- Biển số
- OF-396343
- Ngày cấp bằng
- 11/12/15
- Số km
- 3,690
- Động cơ
- 258,351 Mã lực
- Tuổi
- 42
Chỉ mong làm người tử tếAi cho tôi làm người lương thiện??
Chỉ mong làm người tử tếAi cho tôi làm người lương thiện??
Cụ đã đọc tác phẩm này chưa ạAi đây Cụ?
Cụ nói chuẩn, đặc sản auto chửi đúng là của Chí Phèo.Nó là đại diện cho phần lớn đàn ông Vn đấy ạ: nhậu nhẹt bê tha, suốt ngày đổ thừa, chửi đổng
Tại con vợ mơi nó đấy chứ, khác gì cô giáo Thảo đâu nhỉ?Làm gì mà xã hội xô đẩy ? Nếu cụ nhận thằng làm công mà nó len lén chịch bậy thì cụ có tố nó không ?
Đã vậy khi ra tù lại còn hãm hiếp phụ nữ thiểu năng
Bọn thiểu năng mà đọc sách văn học cũng là 1 dạng tai họa của xã hội, xét với cụ Chí thì cũng xêm xêmTrên Vietnamnet đang có luồng ý kiến "xét lại" nhân vật Chí Phèo: Đó là một hình tượng điển hình của áp bức giai cấp hay là chỉ là một thằng lưu manh giết người ?
...và tác phẩm này có nên gỡ bỏ khỏi hệ thống giáo dục ?
--------------
(1) Chí Phèo...hiếp dâm phụ nữ thiểu năng.
(2) Một đứa trẻ không cha mẹ, nhưng được XH đón nhận và cho ăn uống, việc làm...nhưng thỉnh thoảng hắn lại chịch vợ của ông chủ và sau đó quay lại giết luôn ông này.
(3) Một thằng tù lưu manh, đốt nhà, ăn vạ...bị cả làng ghét như hủi.
Kết luận: Chí Phèo không phải là một sản phẩm của XH thực dân - phong kiến gì cả vì như người như thế xã hội nào cũng có và thậm chí xã hội hôm nay còn có nhiều kẻ "man di" hơn thế nhiều. Quan điểm cho rằng xã hội thực dân- phong kiến phải chịu trách nhiệm cho nhân cách của Chí là quan điểm của mấy ông "bình lựn văn học", đó chưa chắc là quan điểm của nhà văn Nam Cao.
Chí chỉ là một kẻ vô ơn, lưu manh, hãm hiếp phụ nữ thiểu năng và giết người. Chí Phèo không nên là nhân vật được giảng dạy trong trường phổ thông.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/nen-dua-tac-pham-chi-pheo-ra-khoi-chuong-trinh-ngu-van-11-412525.html
Rõ khổ cái xh thời mạt, muốn làm người lương thiện, người tử tế mà cũng không cho
Cụ vào đây khai sáng thì nhọc cho cụ mất dồi...Chí Phèo là một nhân vật văn học nên đương nhiên được xây dựng theo ý định chủ quan và có mục đích ngay từ đầu của nhà văn.
Đồng ý Chí Phèo được khắc hoạ với vô vàn thói hư tật xấu nhưng đó là cách Nam Cao chỉ ra con đường tha hoá của một bộ phận người lương thiện dưới xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đương thời. Hình tượng Chí Phèo không chỉ có giá trị phản ánh hiện thực xã hội thời đó mà còn là minh chứng sắc nét cho quy luật có áp bức có đấu tranh vốn đúng trong mọi thời đại.
Đi ra khỏi trang sách, bao năm nay hình tượng nhân vật Chí Phèo còn đi vào cuộc sống thường ngày, xuyên qua không gian và thời gian ảnh hưởng và ám ảnh chúng ta như một " lẽ thường". Em nghĩ nhiều cụ/ mợ ở đây đều đã từng ít nhất đôi lần nhắc đến " Chí Phèo" khi nhắc đến ai đó, để so sánh, để làm thước đo cho tính cách một ai đó, cũng không ít người đã nhắc đến mối tình Chí Phèo- Thị Nở. Thế mới biết hình tượng này có sức sống lâu bền đến thế nào.
Hơn nữa suốt bao nhiêu năm qua, lịch sử lý luận phê bình văn học đều công nhận giá trị của hình tượng nhân vật Chí Phèo và những đóng góp của Nam Cao, biết bao nhà nghiên cứu, phê bình đã tốn tâm huyết và giấy mực để viết về nó, làm sáng tỏ nó, khẳng định nó. Vậy vì lý do gì đột nhiên lại đòi xem xét lại, phủ nhận lại một hình tượng văn học điển hình vốn đã được cả khoa học và đời sống thường nhật chấp nhận, đồng tình???
Đây là đôi lời thể hiện ý kiến của riêng của em và em cũng phản đối việc đưa tác phẩm này khỏi chương trình giảng dạy ở trường trung học