[Funland] Chia sẻ kinh nghiệm cho F1 đi du học.

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,787
Động cơ
435,971 Mã lực
F1 nhà cụ chuyên ngữ Đức có chứng chỉ dsd thì không bị giới hạn ngành. Nhưng đa số các cháu sẽ không có được dsd như F1 nhà cụ đâu. Giống như chương trình Studienbrücke của Göethe thì không cần cả APS luôn, nhưng đấy là các chương trình tương đối đặc biệt, không phổ thông.
Như F1 nhà cụ thì chắc không cần quá lo lắng, đến ngày đến giờ là sẽ đi thôi. Giờ thì cụ cứ giành thời gian để hướng dẫn thêm ít kỹ năng sống cho cháu trước khi đi xa nhà như ăn ở, sinh hoạt. Chứ sau này khi chúng nó đi rồi thì nhanh là một năm, không thì 2 năm chúng nó mới về thăm nhà. Tất nhiên là không tính nếu cụ có điều kiện sang thăm cháu.
Em cũng đang hướng dẫn cháu 1 số kỹ năng mềm, chuẩn bị tinh thần sang đó sẽ không có ai để dựa dẫm mà phải tự lo hết mọi thứ. Em vẫn đùa cháu, nếu con đi được thì khi đó con sẽ là một gia đình riêng, tự lo hết mọi thứ, nhưng con vẫn có nơi để quay về khi mỏi mệt. Còn tuổi trẻ là để con dấn thân, vấp ngã thì lại đứng dậy làm lại từ đầu(nhưng đừng mang về cục nợ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,394
Động cơ
481,360 Mã lực
Nếu F1 nhà cụ chỉ có nhu cầu học chế tạo máy thì nên xin vào chương trình Studienbrücke của viện Göethe. Xin vào đây là học dự bị luôn ở Việt nam, vừa chắc chắn, nhanh và rẻ. Chứ giờ sang Đức thi đầu vào stk tỉ lệ chọi cũng cao, rồi còn thi tốt nghiệp fsp và thường mất thêm tối thiểu 6 tháng đến 1 năm.
Em có trao đổi F1 nhà em. Nó bảo ko nên học STK tại Việt Nam, tốt nhất sang Đức học vì có môi trường, quen dần với văn hoá, lối sống .... Sang học ĐH ngay có thể cũng bị shock về văn hoá vì cách học, cách sinh hoạt ...
 

kieudiem90

Xe đạp
Biển số
OF-703329
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
46
Động cơ
94,605 Mã lực
Tuổi
34
Không biết tương lai F1 của e có đc đi du học ko đây a hihi
 

