Rõ là vậy rồi cụ. Giờ thực lực của các bô lão cũng xuống nhiều. Quan trọng là sức ảnh hưởng lên những người đương chức thấp. Tầm 2020 đổ về trước thì các bô lão có thể tác động mạnh đến các cuộc bỏ phiếu trong BCT. Tầm này thì khó rồi.
Muốn có lực trở lại thì các bô lão phải chờ khóa sau khi mầm non của các phái trong BCT và TƯD trưởng thành lên top quyền lực. Đợt vừa rồi để thâu tóm ghế thường vụ thì phe ông Tập cũng phải nhả ra nhiều ghế UVTW cho các phe khác.
Tập có 1 con bài cực mạnh và luôn hữu dụng là chống tham nhũng. Gần như tất cả những người đủ mạnh để phản đối Tập đều dính dáng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tham nhũng nên không dám phản đối mạnh.
Tập lên nắm quyền lúc thế và lực của Trung quốc đã ở vào đỉnh điểm, nhưng đó là bề ngoài. Còn bên trong của sự phát triển ấy tiềm ẩn rất nhiều yếu tố tiêu cực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Nhiệm vụ đặt ra với Tập không hề nhẹ hơn với Đặng Tiểu Bình năm 1977-78. Tập nhận ra điều đó và đã hành động như chúng ta thấy mấy năm qua.
Có điều theo tôi, Tập đã chọn cách tiếp cận không khôn ngoan lắm. Năm 1978 Đặng mềm dẻo và biết mình biết người, còn Tập lại quá cứng rắn và kiêu ngạo, kể cả đối nội và đối ngoại.
Tất nhiên, khi nắm trong tay 1 cơ đồ như Trung quốc 201x thì người ta khó tránh khỏi kiêu ngạo. Nhưng cái mà tôi cho là dở là, Tập kiêu ngạo năm 2014 và vẫn kiêu ngạo cho tới tận bây giờ. Như hành động công bố bản đồ vừa rồi của Trung quốc, đang lúc loạn trong thù ngoài như thế mà lại tự đổ thêm dầu vào lửa.
1 điều các cụ nên chú ý của TQ là Tập đã xác định được vị thế lãnh đạo đến cuối đời (tương tự Đặng Tiểu Bình), nên dù có rút lui trên danh nghĩa thì Tập vẫn quyết định được chính sách của TQ rất lâu. Với VN, đó vừa lợi vừa hại. Lợi là có thể dự đoán được chính sách của TQ ít nhất về trung hạn. Còn hại là với phong cách cứng rắn của Tập, VN sẽ luôn phải đề phòng 1 hành động giật cục kiểu HD981.