điện Biên Phủ làm gì có vũ khí LX viện trợ hả cụ ? Liên Xô gần như không viện trợ gì cho ta trong thời chống Pháp hết . Tới tận 1953 thì Liên Xô mới công nhận chính phủ ta đấy , nghĩa là còn sau cả ..Pháp nữa .
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
457
Động cơ
10,502 Mã lực
Tướng Nguỵ sau này trước kia cũng phục vụ cho quân đội Pháp khơ khớ:
IMG_3830.jpeg
Thiếu nhiều, thậm chí có nhiều vị có cả thâm niên theo Việt Minh trước như Nguyễn Văn Thiệu, Lâm Văn Phát... Hai vị Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm ở trên thì lại liệt kê thiếu mất đoạn theo Việt Minh, mặc dù cũng vài tháng thôi. :)
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,424
Động cơ
82,785 Mã lực
Tàu viện trợ quân trang, lương thực, hậu cần

Vũ khí là Liên Xô viện trợ
Kháng chiến chống Mỹ thì như cụ nói còn chống PHáp thì phần lớn là TQ viện trợ. Họ còn hướng dẫn ta sử dụng pháo binh. CHiến dịch ĐIện Biên Phủ mình có một số chuyên gia quân sự của TQ.
Tướng Nguỵ sau này trước kia cũng phục vụ cho quân đội Pháp khơ khớ:
IMG_3830.jpeg
Lên tàu vào trong Nam sau Hiệp định Giơ ne vơ là người công giáo và người phục vụ cho Pháp thôi. Các vị tướng này thì đương nhiên phải phục vụ cho Pháp thì mới lên cao thế vì họ tại ngũ lâu rồi. Pháp hay Mỹ thì được cái ai làm việc cho họ thì sau này họ cấp quốc tịch cho và trả lương hưu nên nhưng ông tướng này khá may mắn!
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
457
Động cơ
10,502 Mã lực
Điện Biên Phủ làm gì có vũ khí LX viện trợ hả cụ ? Liên Xô gần như không viện trợ gì cho ta trong thời chống Pháp hết . Tới tận 1953 thì Liên Xô mới công nhận chính phủ ta đấy , nghĩa là còn sau cả ..Pháp nữa .
Liên Xô và VNDCCH thiết lập quan hệ ngoại giao từ 30/1/1950, chỉ sau Trung Quốc thôi.
Việc thỏa thuận về viện trợ cho Việt Nam, nguyên tắc chung như thế này:
1683509503422.png
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,722
Động cơ
264,913 Mã lực
Liên Xô và VNDCCH thiết lập quan hệ ngoại giao từ 30/1/1950, chỉ sau Trung Quốc thôi.
Việc thỏa thuận về viện trợ cho Việt Nam, nguyên tắc chung như thế này:
View attachment 7826590
Tóm lại, LX là người viện trợ chính, Tàu là người giao hàng.

Tàu giao hàng xong, thì LX viện trợ lại cho Tàu để bù đắp những gì Tàu đã viện trợ cho VNDCCH.

Tàu hỗ trợ thêm về chuyên gia, và 1 số binh lính trong trận ĐBP.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,802
Động cơ
500,199 Mã lực
Thật ngưỡng mộ tài năng của cha ông ta ngày trước, rất khó khăn nhưng đã bố trí được một lực lượng pháo binh hỏa lực đủ mạnh để duy trì cho 56 ngày đêm.Tuy nhiên Pháo binh chỉ là một phần của cuộc chiến.
Trận Điện Biên Phủ thì bộ binh mới là lực lượng chính với lối đánh lấn bằng công sự, dân tộc VN chúng ta thật sự anh dũng.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Điện Biên Phủ làm gì có vũ khí LX viện trợ hả cụ ? Liên Xô gần như không viện trợ gì cho ta trong thời chống Pháp hết . Tới tận 1953 thì Liên Xô mới công nhận chính phủ ta đấy , nghĩa là còn sau cả ..Pháp nữa .
Cụ có thể khẳng định điều cụ vừa viết chứ ???
:D
 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
457
Động cơ
10,502 Mã lực
Tóm lại, LX là người viện trợ chính, Tàu là người giao hàng.

Tàu giao hàng xong, thì LX viện trợ lại cho Tàu để bù đắp những gì Tàu đã viện trợ cho VNDCCH.

Tàu hỗ trợ thêm về chuyên gia, và 1 số binh lính trong trận ĐBP.
Khả năng đọc hiểu tiếng Việt của cụ cũng không khá lắm:

1683510462751.png

Việc binh lính Tàu (không trong đoàn chuyên gia) tham gia chiến dịch ĐBP, mời cụ đưa tài liệu chứng minh. :)
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,722
Động cơ
264,913 Mã lực
Khả năng đọc hiểu tiếng Việt của cụ cũng không khá lắm:

View attachment 7826619
Việc binh lính Tàu (không trong đoàn chuyên gia) tham gia chiến dịch ĐBP, mời cụ đưa tài liệu chứng minh. :)
Đương nhiên lính Tàu trong đoàn chuyên gia.

Tôi có bảo lính Tàu đánh trận BĐP đâu mà cụ vặn tôi ??
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,956
Động cơ
219,906 Mã lực
Liên Xô và VNDCCH thiết lập quan hệ ngoại giao từ 30/1/1950, chỉ sau Trung Quốc thôi.
Việc thỏa thuận về viện trợ cho Việt Nam, nguyên tắc chung như thế này:
View attachment 7826590
Vụ thiếu đạn pháp 105mm quả là đáng tiếc. Tính toán hơi thiếu. Sau đó có chuyển thêm nhưng không kịp.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,864
Động cơ
3,307,773 Mã lực
Bố em đi Dân công phục vụ chiến dịch Điện Biên kể lại:
Mang 20kg gạo từ vùng tự do ở Thanh Hoá, tới nơi tập kết ở Sơn La, ăn hết 6kg, để lại 8kg và mang 6kg ăn cho lượt về.
So sánh với việc tiếp tế Hậu cần bằng máy bay của Pháp mới thấy các cụ nhà mình chịu đựng gian khổ và quyết tâm chiến thắng ở mức đỉnh cao
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top