Bluehelmet

Xe buýt
Biển số
OF-310716
Ngày cấp bằng
6/3/14
Số km
925
Động cơ
300,773 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có trao đổi F1 nhà em. Nó bảo ko nên học STK tại Việt Nam, tốt nhất sang Đức học vì có môi trường, quen dần với văn hoá, lối sống .... Sang học ĐH ngay có thể cũng bị shock về văn hoá vì cách học, cách sinh hoạt ...
Em cũng cho con sang học dự bị bên đó, nó sẽ thuận lợi cho quá trình học sau đó nhiều lần so với học dự bị ở VN
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,710 Mã lực
Hiện nay cũng có thuận lợi hơn trước là có thể đăng ký thì đầu vào STK một số trường ngay tại VN nên xét về tâm lý đối với F1 là tiện hơn so với việc sang bên kia rồi thi. Do vậy theo em các cụ/mợ nếu đăng ký cho các cháu thì được đầu vào STK ở VN là tốt nhất. Ít nhất sang bên kia có thi thêm STK thì cũng có 1 cái bỏ túi vào được STK rồi. Hồi F1 nhà em cũng thi đỗ 1 STK trong kỳ thi ở VN (hồi đó chỉ thi mỗi tiếng Đức). Do vậy lên đường sang bên kia tâmlys khá thoải mái. Sang bên đó nếu có người uqen thì OK, không có thì các cháu khá lúng túng. Chưa kể vào thi STK gồm tiếng Đức và Toán (bằng tiếng Đức) có thể ngợp vì lượng người thi đông, không có bạn bè .... nên dễ bị tâm lý.
Còn chuyện thì vào học STK một trường khối A, B, C (kiểu như nhà mình), sau khi học xong có thể đăng ký trường ĐH cụ thể thì phải tùy theo tình hình thực tế. F1 nhà em ban đầu đăng ký khối Kinh tế (hình như khối E, G gì đó quên mất rồi). Sau khi STK xong đăng ký vào trường Kỹ thuật Stuttgart và nay học như dân kỹ thuật.
E có cu cháu a bạn cũng qua Đức học, nó bên đoa có bác ruột luôn, đỗ đh ở vN ,học thêm 1 năm tiếng Đức ở VN rồi mới qua, ní qua t8 thì tháng 10 e với bố nó qua, cậu còn lên Berlin đón bố với chú, thế mà loằng ngoằng tn hết năm 1 nó đòi về, khuyên các kiểu ko xong bèn cho về, giờ cậu học ở sg nó bảo hay, chuẩn, e cũng ko biết sao luôn
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,490
Động cơ
887,337 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em có trao đổi F1 nhà em. Nó bảo ko nên học STK tại Việt Nam, tốt nhất sang Đức học vì có môi trường, quen dần với văn hoá, lối sống .... Sang học ĐH ngay có thể cũng bị shock về văn hoá vì cách học, cách sinh hoạt ...
Em không nói là học stk ở VN là hay nhất nhưng nó là cách ngắn nhất và an toàn nhất hiện nay cho các bạn học khối kỹ thuật.
Khóa học stk ở VN cũng là học cơ bản với toàn giáo viên người Đúc và có tiết học hội nhập.
Chương trình này mới ở VN nhưng đã áp dụng thành công ở nhiều nước. Em sẽ theo dõi tình hình kết quả học tập của khóa 1 ở bên Đức sau năm thứ nhất đại học xem thế nào. Tuy nhiên hiện tại khóa 2 đang có số lượng gấp đôi khóa 1, năm nay dự kiến số lượng còn cao hơn. Thực tế thì chất lượng đầu vào của các cháu học trương trình này là tốt hơn mức trung bình nếu tính theo điểm testAS.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
13,383
Động cơ
299,109 Mã lực
em đánh dấu mai cày cồng hóng.
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,394
Động cơ
481,360 Mã lực
Em không nói là học stk ở VN là hay nhất nhưng nó là cách ngắn nhất và an toàn nhất hiện nay cho các bạn học khối kỹ thuật.
Khóa học stk ở VN cũng là học cơ bản với toàn giáo viên người Đúc và có tiết học hội nhập.
Chương trình này mới ở VN nhưng đã áp dụng thành công ở nhiều nước. Em sẽ theo dõi tình hình kết quả học tập của khóa 1 ở bên Đức sau năm thứ nhất đại học xem thế nào. Tuy nhiên hiện tại khóa 2 đang có số lượng gấp đôi khóa 1, năm nay dự kiến số lượng còn cao hơn. Thực tế thì chất lượng đầu vào của các cháu học trương trình này là tốt hơn mức trung bình nếu tính theo điểm testAS.
Về chuyện học ở trong STK thì mình ko nói. Quan trọng là môi trường. Rõ ràng ở bên kia các cháu được giao tiếp, tiếp cận, chủ động ... trong mọi việc. Nếu chịu khó, năng động sẽ trưởng thành nhanh và thuận lợi sau này. Học ở VN về kiến thức thì OK nhưng học xong về nhà, ra đường là cả vấn đề. Các cháu đi du học không chỉ kiến thức mà còn là làm quen với nền VH mới nên ở trong môi trường đó thì hiệu quả hơn rất nhiều và ai ko chịu được sẽ bị out.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,490
Động cơ
887,337 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Về chuyện học ở trong STK thì mình ko nói. Quan trọng là môi trường. Rõ ràng ở bên kia các cháu được giao tiếp, tiếp cận, chủ động ... trong mọi việc. Nếu chịu khó, năng động sẽ trưởng thành nhanh và thuận lợi sau này. Học ở VN về kiến thức thì OK nhưng học xong về nhà, ra đường là cả vấn đề. Các cháu đi du học không chỉ kiến thức mà còn là làm quen với nền VH mới nên ở trong môi trường đó thì hiệu quả hơn rất nhiều và ai ko chịu được sẽ bị out.
Làm gì có phương án nào là hoàn hảo đâu cụ, được cái lọ thì mất cái chai thôi ;;). Còn việc làm quen với môi trường văn hoá mới như cụ nói thì chỉ là hơn kém nhau 1 năm thôi.
Cơ mà khả năng hội nhập và thành thạo ngôn ngữ bản xứ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của mỗi cá nhân. Dân ở quận Cam bên mẽo nhiều người sang cả vài chục năm cũng đâu nói được tiếng mẽo. Ngay cả du học sinh, nhiều cháu dù đã tốt nghiệp nhưng khả năng ngôn ngữ (chém gió) cũng không khá hơn khi mới nhập học.
Thực tế du học sinh có thể sang từ cấp 2, cấp 3, đại học, thạc sỹ hay tiến sỹ... về lý thuyết càng sang sớm thì khả năng hội nhập cao hơn, nhưng không có nghĩa sang muộn hơn sẽ khó thành công, vấn đề nằm ở khả năng hội nhập của mỗi cá nhân mà thôi. Do vậy, nếu nói về vấn đề hội nhập môi trường xã hội mới của du học sinh thì lại là một câu chuyện dài. Theo em thì sớm muộn một vài tháng hay 1 năm không có ý nghĩa gì quá lớn, cháu nào giỏi thì nó vẫn giỏi, chẳng qua cần cố gắng hơn ở giai đoạn đầu tiên khi mới sang.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,787
Động cơ
435,971 Mã lực
Chưa học thì thực tập thế nào mợ nhỉ ? Nhà cháu tưởng thực tập trong quá trình học chứ ? Để tối cháu hỏi F1 xem sao !
em
Mợ không phải hỏi F1 về chuyện thực tập đâu ạ. F1 em đã ngó ngành chế tạo máy rồi. Có yêu cầu 6 tuần thực tập nhưng là yêu cầu trước khi nhập học. Khi làm hồ sơ thì chỉ cần kèm cam kết sẽ bổ sung trước khi nhập học là ổn. F1 nhà cụ chọn ngành nhẹ nhàng sướng thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

