TQ có chính sách em cho là rất chính xác. "Để một số người giàu lên trước, sau đó kéo cả nước giàu lên theo". Nhưng vấn đề của lãnh đạo đang phải đối mặt là trả lời câu hỏi của những người bị "bỏ lại phía sau" là "bao giờ đến lượt chúng tôi giàu". Bởi vì các vùng giàu có thì tích lũy được tư bản, giáo dục tốt, cơ sở hạ tầng vượt bậc. Trong điều kiện cạnh tranh đó thì các vùng khác rất khó đuổi kịp, thậm chí khoảng cách chỉ có càng ngày càng rộng.Ở thớt trước đã đóng kín/xóa của cụ chủ em nhớ có đoạn anh nào đó nói TQ đối mặt với duy trì các siêu đô thị ven biển. Chi tiết em không nhớ lắm. Về vụ này, tổng quan em muốn các cụ nắm rõ làm sáng tỏ thêm quá trình, lợi và hại. Góc nhìn của em là:
- Sự hình thành các siêu đô thị phía đông/ven biển bắt đầu (có vẻ, không khẳng định) từ thời Đ.T.Bình. Điểm khởi đầu chắc là Thâm Quyến, mục đích tạo ra đối trọng với HK qua eo biển gần nhất, khi mà 1 bên là phồn hoa và 1 bên là dạng "làng chài". Cái mục đích ban đầu đó, gốc rễ và khả năng về kinh tế gần như không có mà tạo ra hình ảnh xã hội là chính, sau đó mới đến kinh tế. Tất nhiên cái sau đó, kinh tế đã làm cho nó hoàn thiện hơn và tạo thành điểm nhấn kinh tế chứ không phải như lúc mới khai sinh.
- Các siêu đô thị ven biển có phải là lợi nhiều hơn hại. Nó có phải là dạng "đầu tàu" của nền kinh tế không? Nó có phải là một kiểu đi từ tập trung tư bản đến tích tụ tư bản cho phát triển? Nếu không có kiểu tích tụ và tập trung này thì nền kt TQ có cơ hội chạy đua không, ngoài cái học thuyết "ẩn mình chờ thời".
- Khi tập trung phát triển phía ven biển, lại ở xuất phát điểm thấp, tất yếu có phân hóa khu vực, tầng lớp. Vậy nếu không phát triển các khu đó và dàn hàng ngang cùng tiến thì liệu ngày nay nền kt tq tiến đến mức nào.
- Quy mô đơn vị hành chính có ảnh hưởng hay không tới quyết sách quốc gia khi đẩy phát triển phía đông đi trước và rõ ràng là thành công. Nếu lắt nhắt vài trăm đơn vị hành chính ngang phân nhưng không ngang nhiều thứ rồi dắt nhau cùng tiến thì liệu có thành công không?
...
Sẽ chẳng sao nếu người dân cả nước được tự do trở thành cư dân của các siêu đô thị này và được hưởng các thành quả kinh tế, giáo dục vượt bậc nơi đây. Đáng tiếc là điều này chỉ có trong mơ. Rào cản trở thành cư dân siêu đô thị này rất cao. Thậm chí còn khó hơn kiếm quốc tịch nước ngoài. Vài trăm triệu người trở thành "công dân hạng hai" trên chính đất nước mình thì không phải là vấn đề xã hội dễ chịu.
Nói đi cũng phải nói lại, ở điều kiện của TQ khó có chính sách toàn vẹn cho việc phát triển kinh tế và công bằng xã hội cùng lúc. Họ phải giàu đủ lâu thì mới đủ nguồn lực giải quyết vấn đề này. Có điều thời gian thì không chờ đợi ai cả. Trước khi họ kịp giải quyết thì vấn đề xã hội đang trở nên nghiêm trọng nhanh hơn dự kiến rất nhiều.