[Funland] "chém cha không bằng pha tiếng"

Ối Giời Ơi

Xe tăng
Biển số
OF-312425
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
1,787
Động cơ
258,500 Mã lực
Nhại giọng , nhại tiếng này phải nói đến bọn hề sĩ , quanh đi quẩn lại suốt ngày lôi cái kiểu nhại giọng dân Quảng Nam vào để cố tình gây cười . Nhiều đến nỗi mà cảm thấy chương trình nào cũng thấy bọn chúng dùng mảng miếng này
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,170
Động cơ
396,392 Mã lực
Nhiều người đến học vấn với xuất thân hoặc thậm chí năm sinh còn đổi được thì tiếng có là cái gì. Chả có gì phải bàn luận cả. Quyền của người ta. Kể cả người ta lựa chọn đổi quốc tịch cũng là lựa chọn của riêng người ta thôi.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
488
Động cơ
130,046 Mã lực
Tuổi
33
Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường
 

_Minh_Nguyen_

Xe máy
Biển số
OF-727284
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
57
Động cơ
74,373 Mã lực
Tuổi
40
Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường
Sống lâu năm ở một địa phương, sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói của người dân nơi đó. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên.
 

hungeverest

Xe điện
Biển số
OF-32800
Ngày cấp bằng
2/4/09
Số km
3,003
Động cơ
2,319,193 Mã lực
Nói đến vấn đề này nhậy cảm lắm, thôi e đi ra. E cũng đi khắp hết các vùng rồi, nói mọi người cũng vẫn hiểu và mọi người nói e cũng cố gắng nghe để hiểu.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,131
Động cơ
548,499 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em viết đoạn này:

"Công dân mạng lại ồn lên vụ nhại tiếng, bọn phân biệt kỳ thị vùng miền m.õm vuông lại tiếng bấc tiếng chì, lại bỉ bôi, lại xúc xiểm, rộn hết làng.
Câu thành ngữ: "Chém cha không bằng pha tiếng" lại được trích xuất sử dụng, để bật lại bọn m.õm vuông nhại giọng. Nhưng có vẻ khá nhiều người hiểu chưa đúng về câu nói thậm xưng này.
Câu đó không chỉ dành cho các đối tượng chuyên nhại giọng, bắt chước thổ ngữ địa phương khác vì các lý do khác nhau, kể cả lý do châm chọc, chế giễu ngữ âm của người khác. Câu này thường dùng khi các tiền nhân cảnh báo, răn đe các tha nhân hậu bối khi tha hương không được quên tiếng mẹ đẻ, không được làm pha tạp thổ ngữ nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Việc giữ gìn tiếng nói, thổ ngữ địa phương cũng là cách giữ gìn bản sắc quê hương và làm giàu có thêm kho tàng ngôn ngữ dân tộc, vốn đa sắc màu và chứa đựng các lớp trầm tích văn hoá, được tiếp nối và truyền thừa qua các thế hệ. Nó thể hiện phông văn hoá, tư duy và bản lĩnh mỗi tha nhân, cũng là cách làm giàu có thêm tâm hồn con dân Việt.
Trong khi thế giới văn minh đang đua nhau học tập để trở thành công dân quốc tế, tiến tới một thế giới đa sắc thái, đa văn hoá trên một nền tảng văn minh phổ quát, thì vẫn nẩy nòi ra các thành phần lỗi gien kỳ thị vùng miền. Chúng tự xây ra các "chuồng trại"; các "khu cách ly văn hoá" để giam hãm bản thân vào các vùng tăm tối nhất.
Thật đáng thương! Và còn tệ hại hơn cả "chém cha"


Còn PGS - TS Phạm Văn Tình trên báo Lao động lại giải thích khác, và có vẻ rất nhiều người hiểu theo nghĩa này:

