Thực tế là nhiều người ráo mồ hôi là hết tiền. Mà không phải họ mới khó khăn trong 1 tháng vừa rồi đâu. Hà Nội giãn cách, hạn chế dịch vụ mấy tháng nay rồi. Những người phục vụ quán ăn, cắt tóc, bán hàng v.v... bị thất nghiệp lâu rồi mà CCCM. Họ đói nhiều đấy.
Thứ 7 vừa rồi thấy có cái Zalo connect, em thấy rất hay vì theo thuật ngữ mạng trong ngành CNTT nó là mô hình dạng peer-to-peer, không phụ thuộc vào những mắt xích lớn kiểu như Hoài Linh, Thủy Tiên. Em cũng chỉ định túc tắc cuối tuần giúp 2 gia đình gần nhà, và hi vọng nhiều người như mình thì sẽ giải quyết tốt vấn đề thiếu đói cho dân nghèo HN mùa dịch. Thế nhưng phát sinh ra đến 6 suất
Vì có trường hợp 1 bạn tha thiết xin cho 2 phòng trọ bên cạnh vì có con nhỏ mà lại không có điện thoại smartphone, không rành công nghệ. 1 bạn đến phút cuối mới trả lời vì mải dỗ con quấy khóc.
Về việc tránh trục lợi thì sau khi điều tra gia cảnh (làm nghề gì, có mấy người, người già, trẻ con v.v...) em bắt quay video phòng trọ và người thân và gửi lại (quay sau lưng cũng được). Mục đích để chỉ những người thực sự khó khăn mới chịu làm theo yêu cầu của mình.
Qua vụ này em thấy đúng như 1 số cụ nói, dân mình ý thức có tăng lên nhiều, đến mức làm em ngạc nhiên. Em hỏi khoảng 15 trường hợp, thì có đến 3 trường hợp bảo đã được giúp đỡ rồi, đề nghị chuyển cho người khác, 3 trường hợp nói rõ là đã được giúp gạo rồi, chỉ xin dầu ăn,nước mắm với BVS, gạo đề nghị chuyển cho người khác v.v... Em nghĩ người dân nghèo mà có ý thức thế thì đáng quý quá, trái hẳn với suy nghĩ của em là họ sẽ tranh cướp, chụp giật để có được bất cứ thứ gì miễn phí.
Còn về trao tặng thì em làm tự phát nên gọi họ ra chốt phòng dịch gần nhất tặng đồ thôi. Có bạn còn tặng lại mấy quả ổi quê
Các CCCM chia sẻ thêm về cách hỗ trợ nhỏ lẻ, làm sao để tiện nhất, ít mất thời gian và công sức nhất để cho những người như em và nhiều người khác có thể thực hiện lâu dài. Dịch giã còn dài, theo em cái quan trọng là duy trì lâu dài, thường xuyên chứ không phải giúp 1 lần là xong. Vừa rồi em làm bột phát nên mất nhiều công sức chuẩn bị đồ theo nhu cầu của từng trường hợp, rau củ chỗ em cũng khó mua (khu gần SVĐ Mỹ Đình), gạo cũng mua hơi đắt.
Trong 1 diễn biến khác, ở khu chung cư nhà em cũng tương đối cao cấp, mà chị bán rau (là dân cư trong tòa nhà nên tự ship đến tận cửa treo ở tay nắm, nhận tiền sau) khóc lóc với em là hiện nay có đến 200 hộ đang nợ tiền rau, nhắn tin nhiều lần không thanh toán
, cái này làm em sốc 1 lần nữa với ý thức của những người tạm gọi là giàu có.