Cái này em có nói ở
đây rồi. Em copy lại nhé:
Mã:
3/ Vấn đề đứng tên công ty hay cá nhân
a/ Lợi và bất lợi khi mua xe đứng tên công ty
* Lợi: - Được khấu trừ thuế đầu vào 10% nên công ty khỏi phải lo phần nộp thuế giá trị gia tăng
- Được hạch toán thêm chi phí khấu hao nên với những công ty nào mà lãi nhiều muốn phú phép cho nó lãi ít thì rất lợi
- Ngoài chi phí khấu hao bác còn có thể hạch toán các chi phí khác vào chi phí công ty như xăng, hóa đơn sửa xe ... (cái này cũng có chút VAT để khấu trừ)
Nói chung với công ty có báo cáo tài chính lãi nhiều mà muốn cho nó lãi ít đi thì cho cái xe vào rất lợi còn với công ty vốn đã có báo cáo tài chính ở mức "đạt yêu cầu" thì cũng không nhất thiết lắm.
* Bất lợi:
- Kế toán phải mất công hạch toán tài sản.
- Sau này muốn bán bác không thể làm giấy ủy quyền mà phải xuất hóa đơn. Lúc này giá trị chiếc xe có thể viết giảm xuống tùy "trình độ" của kế toán, phần thuế của giá trị xe xuất ra thì phải hạch toán vào thuế giá trị gia tăng phải nộp (nhưng chắc chắn ít hơn phần được khấu trừ). Lúc này người mua phải đăng ký lại ---> lại phải nộp lệ phí trước bạ nên việc bán xe khó hơn. Hoặc có cách khác là công ty bán đóng dấu cho tư nhân nhưng chưa sang tên. Trên giấy tờ xe vẫn là của công ty.
- Xe không đứng tên chủ bác nên không sướng.
- Thường làm hồ sơ vay khó hơn.
b/ Vấn đề lợi khi mang tên cá nhân thì bác có thể suy ra từ những gì em nói trên.
Việc đứng tên công ty hay cá nhân không phải lúc nào cũng lợi đâu ạ. Nhiều khách hàng mua xe còn có những suy nghĩ ngớ ngẩn là không lấy hóa đơn VAT thì được giảm tiền thuế. Em
khách hàng. Cũng có kiểu khách hàng (khá nhiều) khi mua xe gạ một công ty nào đó đứng tên và bảo chia đôi tiền thuế VAT được khấu trừ. Em cũng xin
những khách hàng kiểu này. Việc đăng ký tên công ty được khấu trừ 10% thuế và một số lợi ích khác là thật nhưng cái lợi mang lại không phải là công ty được lợi một món 10% đó đâu.