Người ta thường thích nói về đổi mới công nghệ trong SX ô tô. Nhưng có một chi tiết hầu như chẳng được nhắc đến bao giờ: đó là cái gạt nước. Mà thực ra cũng có một số cải tiến nhỏ.
Heiko Haupt - Netzeitung
Ít thay đổi
«Cái gạt nước đúng là đã từ rất lâu rồi rất ít được thay đổi», Hubert Paulus từ Trung tâm Kỹ thuật ADAC ở Landsberg, Bavaria. Sau đó thì có cải tiến liên quan đến bảo vệ người đi bộ: các thanh gạt được dấu kỹ hơn dưới nắp ca pô, để không tạo thêm rủi ro chấn thương khi có tai nạn. Ở xe Seat Altea thì các thanh gạt còn biến hẳn sau các thanh trụ chữ A.
Công nghệ thì hầu như vẫn vậy: một động cơ điện làm việc âm thầm ở đâu đó và thông qua các thanh dẫn đẩy các que gạt hoạt động một cách nhịp nhàng để cho các lưỡi cao su mỏng gạt nước khỏi bề mặt kính.
«Một trong các cải tiến ít ỏi là các lá gạt không dùng kim loại, mà chỉ được làm hoàn toàn bằng chất dẻo», Paulus cho biết. Lá gạt gọi là Aerotwin này được nhà SX Bosch (Stuttgart) giới thỉệu lần đầu ở IAA 1999. Trong khi các lá gạt thông thường là một hệ thống bao gồm các thanh dẫn và lá gạt bằng cao su, thì ở mẫu mới chỉ có một phần duy nhất bằng cao su. Chức năng gạt cũng được cải thiện với việc các lá gạt nằm ốp đều lên tấm kính suốt chiều dài của nó. «Trong tương lai, lá gạt không cần thanh dẫn có thể sẽ thay thế hoàn toàn các thanh gạt hiện nay», người phát ngôn của hãng Bosch Ulf-Malte Wünsch nói.
Sức bền cao
Còn một điểm cải tiến khác nữa. Ở đây điện tử cũng góp phần giữ bền cho cao su. Kẻ thù đặc biệt của các lưỡi gạt mềm chính là những tấm kính bị đóng băng cũng như việc bị giữ ở một vị trí quá lâu. Vì vậu, Audi Ingolstadt đã trang bị cho chiếc SUV Q7 mới một loạt "đồ chơi que gạt".
Thiết bị điện tử sẽ nhận biết từ nhiệt độ âm nguy cơ que gạt bị đóng băng trên bề mặt kính, và để tránh, các que gạt sẽ được đẩy lên một đoạn để chúng nằm vào phần kính được sưởi. Ngay cả trong mùa hè thì thiết bị điện tử cũng vẫn cảnh giác: nếu các lá gạt không hoạt động một thời gian dài thì chúng cũng có thể bị biến dạng do khô cứng, vì vậy Audi cho chúng hoạt động định kỳ để ngăn nguy cơ đó.
Hai động cơ
Ngay cả nguyên tắc động cơ đơn cũng đã có đối thủ. Theo Bosch thì với chiếc Phaeton của Volkswagen đã có chiếc xe hơi đầu tiên có 2 động cơ để hoạt động các thanh gạt. Các cảm biến sẽ phối hợp hoạt động của các thanh gạt với nhau. Ngoài ra, công nghệ này cũng tạo điều kiện để có thể gạt được sát ra các thanh trụ chữ A ở hai bên.
«Tới nay đã có 1/20 các mẫu xe mới của châu Âu được trang bị hệ thống hai động cơ», theo Wünsch. «Chúng tôi dự đoán rằng con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới đây.» Tuy nhiên, nguyên tắc động cơ đơn nguyên thủy vẫn sẽ còn được sử dụng lâu, nhất là trong các xe mà giá cả của chúng là rất quan trọng cho người mua.
Nguy cơ lớn nhất: đóng băng
Tuy nhiên cũng có một số vấn đề khác dễ bị coi nhẹ. Chẳng hạn như, Hubert Paulus khuyên, cần phải vệ sinh kính lái khỏi bụi bẩn, để các lá gạt có thể làm việc tốt. Vì lá gạt với thành phần nhạy cảm của nó không thích hợp để cọ những thứ như là xác côn trùng cứng ra khỏi kính lái.
Lại nói về cọ xát: nếu lá gạt gây tiếng động khó chịu, thì cũng là lúc nó đạt đến tuổi thọ, chất liệu của nó đã cứng lại rồi. Cao su không uốn theo hướng gạt nữa. Nên thay.
