- Biển số
- OF-34758
- Ngày cấp bằng
- 6/5/09
- Số km
- 1,397
- Động cơ
- 488,231 Mã lực
Nếu mua 1 em LS mình đăng ký tên công ty thì cần có tối thiểu bao nhiêu các cụ???
đăng ký Biển tỉnh nha các cụ.
đăng ký Biển tỉnh nha các cụ.
Cụ đăng ký tên công ty thì cụ được khấu trừ thuế VAT, tuy nhiên phải khấu trừ trong mấy năm thì em không nhớ ạem tưởng cái vụ vê a tê nó được hoàn lại gì đó mà...nói chung là mấy cái nhậm nhằng này em không dàn lắm nên hỏi các cụ ợ
cty nào xuất hóa đơn nhiều cần đầu vào tính chi phí thì ăn ra cụ ahnếu vậy thì đăng ký tên công ty làm gì nhỉ??? bán thì khó lại mất giá.
Cũng không lằng nhằng đâu cụ ạ, nếu mà công ty đó của riêng bác vì nó thủ tục thì như nhau (cũng hợp đồng mua bán hoặc ủy quyền ra công chứng, xuất VAT, giấy ĐKKD bản sao,) chỉ hơi lằng nhằng cho bác nào đăng ký công ty CP vì phải thêm cái biên bản họp thanh lý xe cho tất cả các thành viên hội đồng quản trị ký.Nhưng lúc bán đi cùng hơi lằng nhằng, mà VAT khấu trừ trong 1 năm có đc ko bác, hay phải 3 năm?
3/ Vấn đề đứng tên công ty hay cá nhân
a/ Lợi và bất lợi khi mua xe đứng tên công ty
* Lợi: - Được khấu trừ thuế đầu vào 10% nên công ty khỏi phải lo phần nộp thuế giá trị gia tăng
- Được hạch toán thêm chi phí khấu hao nên với những công ty nào mà lãi nhiều muốn phú phép cho nó lãi ít thì rất lợi
- Ngoài chi phí khấu hao bác còn có thể hạch toán các chi phí khác vào chi phí công ty như xăng, hóa đơn sửa xe ... (cái này cũng có chút VAT để khấu trừ)
Nói chung với công ty có báo cáo tài chính lãi nhiều mà muốn cho nó lãi ít đi thì cho cái xe vào rất lợi còn với công ty vốn đã có báo cáo tài chính ở mức "đạt yêu cầu" thì cũng không nhất thiết lắm.
* Bất lợi:
- Kế toán phải mất công hạch toán tài sản.
- Sau này muốn bán bác không thể làm giấy ủy quyền mà phải xuất hóa đơn. Lúc này giá trị chiếc xe có thể viết giảm xuống tùy "trình độ" của kế toán, phần thuế của giá trị xe xuất ra thì phải hạch toán vào thuế giá trị gia tăng phải nộp (nhưng chắc chắn ít hơn phần được khấu trừ). Lúc này người mua phải đăng ký lại ---> lại phải nộp lệ phí trước bạ nên việc bán xe khó hơn. Hoặc có cách khác là công ty bán đóng dấu cho tư nhân nhưng chưa sang tên. Trên giấy tờ xe vẫn là của công ty.
- Xe không đứng tên chủ bác nên không sướng.
- Thường làm hồ sơ vay khó hơn.
b/ Vấn đề lợi khi mang tên cá nhân thì bác có thể suy ra từ những gì em nói trên.
chuẩn k cần chỉnh kụ ạĐăng ký tên Công ty có nhiều cái lợi lắm cụ ơi: thứ nhất được khấu trừ thuế VAT 10% ( các xe ô tô được khấu trừ tối đa giá trị xe từ 1,6 tỷ đổ xuống), thứ hai là được tính khấu hao tài sản cố định ( làm tăng chi phí bớt được thuế thu nhập doanh nghiệp), thứ 3 là các cụ lấy được đầu vào hoá đơn xăng dầu làm chi phí DN. được 3 cái lợi như thế thì cái chuyện mất giá tí ti có là gì đâu cụ.
Kụ cho e xin số cầm chân với. e bị vướng mỗi quả này, đang ân hận là ngày xưa đăng ký công ty, lợi được chút nhưng giờ bán mà phải nộp trước bạ đang méo hết cả mẹt. cảm ơn kụ!Xe đứng tên công ty vẫn làm ủy quyền bình thường các cụ nhé, cụ nào không làm được thì ới em em làm cho có dấu công chứng đàng hoàng và người được ủy quyền cầm hợp đông ủy quyền này là có thể bán xe hoặc ủy quyền tiếp được ạ
Dạ. Việc này em không hiểu. Giả sử nơi công chứng đồng ý công chứng (có thể do bác quen biết, thêm tiền) nhưng trên pháp luật thì cái xe đó như thế nào?Xe đứng tên công ty vẫn làm ủy quyền bình thường các cụ nhé, cụ nào không làm được thì ới em em làm cho có dấu công chứng đàng hoàng và người được ủy quyền cầm hợp đông ủy quyền này là có thể bán xe hoặc ủy quyền tiếp được ạ
Em nghĩ là không được đâu ạ. Là công ty cụ nên mua xe mới và nên mua xe liên doanh vì có hóa đơn viết đủ 100% giá trị của xe.Các cụ chỉ giáo dùm e là mua xe cũ của cá nhân thì làm sao có hóa đơn để được đưa vào tài sản cố định các cụ nhỉ, và đời xe thấp nhất là bao nhiêu mới được khấu hao hay miễn sao có hóa đơn đều được ?