babeo

Xe container
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
5,371
Động cơ
437,218 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Mợ không phải hỏi F1 về chuyện thực tập đâu ạ. F1 em đã ngó ngành chế tạo máy rồi. Cí yêu cầu 6 tuần thực tập nhưng là yêu cầu trước khi nhập học. Khi làm hồ sơ thù chỉ cần kèm cam kết sẽ bổ sung trước khi nhập học là ổn. F1 nhà cụ chọn ngành nhẹ nhàng sướng thật.
Là vì nó thích chế tạo máy từ hồi cấp 2 mợ ạ! Suốt ngày xem YouTube về lĩnh vực này, tham gia clb công nghệ... chứ nhà cháu ko định hướng gì cả. Quan điểm nhà cháu là tự quyết tự chịu trách nhiệm, chỉ hỏi tại sao lại quyết định như vậy... và phản biện thôi.:D
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Em hỏi các cụ các mợ, nếu F1 mà không xin được học bổng thì trung bình mỗi năm học trung học ở nước ngoài phải chu cấp cho các cháu bao nhiêu xiền ạ?
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,985
Động cơ
640,493 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Vâng, e nghĩ cụ đúng. Chính thế nên e thấy cho F1 học trường Mỹ vô danh thì chả để làm gì như cụ nói.