"Hẳn là những ai ý thức được ý nghĩa của lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày đều hiểu rất rõ giá trị của câu tục ngữ này.
Với người Việt, việc tự dưng ai đó lôi tên bố mẹ mình ra để chửi rủa thì đó quả là xúc phạm lớn lao (vì tên tuổi cha mẹ, ông bà, người thân... luôn luôn là một biểu tượng thiêng liêng, cần tôn kính, chỉ được nhắc lại một cách trang trọng). Ấy vậy mà việc “chửi cha” kia vẫn không bằng việc ai đó lại cố tình “pha tiếng” của họ. Pha tiếng ở đây là gì và câu tục ngữ trên có ý nghĩa thế nào? Trong “Từ điển tục ngữ Việt” (NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2010), Nguyễn Đức Dương đã giải thích câu này là: “Chửi cha (người ta) cũng chẳng làm họ khổ tâm bằng cố nhại giọng nói của họ. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Nhại giọng người ta còn tệ hơn là chửi cha của chính họ”. (tr.225)

Nhại giọng người khác có khi là để trêu chọc vui đùa, nhưng nhiều khi (mà đây mới là vấn đề đáng nói) người ta cố tình nhại giọng để chế giễu, dè bỉu... Khi nhại, người ta cố tình nhắc lại cách phát âm (một vài từ hoặc vài câu) của đương sự bằng cách đay lại, với dụng ý làm rõ nét khu biệt âm thanh của ai đó so với nét chuẩn đang tồn tại. Đó là sự khác biệt của biến thể phương ngữ so với ngôn ngữ một vùng miền nào đấy (mà thường là so với ngôn ngữ toàn dân).

Hành vi “pha tiếng” bằng cách cố tình nhái giọng thổ ngữ của người khác rõ ràng là rất đáng trách, phải hết sức thận trọng. Nếu không rất có thể từ hành động này sẽ dẫn đến sự phản ứng bất thường, thậm chí nguy hiểm. Bởi vì sản phẩm lời nói của mỗi người chính là sự thể hiện rõ nhất cốt cách, nét riêng biệt... của họ. Ta đưa ra chế giễu là chạm vào lòng tự trọng của họ.

Tôi đã có lần chứng kiến một cuộc ẩu đả “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của một nhóm bạn, khi anh nọ giễu nhại lại câu nói của anh kia: “Ai chả biết, “thời khảng chiển cha mi là du cứt, ngủ lẫn với ròi (thời kháng chiến cha mi là du kích, ngủ lẫn với ruồi)”. Những lời nói như vậy, nhiều khi còn “ác độc” hơn cả một câu chửi. Hãy cẩn thận, dân gian từng có câu “lời nói đọi máu” mà!

Thế mà lạ thay, lại có người cố tình tìm cách “pha tiếng” để làm thân. Tôi có một lần đi công tác cùng với một anh bạn về vùng Hà Tĩnh. Tôi vô cùng ngạc nhiên là khi trở lại quê, thăm bà con làng xóm, anh bạn tôi đột nhiên trở giọng, nói đặc sệt giọng Can Lộc - Hà Tĩnh, vừa nặng vừa mang âm sắc miền Trung. Anh ta cố tình hạ giọng trầm, luyến láy cách phát âm với các bà, các cụ... cứ y như một chàng trai Nghệ Tĩnh chính hiệu.

Nhận ra sự ngỡ ngàng của tôi, anh bạn nọ giải thích rằng, anh cố tình làm như vậy để tạo nên sự hoà đồng với bà con họ tộc. Chứ cứ nói giọng Hà Nội “nhẹ nhàng cơn gió thoảng” thì e rằng lạc điệu quá, tạo khoảng cách, dễ xa nhau mà mất đi sự thân thiết. Tôi nghe và càng nghe càng thấy không ổn. Thứ nhất, là dù có cố công luyện giọng đến mấy, anh bạn tôi cũng không tài nước bắt chước được giọng vùng quê Can Lộc thứ thiệt này. Nó có nét riêng và đó là nét “độc tôn” của họ.

Nghe anh nói, về âm sắc thì “cọc cạch” còn về từ ngữ thì “tréo ngoe” ầm ầm. Bởi vẫn đang tồn tại một khối lượng từ vựng khá lớn không hoàn toàn giống với ngôn ngữ toàn dân (mà Hà Nội đang được coi là tiêu biểu). Không chỉ “mô, chi, răng, rứa” mà còn “mụ, mự, nỏ, chộ, trôốc, rôộc, chấp vả...” và rất nhiều từ ngữ khác là “đặc sản” của vùng này (mà với một thanh niên lớn lên, xa quê từ tấm bé, anh sẽ rất khó có khả năng nhập tâm trong vài ba tháng chứ chưa nói đến vài ba ngày).

