- Biển số
- OF-574705
- Ngày cấp bằng
- 19/6/18
- Số km
- 66
- Động cơ
- 142,310 Mã lực
- Tuổi
- 41
cụ chủ thớt xem lại dùm em bản vẽ bố trí thép sàn tầng 1 và tầng 2 như vậy đã hợp lý chưa ạ ? nhà 1 lầu 1 trệt mái toàn bộ btct ạ , cảm ơn cụ ạ .
Có thể đập ra đúc lại, không thì ép cốt pha sát lại, bơm keo hoặc vữa tự chảy vào vị trí vết rỗ để xử lý cụ nhénếu rỗ tới thép phải đập ra đúc lại à bạn .
Với mái như của cụ thì nên làm màng khò cụ nhé, không thì chống thấm sika phải có dán kèm bông thủy tinh cụ ạ, tránh co ngót do nhiệt độ caoTrường hợp em không làm mái tole nhưng em cho chống thấm bằng sika kỹ rồi cán nền trên cùng 1 lớp vữa nữa thì cụ thấy ổn không , nhà em không lo nóng mà chỉ sợ thấm là vấn đề thôi ạ , mong ý kiến từ cụ lắm ạ , cảm ơn cụ
Với nhà 2 tầng thì thép dầm sàn của cụ tương đối ổn rồi ạ, nhưng nếu sau này lên tầng thì dầm của cụ hơi bé, không biết ý định cụ lên mấy tầng ạ, dầm 300 dọc nhà ấy ạ, nếu khoảng 3-4 tầng thì dầm dọc cụ nên tăng lên 350 cụ nhécụ chủ thớt xem lại dùm em bản vẽ bố trí thép sàn tầng 1 và tầng 2 như vậy đã hợp lý chưa ạ ? nhà 1 lầu 1 trệt mái toàn bộ btct ạ , cảm ơn cụ ạ . View attachment 1718879
View attachment 1718885
View attachment 1718894
dạ cảm ơn cụ , em tính sau này lên 1 phòng ngủ và 1 tum trên nữa thôi cụ à , nếu lên 1 lầu nữa thì tải trọng của dầm 300 đấy có chịu tải được không cụ ơi , em cảm ơn cụ nhiềuVới nhà 2 tầng thì thép dầm sàn của cụ tương đối ổn rồi ạ, nhưng nếu sau này lên tầng thì dầm của cụ hơi bé, không biết ý định cụ lên mấy tầng ạ, dầm 300 dọc nhà ấy ạ, nếu khoảng 3-4 tầng thì dầm dọc cụ nên tăng lên 350 cụ nhé
Nếu vậy thì chắc vừa đủ nhưng nếu chỉ cần có tác động bên ngoài: ví dụ làm đường, nhà bên cạnh làm thì kết cấu hơi yếu cụ nhé, để đánh giá chính xác thì cụ bảo bên kết cấu sư tính toán lại kết cấu cho cụ ạdạ cảm ơn cụ , em tính sau này lên 1 phòng ngủ và 1 tum trên nữa thôi cụ à , nếu lên 1 lầu nữa thì tải trọng của dầm 300 đấy có chịu tải được không cụ ơi , em cảm ơn cụ nhiều
Cái này cụ ra phường, gặp bên địa chính hoặc phó chủ tịch phụ trách mảng xây dựng, báo cáo qua các bác ấy, tùy từng thời điểm giá lót khác nhau, thời điểm năm nay hơi khó làm đấy ạ, cụ cứ chụp cái ảnh nhà cấp 4 nào đấy cũ nát vào rồi gặp ông tổ trưởng tổ dân phố xin cái chữ ký vào biên bản xin cải tạo sửa chữa, nếu phường okie được thì lúc ấy cụ làm dc cụ nhéEm cần xây nhà ở Phú đô đất lại chưa sổ đỏ. Bác nào có kinh nghiệm chạy lót chia sẻ em chút
đấy là ngay lúc đầu các cụ không làm giá rõ ràng đấy ạ, bên cung ứng cứ " anh ơi em để giá tốt" rồi sau đấy " đợt này vật liệu hiếm nên tăng giá". Ngay ban đầu cụ phải trao đổi luôn là sau này cấm được tăng giá, giá là giá bao toàn thời gian thì mới không dính " bài" đấy ạbọn vật liệu hay chơi trò bán 1 thời gian lại bảo vật liệu lên giá do khan hiếm -.-!! xây 2 nhà y chang vậy
Thank cụ. Em nghe mấy bác " đi ngang qua" phán rằng: mày phải bắt thợ trát cháy 1 lớp, sau đó mới hồ áo. Em chịu, không hiểu gì. Thông thường thợ dưới em hay vào 1 lớp hồ dầu sau đó trát lớp hoàn thiện. Như vậy liệu có ổn không ạ?Cụ nên dùng PC30 cụ nhé, 40 mác cao quá hay co ngót nhanh, bị nứt chân chim là bình thường, trát ngoài thường trát dày 2cm, vữa mác 100. Trát trong đọ dày 1,5-2cm, vữa trát mác 75-100 tùy cụ, tốt nhất nên bắt thợ trát lạnh (trát 2 lớp): lớp 1 xi măng cát xây làm cứng tường, lớp 02 xi măng cát đen làm mịn và phẳng bề mặt, 02 lớp trát cách nhau khoảng 12-18h cụ nhé, lớp 01 khô cứng mới vào lớp 02
Em làm nội thất, có việc cụ ới em em với cụ giao lưu ạ. Em cám ơn cụ!Chào các cụ, các mợ trong OF !
