Với Intel và TSMC việc nghiên cứu và SX chip đó là lợi nhuận , là sự sống còn của cty . Còn đối với SMIC việc nghiên cứu và SX chip đó là nhiệm vụ chính trị của chính phủ TQ đang kỳ vọng . Cách đây vài năm ở TQ có hàng trăm cty có chứ chip đằng sau đc thành lập để hưởng những chính sách ưu đãi của chính phủ TQ nhưng hiện nay chỉ còn vài cty còn có thể trụ lại trong đó có SMIC .
Từ năm 2015 Trung Quốc đã có chính sách chạy đua trong lĩnh vực phát triển và sản xuất chip bán dẫn, coi đó là chìa khóa quyết định của chương trình đầy tham vọng “Made in China 2025”. Chương trình này đặt ra mục tiêu là đến năm 2025, Trung Quốc sẽ tự lực sản xuất 70% các bộ phận công nghệ cốt lõi, trong đó chip bán dẫn tiên tiến được coi là ưu tiên hàng đầu. TQ dự chi ngân sách lên đến 170 tỉ USD cho chương trình này . TUy nhiên ước mơ đó vẫn còn rất xa vời
Có lẽ chính chương trình Made in China 2025 này đã bộc lộ tham vọng của Tàu, khiến Mỹ cảnh giác. Dưới thời Obama Mỹ tương đối coi nhẹ tham vọng của Tàu trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng ở thời Trump, nhìn thấy tham vọng và những thành quả công nghệ của Tàu như Huawei, Mỹ trở nên cảnh giác và thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận vấn đề, từ để cho các công ty Mỹ tự do cạnh tranh với Tàu, chuyển sang đè nén kìm hãm các công ty công nghệ Tàu bằng mọi công cụ trong tay. Biden lên thay Trump không những không thay đổi gì chính sách đối phó với Tàu của Trump, thậm chí còn bồi đắp thêm.
Nếu để R&D từ đầu thì lâu, chứ TQ nó có làm như vậy đâu. Lợi thế tiền nhiều do là công xưởng của thế giới, chính phủ TQ sẽ thông qua các công ty tư nhân rài tiền thâu tóm các công ty sản xuất chip và chất bán dẫn của PT. Chính phủ Đức mà không khôn và tỉnh ra thì TQ đã nuốt luôn 2 thằng Elmos và ERS Electronic rồi. Năm ngoái thằng Sai Microelectronis thông qua công ty con dán mác Thuỵ Điển là Silex định thâu tóm Elmos nhưng bị phát hiện nên giao dịch bị chặn. Đức về cơ bản vẫn là nước sản sinh ra rất nhiều công ty sở hữu các công nghệ đỉnh của chóp của thế giới. Đội chê Đức có biết cái gì đâu cụ. Toàn xem báo mạng nên họ viết cái gì thì biết cái đó thôi.
Để nhanh chóng bắt kịp công nghệ hàng đầu thế giới, Tàu bỏ tiền ra mua cả công ty, hoặc câu người, hoặc mời gọi liên doanh mở cửa thị trường đi kèm điều kiện chuyển giao công nghệ, không được nữa thì ăn trộm.
Một ví dụ cho việc ăn trộm là trường hợp Fujian Jinhua. Jinhua được thành lập để sản xuất chip nhớ DRAM. Thế giới có 3 công ty hàng đầu về chip DRAM là Micron, Samsung và SK Hynix. Jinhua muốn mua công nghệ DRAM từ mấy ông lớn này nhưng không ai bán cả, vì 3 ông này đều sợ bị cạnh tranh. Vậy là Jinhua đi đường vòng, ký hợp đồng mua license DRAM từ công ty UMC của Đài Loan. Vấn đề là UMC chuyên làm chip logic chứ không có công nghệ chip nhớ, nên UMC câu một loạt người từ Micron, trong đó có Kenny Wang chuyên gia của Micron làm việc tại Đài Loan. Kenny sang UMC mang theo hàng trăm file bí mật công nghệ anh ta copy trộm của Micron. Micron phát hiện bị trộm, kiện cả UMC và Jinhua lên tòa ở Đài và Cali và thắng cuộc. Jinhua lúc này đã có bí mật công nghệ của Micron và đem đi đăng ký ở Tàu, đáp trả bằng cách kiện ngược Micron lên tòa án Phúc Kiến. Tòa Phúc Kiến tất nhiên bênh Jinhua, tuyên Micron ăn trộm của Jinhua, phạt cấm Micron bán hàng loạt sản phẩm tại Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Micron.
Bình thường nếu ở trường hợp này, Micron sẽ phải ngậm đắng nuốt cay mất cả bí mật công nghệ lẫn thị trường, nhưng không may cho Jinhua và may cho Micron, thời điểm đó chính quyền Trump vừa lên, đang mở thương chiến với Tàu. Một số công nghệ máy móc bắt buộc phải có để sản xuất DRAM vẫn nằm trong tay một số ít các công ty Mỹ và Nhật. Chính quyền Trump lập tức trả đũa bằng cách ban lệnh cấm Jinhua mua sản phẩm công nghệ Mỹ, Nhật làm theo Mỹ. Chỉ một thời gian ngắn sau Jinhua ngừng hoạt động và chết yểu. UMC thì may mắn hơn, đạt được thỏa thuận bồi thường với Micron và chịu một khoản phạt từ tòa Đài Loan.