Thứ hai, sự cố tình “lên gân” thái quá một cách nói trong cộng đồng ngôn ngữ khá lạ lẫm đã làm cho ngôn từ của anh ta trở nên “dở dơi dở chuột”. Nó mất hẳn sự tự nhiên vốn có mà trở nên gượng gạo, khó nghe. Thành ra, ngay cả những người vô tâm nhất cũng dễ dàng nhận ra anh chàng kia đang “đóng kịch” với dân làng. Không có gì vô duyên hơn là đóng kịch ngôn từ. Nó lạc lõng, vô hồn và mất hẳn sự sinh động vốn có của ngôn ngữ đời thường. Tôi im lặng nghe anh nói mà phát ngán. Chà, “yêu nhau như thế đúng là bằng mười phụ nhau”.

Lại có mấy cô sinh viên trẻ trung xinh đẹp, mới ở quê lên học và ra chợ Hà Nội mặc cả mua hàng. Dù các nàng cố tình bắt chước theo giọng nói Thủ đô (chắc để khỏi lạc điệu và hy vọng mấy bà bán hàng khỏi bắt chẹt) thì cũng chỉ vài ba câu thôi là mẹo kia bị lộ tẩy. Giá cứ trao đổi bình thường bằng chất giọng các cô thường nói (từ “Hà Tây quê lụa” hay từ “Nghệ Tĩnh quê choa”) thì còn nghe được. Đằng này, sự uốn éo “làm duyên” kia chẳng khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”. Các bà bán hàng “sành sỏi” ở chợ Cầu Giấy hay Thanh Xuân... vẫn cứ thản nhiên “chém” các nàng (mà có khi còn thẳng tay chém mạnh hơn). Bởi qua cách hành xử ngôn từ vụng về đó, họ đã nhận ra các cô em này đang bị “quê hai lần quê”.
PGS TS PHẠM VĂN TÌNH


Theo các lão nạp thì cách hiểu như thế nào là đúng hơn?

Em cũng bắt gặp mấy tút chia sẻ trên FB cái bài viết châm biếm sự nói ngọng và phương ngữ của các anh bồ đội hay người hỗ trợ mua hàng trong đợt dịch.

Em nghĩ nó chỉ như các cụ ta hay gọi là tếu táo không đúng lúc và một kiểu chọc cười thiếu văn hóa thôi. Chưa đủ nâng tầm để gán ghép với chuyện "chửi cha pha tiếng".

Tác giả của kiểu chọc cười thô thiển ấy thực ra không có dụng tâm gì đáng để quy kết thành to chuyện như là phân biệt vùng miền phân biệt văn hóa. Chỉ đơn giản như mấy trò dựng chuyện câu viu nhảm nhí trên mạng hàng ngày thôi. Bởi thế, giống như cục phân trong lúc chưa được dọn dẹp thi ai thấy nấy tránh, kệ nó đi là tự nó chết. Chứ nâng tầm cục phân gán cho nó nào thì phân biệt vùng miền, nào thì chia rẽ khối mất đoàn kết dân tộc thì lại thành vinh dự cho nó quá.

Nếu mà bàn về chửi cha pha tiếng, em quê Cuốc Oai ngày xưa đi học đã từng oánh nhau toác đầu với thằng bên cạnh nó trêu mình lúc hát Cuốc ca đến đoạn "Bước chân rốn vàng trên đường gấp ghếnh xà". Thằng ấy mà thời bây giờ, nhẽ phải bỏ nước mà đi chứ không thì chết đòn.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,131
Động cơ
548,499 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tiểu thí chủ e thấy nói về nhại tiếng hợp lý hơn. Chứ nói về giữ gốc nghe dống ban tiên dáo, khiên cưỡng có sự cố ý lái.
Lý do là chém cha (chửi cha) của đối thủ, thì tương ứng cũng phải pha tiếng của đối thủ ^^
Còn nếu với 1 thằng dám chém / chửi cha thì . nó ko nghĩ đc đến vc giữ cội nguồn. Ko ai đi khuyên bảo loại này cạ ^^ nó lại chém chết toi.

