Cụ nhìn nhận thế này không thể lên làm tướng được đâu.. muốn hiểu nguyên nhân lý do thì phải hiểu được từng thể loại Vũ khí... Vũ khí của Nga hay Liên Xô trước kia phần lớn là Vũ khí phòng thủ.... Còn vũ khí Mỹ là vũ khí tấn công.... 2 trường phái khác nhau thì thường mỗi khi có xung đột là bên nào bị tấn công cũng yếu thế hơn... hiện nay qua mấy cuôc oánh nhau thấy rằng vũ khí Nga đang có xu hướng chuyển sang loại Tấn công đấy... cụ thể là tại cuộc chiến syria Nga quay sang tấn công quân khủng bố toàn vũ khí Mỹ là bọn khủng bố vẫn toi như thường đấy thôi... cụ không tin bảo bọn Mỹ nó phòng thủ đi để Nga nó oánh xem Mỹ có bét xác không?
Vũ khí nào chả để tấn công, chỉ có triết lý tấn công khác nhau dẫn đến có các tổ hợp vũ khí khác nhau dù có cùng tên gọi như tiểu liên, tiêm kích, cường kích…
Nói riêng về không quân, Nga quan điểm dùng không quân tiền tuyến không đánh quá sâu vào nội địa địch mà chỉ đánh phá các điểm tập kết hậu cần-hoả lực ở sau tiền tuyến line of fire vài cây số, sau đó dùng các sư đoàn bộ binh cơ giới có phòng không đi kèm để oánh xuyên hoả tuyến quân địch, khi đã vào tung thâm thì dùng tăng thiết giáp triệt phá các cứ điểm đối phương sạch bong trên mặt đất.
Quan điểm Mỹ lại là dùng không quân làm chủ lực đánh sâu vào nội địa địch, có thể cách hoả tuyến hàng trăm km, thậm chí chưa có hoả tuyến đã đánh phá các trung tâm kinh tế-quân sự một cách ồ ạt như Nam Tư, chỉ khi đã diệt toàn bộ không quân địch thì mới cho bộ binh cơ giới đột phá dưới ô bảo vệ tầm gần của trực thăng và cường kích chiến thuật(duy nhất có A10). Kiểu Mỹ thì không có phòng không đi kèm sư cơ giới.
Cũng vì triết lý khác nhau như trên nên Mỳ mới thực sự làm máy bay đa năng kiểu F18 có cả tiếp dầu tăng tầm, Nga dù làm đa năng những vẫn phân ra hệ thiên về cường kích như Su 34, hệ thiên về tiêm kích nhưu Su 27, duy trì hệ cường kích tầm ngắn như Su 25.
Triết lý Mỳ thể hiện rõ ở Iraq, Nam tư; triết lý Nga thể hiện rõ ở Gruzia.
Khi hai cường quốc thực sự đụng nhau ở Syria thì kết quả hoà và Nga thượng phong hơn một chút khi duy trì được các căn cứ Hmeimim và T4, Mỳ chỉ duy trì được các toán phỉ phân tán kiểu FSA và phỉ có tổ chức kiểu Kurd.
Khi oánh cuộc chiến một phía gặp đối phương bám đất bám dân kiểu du kích nhưu Áp gà thì thuyết không quân làm tối thượng, đặc nhiệm giải quyết chiến trường qua oánh tỉa và thương lượng của Mỳ phá sản toàn tập, chạy vắt giò làm các rồ Mỳ ngậm đắng nuốt cay.