Còn học trường top như Harvard thì học phí quá cao, học thì khổ. Mà nếu F1 đủ năng lực học trường top của Mỹ thì em xl chứ F1 có tố chất thì ở đâu nó chả thành công được, mà ở VN cơ hội thành công còn cao hơn.
Cụ à, cụ căn cứ vào đâu để nói F1 cơ hội thành công cao hơn ở nước ngoài ạ?
Nếu giỏi mà không có vốn thì làm thế nào mà thành công ạ?
Kể cả ví dụ F1 có sẵn ghế mà bố mẹ tạo cho trong hệ thống công/ viên chức ở VN thì F1 cũng không thể lên vị trí cao được nếu ko theo lối mòn mà các công/viên chức nhà nước đang đi.
 

zonet

Xe tăng
Biển số
OF-586
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
1,372
Động cơ
589,859 Mã lực
Cụ à, cụ căn cứ vào đâu để nói F1 cơ hội thành công cao hơn ở nước ngoài ạ?
Nếu giỏi mà không có vốn thì làm thế nào mà thành công ạ?
Kể cả ví dụ F1 có sẵn ghế mà bố mẹ tạo cho trong hệ thống công/ viên chức ở VN thì F1 cũng không thể lên vị trí cao được nếu ko theo lối mòn mà các công/viên chức nhà nước đang đi.
Câu hỏi của cụ thì cụ nghĩ ngược lại nhé: thử xem F1 nhà cụ học rồi ở lại Mỹ thì có cơ hội cạnh tranh nổi với 1 thằng cùng lứa người Mỹ không. Em trả lời luôn là không. Y như mấy cháu sinh viên dân tộc từ Mù Cang Chải xuống học đại học ở Hà Nội rồi tìm cách ở lại thủ đô thôi.
 

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,678
Động cơ
448,309 Mã lực
Nếu cháu nào Việt Nam vào được các trường top 10 của Mỹ thì hoàn toàn cạnh tranh được bọn Mỹ cụ ạ.

Bởi vì ngay từ lúc tuyển vào các trường đó sv Mỹ tỷ lệ 1 chọi 20 thì sv quốc tế tỷ lệ 1 chọi 200 là thường.

Câu hỏi của cụ thì cụ nghĩ ngược lại nhé: thử xem F1 nhà cụ học rồi ở lại Mỹ thì có cơ hội cạnh tranh nổi với 1 thằng cùng lứa người Mỹ không. Em trả lời luôn là không. Y như mấy cháu sinh viên dân tộc từ Mù Cang Chải xuống học đại học ở Hà Nội rồi tìm cách ở lại thủ đô thôi.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,985
Động cơ
640,493 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Câu hỏi của cụ thì cụ nghĩ ngược lại nhé: thử xem F1 nhà cụ học rồi ở lại Mỹ thì có cơ hội cạnh tranh nổi với 1 thằng cùng lứa người Mỹ không. Em trả lời luôn là không. Y như mấy cháu sinh viên dân tộc từ Mù Cang Chải xuống học đại học ở Hà Nội rồi tìm cách ở lại thủ đô thôi.
Cụ coi thường người ở quê quá. Cụ xem số người thành đạt đang sở hữu tài sản ở Hà Nội phần nhiều là thanh niên Hà Nội hay từ quê lên HN lập nghiệp ạ?
 

muakhonguotdat

Xe đạp
Biển số
OF-165297
Ngày cấp bằng
5/11/12
Số km
15
Động cơ
346,910 Mã lực
F1 nhà em đi từ lớp 11. Trong năm nay sẽ đi. Chọn trường trung học tướt cả mồ hôi. May là bọn nó đều nhận cả, chỉ là financial aid là bao nhiêu thôi
 

uchirado

Xe tải
Biển số
OF-509307
Ngày cấp bằng
10/5/17
Số km
239
Động cơ
183,913 Mã lực
Các trường tại Mỹ hầu hết cho nghỉ học kỳ tới. Các học sinh đang học còn đỡ chứ học sinh mới cần xin học bổng chắc sẽ khó hơn.
 