"Chửi cha không bằng pha tiếng" ý là bị người khác nhại tiếng để trêu chọc mình thì ức còn hơn nó réo tên cha mình lên nó chửi.

Gốc tích của cái hèm này là ở chỗ cư dân nông nghiệp tổ tiên chúng mình ngày xưa mặc dù tụ tập trên một vùng châu thổ khá là rộng so về mật độ dân cư nhưng lại bị chia tách thành nhiều các cộng đồng nhỏ hơn do các điều kiện khách quan về cư trú và di dân. Có trường hợp hai thôn trong cùng một làng mà tiếng nói khác nhau về âm tiết âm vực. Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. Bởi thế thanh niên làng này nhại tiếng thanh niên làng kia là cả một câu chuyện, oánh nhau toác xác chứ không phải đùa.

Thời bây giờ nước mình cụng huề rơm chổ, xã hội phẳng đét như cái bánh tráng cộng thêm mạng mẽo các thứ dẫn tới đã cởi mở hòa đồng hơn rất nhiều ngày xưa. Sự chửi cha pha tiếng chỉ còn là trò đùa hơi kém văn hóa tí thôi chứ không còn nặng nề như xưa kia tư duy làng xã phân biệt cát cứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
8,143
Động cơ
848,931 Mã lực
Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường
Nếu cụ vào SG trong 1 thời gian dài, cụ sẽ ko ghét như thế đâu.
Nếu cụ phải giao tiếp nhiều vs người MN, nhất là làm ở mảng kinh doanh, dịch vụ....cụ ko nói theo phương ngữ ấy thì giao dịch sẽ rất mất thời gian để nhắc đi nhắc lại ý mình muốn nói, phải giải thích rất lằng ngoằng....Chính vì thế, người Bắc buộc phải hòa nhập để thích nghi vs người địa phương, Và ngược lại, khi người MN ra ngoài Bắc sinh sống cũng phải làm theo cách này.
Như tôi, chỉ là người gốc Bắc, lúc còn làm GV, thời gian đầu khi đọc cho HS viết bài, chúng viết sai bét nhè. Ví dụ, từ "quốc gia" chúng cứ viết thành "cuốc gia"...chỉnh mãi mà ko đc, sau phải đọc thành "quấc gia" như giọng MN mới ổn.
 

Hainam86

Xe tải
Biển số
OF-788357
Ngày cấp bằng
24/8/21
Số km
205
Động cơ
27,689 Mã lực
Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường
Có khi Cụ cũng có biểu hiện của sự kỳ thj cực đoan :)) :)):))
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,431
Động cơ
0 Mã lực
Ngôn ngữ pha tạp là chuyện bình thường.

Anh-Mỹ còn chê nhau ầm ầm.

2 chắc chắn là nhiều hơn 1 :D
 

Nhoclnga

Xe máy
Biển số
OF-547010
Ngày cấp bằng
22/12/17
Số km
57
Động cơ
160,031 Mã lực
Nơi ở
tp HCM
người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.
 

telefunken

Xe tải
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
488
Động cơ
130,046 Mã lực
Tuổi
33
Có khi Cụ cũng có biểu hiện của sự kỳ thj cực đoan :)) :)):))
Vầng cụ , có lẽ phải chỉnh lại , nhưng ngày xưa bật TV lên nghe mấy nhân vật dạy nấu cơm với tay siêu mẫu Bình Minh gì đó nói , nghe được vài câu muốn tắt , giọng rất nhá nhem , kiểu xăng pha nhớt
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Vầng cụ , có lẽ phải chỉnh lại , nhưng ngày xưa bật TV lên nghe mấy nhân vật dạy nấu cơm với tay siêu mẫu Bình Minh gì đó nói , nghe được vài câu muốn tắt , giọng rất nhá nhem , kiểu xăng pha nhớt
Công nhận.
Em người khu 3 đét đèn đẹt, hội bạn em hay la cà cũng vậy, thời gian ở Nam nhiều hơn ở Bắc nhiều mà không có ai pha tiếng, xưa bé giờ vẫn vậy, có vài danh từ đổi như chén bát heo lợn... nhưng vẫn giữ giọng Bắc. Chả có lý do gì mà phải nói khác đi. Em rất không thích pha tiếng kiểu ăn ăn em em (anh anh em em), em chắc hội này có tính khí làm màu, dẻo mỏ.
Tuy nhiên theo em, vd làm giáo viên thì nên đổi một chút cho dễ nghe dễ hiểu, vì một số vùng nói có âm vực nghe như đang giận dữ... hét như bị rắn cắn.
 