Tiết kiệm cũng không phải là biện pháp thích hợp để giữ lá gạt được bền. Sven Janssen, người phát ngôn của CLB Ô tô Đức (AvD) ở Frankfurt/Main cảnh báo trước việc bổ sung nước trong hệ thống gạt với cồn. «Cái đó sẽ ăn vào cao su.» Và không chỉ cao su ở lá gạt, mà cả ở các ống dẫn từ hệ thống nước gạt nữa. (dpa)
Heiko Haupt - Netzeitung
Ít thay đổi
«Cái gạt nước đúng là đã từ rất lâu rồi rất ít được thay đổi», Hubert Paulus từ Trung tâm Kỹ thuật ADAC ở Landsberg, Bavaria. Sau đó thì có cải tiến liên quan đến bảo vệ người đi bộ: các thanh gạt được dấu kỹ hơn dưới nắp ca pô, để không tạo thêm rủi ro chấn thương khi có tai nạn. Ở xe Seat Altea thì các thanh gạt còn biến hẳn sau các thanh trụ chữ A.
Công nghệ thì hầu như vẫn vậy: một động cơ điện làm việc âm thầm ở đâu đó và thông qua các thanh dẫn đẩy các que gạt hoạt động một cách nhịp nhàng để cho các lưỡi cao su mỏng gạt nước khỏi bề mặt kính.
«Một trong các cải tiến ít ỏi là các lá gạt không dùng kim loại, mà chỉ được làm hoàn toàn bằng chất dẻo», Paulus cho biết. Lá gạt gọi là Aerotwin này được nhà SX Bosch (Stuttgart) giới thỉệu lần đầu ở IAA 1999. Trong khi các lá gạt thông thường là một hệ thống bao gồm các thanh dẫn và lá gạt bằng cao su, thì ở mẫu mới chỉ có một phần duy nhất bằng cao su. Chức năng gạt cũng được cải thiện với việc các lá gạt nằm ốp đều lên tấm kính suốt chiều dài của nó. «Trong tương lai, lá gạt không cần thanh dẫn có thể sẽ thay thế hoàn toàn các thanh gạt hiện nay», người phát ngôn của hãng Bosch Ulf-Malte Wünsch nói.
Sức bền cao
Còn một điểm cải tiến khác nữa. Ở đây điện tử cũng góp phần giữ bền cho cao su. Kẻ thù đặc biệt của các lưỡi gạt mềm chính là những tấm kính bị đóng băng cũng như việc bị giữ ở một vị trí quá lâu. Vì vậu, Audi Ingolstadt đã trang bị cho chiếc SUV Q7 mới một loạt "đồ chơi que gạt".
Thiết bị điện tử sẽ nhận biết từ nhiệt độ âm nguy cơ que gạt bị đóng băng trên bề mặt kính, và để tránh, các que gạt sẽ được đẩy lên một đoạn để chúng nằm vào phần kính được sưởi. Ngay cả trong mùa hè thì thiết bị điện tử cũng vẫn cảnh giác: nếu các lá gạt không hoạt động một thời gian dài thì chúng cũng có thể bị biến dạng do khô cứng, vì vậy Audi cho chúng hoạt động định kỳ để ngăn nguy cơ đó.
Hai động cơ
Ngay cả nguyên tắc động cơ đơn cũng đã có đối thủ. Theo Bosch thì với chiếc Phaeton của Volkswagen đã có chiếc xe hơi đầu tiên có 2 động cơ để hoạt động các thanh gạt. Các cảm biến sẽ phối hợp hoạt động của các thanh gạt với nhau. Ngoài ra, công nghệ này cũng tạo điều kiện để có thể gạt được sát ra các thanh trụ chữ A ở hai bên.
«Tới nay đã có 1/20 các mẫu xe mới của châu Âu được trang bị hệ thống hai động cơ», theo Wünsch. «Chúng tôi dự đoán rằng con số này sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới đây.» Tuy nhiên, nguyên tắc động cơ đơn nguyên thủy vẫn sẽ còn được sử dụng lâu, nhất là trong các xe mà giá cả của chúng là rất quan trọng cho người mua.
Nguy cơ lớn nhất: đóng băng
Tuy nhiên cũng có một số vấn đề khác dễ bị coi nhẹ. Chẳng hạn như, Hubert Paulus khuyên, cần phải vệ sinh kính lái khỏi bụi bẩn, để các lá gạt có thể làm việc tốt. Vì lá gạt với thành phần nhạy cảm của nó không thích hợp để cọ những thứ như là xác côn trùng cứng ra khỏi kính lái.
Lại nói về cọ xát: nếu lá gạt gây tiếng động khó chịu, thì cũng là lúc nó đạt đến tuổi thọ, chất liệu của nó đã cứng lại rồi. Cao su không uốn theo hướng gạt nữa. Nên thay.
Tiết kiệm cũng không phải là biện pháp thích hợp để giữ lá gạt được bền. Sven Janssen, người phát ngôn của CLB Ô tô Đức (AvD) ở Frankfurt/Main cảnh báo trước việc bổ sung nước trong hệ thống gạt với cồn. «Cái đó sẽ ăn vào cao su.» Và không chỉ cao su ở lá gạt, mà cả ở các ống dẫn từ hệ thống nước gạt nữa. (dpa)