Prodin

Xe tăng
Biển số
OF-145516
Ngày cấp bằng
12/6/12
Số km
1,184
Động cơ
379,127 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
v-point.vn
10 ông F1 đi du học từ cấp 3 thì chỉ được 1-2 ông học hành tử tế, tốt nghiệp đại học (hoặc cao hơn)
10 ông F1 đi du học từ đại học (tự túc) thì cũng chỉ 2-3 ông học hành tử tế, tốt nghiệp đại học (hoặc cao hơn)
10 ông F1 đi du học từ sau đại học (tự túc) thì cũng chỉ 2-3 ông học hành tử tế, tốt nghiệp đại học (hoặc cao hơn)
10 ông F1 đi du học từ đại học (có học bổng), hoặc sau đại học (có học bổng) thì 6-9 ông học hành tử tế, tốt nghiệp đại học (hoặc cao hơn); công việc sau này ngon lành.

Thế nên F1 nhà em phải đến tuổi học đại học trở lên, và phải có học bổng ngon lành, thì em mới cho đi.
không thì ở nhà!
 

tranhoangminh

Xe container
Biển số
OF-121208
Ngày cấp bằng
19/11/11
Số km
6,749
Động cơ
446,106 Mã lực
Cháu có vài ý kiến thế này:
Việc du học sau những năm 2015 đã trở thành quá... nhàm chán, trước đó nó như một trào lưu, nhiều khi là cho...oai.
Sự thực nói thực hơi phũ phàng. Nhưng hãy tin cháu đi, cháu là người đã từng trải và cũng khá vật vã cùng gia đình trong việc này. Theo các con từ những năm 2008 học ở các trường song ngữ chất lượng cao ở HN, khi mà "phong trào" còn rất mới. Nay thực sự nếu cho làm lại, cháu và gia đình sẽ làm khác đi. Không cần cho học các trường song ngữ và du học tốn kém vẫn có thể có phương án tốt cho các bạn nhỏ.

- Việc giáo dục con trẻ nó như việc may thửa 1 chiếc áo "vừa người" cho con mình vậy.
Muốn con mặc vừa thì con phải thích, thợ may phải giỏi và bố mẹ cũng phải am tường về thời trang. Giáo dục cũng y hệt vậy.

- Quan điểm của cháu là KHÔNG NÊN cho con đi du học sớm trước khi tốt nghiệp THPT tại Việt Nam.
Đi du học sớm các con rất khổ, rất cô đơn, dễ shock văn hóa và rất khó hội nhập. Tin cháu đi, con một cô giáo dạy trường quốc tế mà cháu biết, vì gia đình không có điều kiện kinh tế nên cho con đi du học diện giao lưu văn hóa lúc lớp 8 gì đó khi con đang học trường Amsterdam gì đó. Và nay con cô giáo đã 26 tuổi, mới quay trở lại Việt Nam và lại cần hội nhập lại xã hội Việt Nam sau khi rời đi hơn 10 năm. Cô cay đắng tâm sự: "Ân hận lớn nhất là chị đẩy con đi quá sớm, khi con còn quá nhỏ! Nếu được làm lại, chị có thể đổi tất cả để làm lại cùng con" (nhớ là làm lại CÙNG CON nhé).
Câu chuyện shock văn hóa dù ít hay nhiều ở mức độ nào thôi, còn chắc chắn là CÓ nhé các phụ huynh. Có rất nhiều câu chuyện không vui quanh chúng ta, mà chỉ là chúng ta được nghe, được chứng kiến hay chưa thôi.

- Và nhất định phải có một LỘ TRÌNH từ xa, ít nhất từ trước năm cuối cấp THCS mới thực sự là kịp.
Học sinh đông nam Á, châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng với khả năng ngôn ngữ, kiến thức, tư duy, thể lực...vv rất khác, số đông kém xa các bạn bản địa. Chính vì vậy sẽ sinh ra một loại hội chứng thiếu tự tin, co cụm và khó giao lưu hội nhập được với các bạn, nhất là các trường ở thành phố lớn thuộc các nước như Anh, Mỹ, một số nước châu Âu.
Lộ trình chuẩn bị cho các con càng sớm thì khả năng hội nhập của các con càng dễ dàng hơn, và các con không phải tăng tốc, bám đuổi rất mệt mỏi trong 2-3 năm sát khi đi.