Hôm nay nhân ngày đẹp zời, em có chút kinh nghiệm về thi công xây dựng muốn chia sẻ cho các cụ, để các cụ hiểu sâu hơn về việc xây dựng nhà.
Bản vẽ thiết kế:
Tại sao phải cần bản vẽ thiết kế?
- Bản vẽ thiết kế rất quan trọng, nó định hình căn nhà, kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà... , quan trọng không kém đấy là phần kết cấu ngôi nhà, nó như khung xương và bàn chân của con người vậy, kết cấu của ngôi nhà quyết định độ bền vững của ngôi nhà, bên cạnh đấy, bản vẽ thiết kế còn theo công trình lâu dài khi sau này, muốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngôi nhà được dễ dàng hơn (nhất là hệ thống ngầm như điện, nước..).Xu hướng bây giờ mọi người thường để không gian thông thoáng từ trước ra sau, hạn chế những bức tường ngăn khiến cho ngôi nhà rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn, nhiều ánh sang hơn. Bố trí ánh sáng, không gian như thế nào là do người KTS, điều này thì mỗi KTS có 01 phong cách khác nhau nên khó có thể nói ai hơn ai được.
- Bản vẽ thiết kế cũng rất quan trọng, vì qua đấy, chủ nhà và nhà thầu có thể tính toán, theo dõi chi tiết được khối lượng vật tư được sử dụng vào ngôi nhà, cũng như khối lượng công việc phát sinh tăng giảm trong quá trình xây dựng.
1- Phần Móng:
- Tùy thuộc vào quan điểm định nghĩa của mỗi người, riêng tôi quan niệm phần móng là bàn chân con người, là cái gốc cây, với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững được, con người chỉ có thể đi lại tốt trên đôi bàn chân nếu đôi bàn chân đấy khỏe
- Vậy cũng giống như móng căn nhà, cần phải có ông thiết kế và tính toán phần móng, thép như thế nào, bê tông ra làm sao, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng như thế nào.
- Tùy thuộc vào từng nền đất, chiều cao căn nhà mà có các loại móng khác nhau cho căn nhà. Vào nền đất yếu thì có các phương án xử lý nền móng khác nhau: cọc tre, cọc cừ, cọc bê tông 25x25, 30x30… Không phải nhà thầu thi công nào hay tổ đội nào cũng có những kiến thức về xử lý nền móng, vì vậy chủ nhà nên tham khảo thật kỹ trước khi đưa ra quyết định xử lý móng như thế nào.
- Về kỹ thuật thi công:
Các công việc phần móng:
+ Đào đất hố móng
+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)
+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..
+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có)
+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…
+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể
+ Xây tường móng, tường bể…
+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.
Trong các công việc về phần móng, chủ nhà nên chú ý kỹ thuật gì?
+ Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật đan thép, đơn giản lắm nhưng cũng phức tạp với ai không biết.
Khi các nhà thầu hay các tổ đội vào thi công, họ đều tư vấn cách đan thép, nhưng có 1 lưu ý nhỏ, nối thép, mối nói phải sole với nhau, chiều dài nối thép là 3D, ví dụ: thép móng là thép D18, vậy chiều dài mối nối là 54cm, các phần gia cường lực tại các vị trí giữa dầm cột ra sao, bụng dầm móng thế nào.
+ Bê tông: yêu cầu đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình. Sau khi đổ bê tông xong, mặt bê tông se lại, yêu cầu tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất, trong 7 ngày đầu tiên, bê tông đạt được 75- 80% cường độ thiết kế, vì vậy trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.
+ Công tác ván khuôn, chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ.
+ Trước khi đổ bê tông, chú ý làm sạch mặt bê tông lót, tránh các tạp chất lẫn vào bê tông làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của kết cấu
+ Xây bể: Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt, đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng thẩm thấu từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tránh càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn càng tốt, với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh bể phốt ngấm ra, ô nhiễm các phần đất xung quanh, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của gia đình sử dụng sau này.
Sắt D8 xoắn cụ đi khoảng cách 15cm cụ nhécho e hỏi sàn đi sắt 8 ô cách nhau bao nhiêu cm
Tuỳ nhu cầu cụ làm đá nào nữa ạ, mặt bàn tính theo m2, len đá chạy dưới tính theo md cụ nhéCác cụ cho em hỏi, chi phí làm 1 bàn đá lavabo âm hết bao nhiêu nhỉ
cám ơn ạ
xin hỏi đi sắt thế này ổn không vậy bạn, có vài chỗ dài 17 18 có khi 19 , sáng nhờ thầu mua 100kg sắt về cân lại chỉ có 80kg , nên kết cấu bị giảm bớt sắt . đánh giá giúp mìnhSắt D8 xoắn cụ đi khoảng cách 15cm cụ nhé
Tùy đá gì. Chậu tròn hay vuông. Kích thước bàn cụ cần. Dao động 1tr đến 4 tr ạCác cụ cho em hỏi, chi phí làm 1 bàn đá lavabo âm hết bao nhiêu nhỉ
cám ơn ạ
Sắt đan đẹp nhưng e không thấy momen ạxin hỏi đi sắt thế này ổn không vậy bạn, có vài chỗ dài 17 18 có khi 19 , sáng nhờ thầu mua 100kg sắt về cân lại chỉ có 80kg , chắc ăn bớt vật tư, nên kết cấu bị giảm bớt sắt . đánh giá giúp mình