lehahai

Xe tăng
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
1,022
Động cơ
214,285 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mỗi khi vào các miền trong từ ĐN trở vào. Mỗi khi trò chuyện E hay đệm theo những câu nói vùng miền của họ. Ko phải E có ý trêu đùa hay dèm pha giọng hay tiếng của họ. Nhưng E lại hay có thói quen ấy. Thằng E đi cùng E lại hay phê bình E về chuyện này. Nó nói rằng chém cha ko bằng pha tiếng. Như vậy là dễ ăn đòn blabla...
E cảm nhận của mình khi nói theo tiếng của họ có cái gì đó gần gũi và thân thuộc hơn. Ko biết có nên như vậy ko hay nên tránh
Không nên, cứ là mình mà triển.
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Nếu cụ vào SG trong 1 thời gian dài, cụ sẽ ko ghét như thế đâu.
Nếu cụ phải giao tiếp nhiều vs người MN, nhất là làm ở mảng kinh doanh, dịch vụ....cụ ko nói theo phương ngữ ấy thì giao dịch sẽ rất mất thời gian để nhắc đi nhắc lại ý mình muốn nói, phải giải thích rất lằng ngoằng....Chính vì thế, người Bắc buộc phải hòa nhập để thích nghi vs người địa phương, Và ngược lại, khi người MN ra ngoài Bắc sinh sống cũng phải làm theo cách này.
Như tôi, chỉ là người gốc Bắc, lúc còn làm GV, thời gian đầu khi đọc cho HS viết bài, chúng viết sai bét nhè. Ví dụ, từ "quốc gia" chúng cứ viết thành "cuốc gia"...chỉnh mãi mà ko đc, sau phải đọc thành "quấc gia" như giọng MN mới ổn.
Giống em khi vào of cũng cố hết sức dùng những từ địa phương mà đa số người đọc sẽ hiểu để viết chứ ngoài đời mà nói như vậy thì lại có nhiều người không hiểu :))
 
Biển số
OF-782297
Ngày cấp bằng
2/7/21
Số km
261
Động cơ
33,770 Mã lực
Tuổi
55
Ông chủ thớt hiểu sai cmnr. Giải nghĩa như ông thichduthu mới đúng.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
"Chửi cha không bằng pha tiếng" ý là bị người khác nhại tiếng để trêu chọc mình thì ức còn hơn nó réo tên cha mình lên nó chửi.

Gốc tích của cái hèm này là ở chỗ cư dân nông nghiệp tổ tiên chúng mình ngày xưa mặc dù tụ tập trên một vùng châu thổ khá là rộng so về mật độ dân cư nhưng lại bị chia tách thành nhiều các cộng đồng nhỏ hơn do các điều kiện khách quan về cư trú và di dân. Có trường hợp hai thôn trong cùng một làng mà tiếng nói khác nhau về âm tiết âm vực. Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. Bởi thế thanh niên làng này nhại tiếng thanh niên làng kia là cả một câu chuyện, oánh nhau toác xác chứ không phải đùa.

Thời bây giờ nước mình cụng huề rơm chổ, xã hội phẳng đét như cái bánh tráng cộng thêm mạng mẽo các thứ dẫn tới đã cởi mở hòa đồng hơn rất nhiều ngày xưa. Sự chửi cha pha tiếng chỉ còn là trò đùa hơi kém văn hóa tí thôi chứ không còn nặng nề như xưa kia tư duy làng xã phân biệt cát cứ.
Nếu như cụ nói "Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. " Thì em thấy vữn, vữn giữ được đấy có mất đi đâu mà no :D. Chửi nhau tóe khói vùng miền ở of đấy thây.:P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top