- Phải tìm hiểu, rất hiểu về văn hóa quốc gia nơi đến, có một sự chuẩn bị nhất định, có thể là các chuyến đi thăm, giao lưu, học hè ngắn trước đó.
- Lựa những nơi đến phù hợp với khả năng của con mình: một thành phố ở bang xa với Anh, Mỹ hay đến những nơi an toàn như Nhật Bản, Singapore, Úc.
- Chọn phương án tài chính phù hợp điều kiện gia đình, vì đây là một chặng dài, thậm chí còn có 2-3 con, không lẽ cho 1 bạn đi, các bạn khác ở nhà.
- Nếu con trẻ có quyết tâm cao, khả năng tập trung và học lực khá, tốt thì chọn phương án cho con thể hiện sự cố gắng và ngược lại nếu con trẻ chỉ có mọi thứ ở mức trung bình thì chọn trường, ngành học và quốc gia an toàn.
- Phải xác định rất sớm lộ trình cho tương lai: học ngành nghề gì, tương lai tìm việc làm ổn định hay tự lập với công việc riêng và học xong có hướng định cư hay về lại Việt Nam. Nếu không xác định rõ sẽ khó tập trung thực hiện lộ trình.
- Khoản tài chính đầu tư lâu dài trong 4 năm du học, rồi trước đó là các năm học các trường song ngữ hoặc dày công ôn luyện ngoại ngữ, năng khiếu...vv thực sự có hiệu quả không khi các con quay về VN với mức lương loanh quanh 10-15tr/tháng mà không phải dễ được. Còn nếu chỉ xác định cho con cọ sát, có thêm trải nghiệm và góc nhìn mới trong điều kiện tài chính gia đình tốt thì khỏi nói.
- Khả năng hội nhập với xã hội Việt Nam của nhóm du học sinh trước đó học các trường song ngữ là rất kém, các bạn không quen được tình hình giao thông với xe máy là chính, không quen bon chen với đồng nghiệp ở các môi trường làm việc của đa số các công ty tư nhân Việt Nam, không quen với môi trường khắc nghiệt về ô nhiễm do trước đó được giữ gìn quá mức.

Thực sự như cháu thấy, thế giới bây giờ từ khi facebook thịnh hành nó thay đổi quá nhanh, cứ mỗi 2 năm là lại đổi khác. Cơ hội cho tụi trẻ cũng ngày càng cạn dần, khó khăn hơn dù ở nước ngoài hay ở chính Việt Nam.
Con trai cháu có nói rất ngậm ngùi: "cứ nghĩ con nhà giàu chúng chỉ mải ăn, chơi không đúng. Chúng nó đã giàu lại còn giỏi. Biết cạnh tranh sao đây."
Điều này hiểu cách tích cực là các gia đình nay cho con đi du học đều tìm hiểu, nhất là những gia đình có điều kiện thực sự, nhiều trong số đó bố mẹ lũ trẻ rất giỏi giang. Nên các con nhà nhàng nhàng như con cháu, con các cụ mợ ở đây là cực kì khó khăn nhé. Tất nhiên ở đây cháu nói trên số đông.
Và quan niệm nhà giàu cho con đi du học là tránh tệ nạn ở Việt Nam nay... xưa rồi. Cho con cái đi học cũng là một khoản đầu tư phải cân nhắc nhiều nhất, đầu tư cho tương lai chứ không đùa. Nên việc này nói thật, hầu hết ai cũng "tỉnh" hết.

Đoạn này cháu viết không được trơn chu dễ hiểu lắm, hi vọng các cụ mợ hiểu được ít nhiều.
Có thời gian đầu óc thông thoáng, tay mượt hơn cháu chia sẻ thêm.

Thân,
Giờ mới đọc pĩc này, thấy cụ nói đúng quá, f1 nhà e cũng đang ấp ủ, mà vc e thống nhất phải hết c3, vì nếu hết c2 thì nhỏ quá, đi rồi quay lại ngoài việc sốc văn hoá, cái vc e lo nhâtz là tc con và bố mẹ sẽ nhạt lắm, vì nó quen luôn cách người tây rồi, nên để c3 thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top