Em vẫn hiểu là việc người tuyển dụng đánh giá ứng viên từ việc kiện người sử dụng LĐ cũ là có thể xảy ra. Và cần nhìn nhận là nó xảy ra trong những điều kiện riêng, ví dụ với các cty của Nhật, với các ngành hẹp, với cấp độ lao động nhất định kiểu mid-senior chẳng hạn...
Đây là một rủi ro, tuy nhiên mức độ rủi ro thực tế là như thế nào? Hay, trở lại như câu hỏi trước của em, đây chỉ là lý do để làm nản lòng người đi khiếu nại hoặc lý do tự viện dẫn để tự giải thích với bản thân mình? Nếu không xác định được mức độ rủi ro mà cứ tự e ngại tự sợ thì e là người LĐ sẽ bị thiệt thòi mãi thôi. Nên ta cứ 'dọa' nhau làm gì, phỏng ạ?!
Trước đây em đã từng có còm với một trường hợp cũng trên OF như mợ đẹp
MuathuHN252 khuyên, là nên bỏ đi mà đi kiếm việc mới, nhưng là trường hợp mà cụ chủ thớt đấy đang tỏ ra cay cú. Cụ chủ thớt ở đây thì em thấy không phải là đang cay cú; không đưa thông tin về ngành nghề, loại doanh nghiệp, cấp bậc lao động... Em thấy cụ ấy đang kiểm soát thông tin tốt, khá bình tĩnh, và chỉ cần tìm hiểu thông tin. Nên em cho là cụ ấy tự đánh giá được các rủi ro liên quan.
Nói một chút về chuyện tự sợ tự ngại. Em biết những trường hợp như một bạn trong cty em rất sợ bị đánh giá này kia nên không dám hỏi những vấn đề liên quan tới quyền lợi của mình, mà chỉ là hỏi thôi. Nếu cứ tự sợ tự ngại tự dọa mình thì sẽ luôn phải ở vị thế yếu.
Người LĐ nếu không có tự tôn, không dám bảo vệ quyền lợi của mình, thì làm sao có thể trông đợi họ tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của công ty? Còn công ty mà e ngại vì người LĐ đã dám bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc khiếu kiện thì làm việc cho công ty đó cũng chứa đựng sẵn những rủi ro về quan hệ LĐ - câu này nghe rất sách vở, tuy nhiên đây là rủi ro mà tùy từng người LĐ, từng vị trí, ngành nghề mà người LĐ lại phải đánh giá rủi ro