Cụ gọi cho gấu nhà em nhé : Thúy : 0984.451.154Kụ cho e xin số cầm chân với. e bị vướng mỗi quả này, đang ân hận là ngày xưa đăng ký công ty, lợi được chút nhưng giờ bán mà phải nộp trước bạ đang méo hết cả mẹt. cảm ơn kụ!
Không cần phải rắc rối như bác đâu và như thế không đúng luật. Bác cứ làm ủy quyền khi nào cần bán thì lại ra công chứng cầm theo hợp đồng ủy quyền và làm hợp đồng mua bán với người mua. Sau đó bác gọi điẹn lại cho bác A nhờ xuất VAT ra là xong ạ. Tất nhiên ủy quyền thì cũng có cái thiệt của nó là có thể khi bán xe bên A lại gây khó trong việc xuất VAT (về pháp luật là họ phải xuất nếu đã làm ủy quyền, chắc nhất là khi làm hd ủy quyền bác chèn thêm cái điều khoản khi bên B bán xe cho bên C, bên A có nhiệm vụ phải xuất VAT cho bên C mà không được đòi hỏi hay thu 1 khoản phí gì).Dạ. Việc này em không hiểu. Giả sử nơi công chứng đồng ý công chứng (có thể do bác quen biết, thêm tiền) nhưng trên pháp luật thì cái xe đó như thế nào? --> Cái này làm đúng luật ạ không cần thêm tiền đâu, trên pháp luật là trong thời hạn ủy quyền thì người ủy quyền ko còn quyền hạn với chiếc xe.
Nếu công ty chưa xuất hóa đơn thì mà làm cái ủy quyền theo bác nói có công chứng thì trên danh nghĩa cái xe đó vẫn thuộc tài sản của công ty. Kế toán nào mà bảo làm giấy ủy quyền đó xong là coi như cái tài sản đó không còn là của công ty nữa thì cho kế toán đó nghỉ việc được rồi. Trừ trường hợp kế toán này bất chấp tất cả các luật về thuế má thì em .
Việc bán xe đứng tên công ty (bên A) cho tư nhân (bên B) thì có một cách sau để tránh thuế.
Bên A sẽ làm một giấy bán xe theo kiểu luật xã hội có chữ ký, dấu của bên A xe sao cho bên mua cảm thấy đủ độ tin tưởng. Bên B sẽ cầm hết giấy tờ xe và nộp đủ tiền cho bên A. Bên A chưa xuất hóa đơn cho bên B. Bên B chỉ cần cầm đủ giấy tờ (tên công ty) là có thể đi đứng bình thường, nhưng khi gặp công an thì chỉ trình giấy tờ với tư cách công ty, không đưa cái giấy bán xe ra.
- Vậy về mặt pháp lý thì cái xe này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên A. Kế toán vẫn có thể hạch toán xăng dầu, chi phí như là nó vẫn còn ở công ty.
- Về mặt xã hội thì công ty chả dám đòi chiếc xe đấy vì đã có giấy bán xe cho bên mua. Tất nhiên mua bán kiểu này thì 2 bên cũng phải tin tưởng nhau chút.
Bên A sẽ được lợi là vẫn hạch toán xăng, dầu vào chi phí và chưa phải hạch toán số tiền VAT viết ra cũng như khoản tiền từ việc bán xe trên HĐ. Bên mua được lợi là tạm thời chưa phải nộp lệ phí trước bạ. Nếu một ngày nào đó bên B cần bán xe cho bên C thì vẫn phải gặp bên A chứ bên B chưa có đủ quyền bán. Khi đó việc mua bán lại diễn ra như lần đầu. Viết giấy bán từ A --> C và hủy cái giấy từ A-B.
Sau này khi giá trị xe giảm nhiều thì bên A có thể xuất HD nếu bên mua có yêu cầu. Tất nhiên lúc này bên mua phải nộp lệ phí trước bạ nhưng sẽ ít hơn và khi đó bên A có thể xuất HĐ với giá trị rất thấp để hưởng lợi. Trong quá trình bên A bán mà chưa xuất HĐ cũng hưởng lợi từ việc hạch toán chi phí của chiếc xe.
Xe đứng tên công ty vẫn làm ủy quyền bình thường các cụ nhé, cụ nào không làm được thì ới em em làm cho có dấu công chứng đàng hoàng và người được ủy quyền cầm hợp đông ủy quyền này là có thể bán xe hoặc ủy quyền tiếp được ạ