[Funland] "chém cha không bằng pha tiếng"

Honghen2008

Xe container
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
9,557
Động cơ
462,677 Mã lực
Sống lâu năm ở một địa phương, sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói của người dân nơi đó. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên.
Nhầm rồi Cụ, có ngừoi họ sống rất lâu trong Nam nhưng vẫn nói hoàn toàn giọng Bắc, cái chính là phụ thuộc vào con ngừoi đó thôi. Thấy thích nói tiếng Bắc pha nam nên nói thôi.
 

hd-vt

Xì hơi lốp
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,267
Động cơ
323,107 Mã lực
Tuổi
58
Nhầm rồi Cụ, có ngừoi họ sống rất lâu trong Nam nhưng vẫn nói hoàn toàn giọng Bắc, cái chính là phụ thuộc vào con ngừoi đó thôi. Thấy thích nói tiếng Bắc pha nam nên nói thôi.
Người Bắc vào Nam năm 54, sắp được thế kỷ mà một số vữn giọng Bắc nhé vd vùng Đông Nam bộ.
Còn vào một số tỉnh Tây Nam bộ xịn, thì nhiều người chuyển hẳn sang giọng địa phương. Vì cc Tây Nam bộ mới là phân biệt giọng nói.
 
Chỉnh sửa cuối:

manhbin1004

Xe hơi
Biển số
OF-786981
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
157
Động cơ
28,536 Mã lực
Tuổi
33
E ra HN học và lv cũng mười mấy năm nhg vẫn nói giọng Nghệ, tất nhiên mình cũng điều chỉnh từ ngữ và nói chậm lại. Thi thoảng có đồng nghiệp hỏi sao k chỉnh lại cho giống giọng Bắc, còn bạn bè thì chẳng thấy đứa nào ý kiến gì. E giao tiếp với khách hàng cũng ít khi họ phải hỏi lại, nhg ví dụ đi mua hàng ở chợ hay shop rất hay bị nhân viên bán hàng hỏi lại vì k nghe rõ. Cho nên e nghĩ có khi mình nói chỉ là 1 phần, 1 phần là bên kia có để ý nghe mình hay k, và khác biệt về tiếng địa phương nhiều khi chỉ là cái lý do cho sự phân biệt thôi.
 

Cải đắng

Xe tải
Biển số
OF-709396
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
241
Động cơ
187,356 Mã lực
Em thì muốn pha thì pha, muốn nhại thì nhại, em nghe hiểu được là được.
Còn nói thì em luôn cố dùng từ phổ thông cho dễ nghe (mà quê em một phần dp địa điểm, một phần giờ đọc sách đọc báo, xem thời sự nhiều nên ít dùng từ rặt địa phương lắm).
Lên fb thấy người ta làm hò, vè bằng giọng quê em đọc chỉ thấy buồn cười.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,097
Động cơ
557,973 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nếu như cụ nói "Đặc biệt hơn nữa là xã hội quân chủ Nho giáo Việt Nam khuyến khích sự co cụm của đơn vị hành chính hạt le...à nhầm.. hạt nhân làng xã. Mỗi làng xã như một pháo đài riêng biệt, ngầm kình địch với làng xã bên cạnh. " Thì em thấy vữn, vữn giữ được đấy có mất đi đâu mà no :D. Chửi nhau tóe khói vùng miền ở of đấy thây.:P

Vâng, có nhẽ giờ vẫn thế. Có khác chăng là cách thể hiện ra bên ngoài thôi.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Em cũng bắt gặp mấy tút chia sẻ trên FB cái bài viết châm biếm sự nói ngọng và phương ngữ của các anh bồ đội hay người hỗ trợ mua hàng trong đợt dịch.

Em nghĩ nó chỉ như các cụ ta hay gọi là tếu táo không đúng lúc và một kiểu chọc cười thiếu văn hóa thôi. Chưa đủ nâng tầm để gán ghép với chuyện "chửi cha pha tiếng".

Tác giả của kiểu chọc cười thô thiển ấy thực ra không có dụng tâm gì đáng để quy kết thành to chuyện như là phân biệt vùng miền phân biệt văn hóa. Chỉ đơn giản như mấy trò dựng chuyện câu viu nhảm nhí trên mạng hàng ngày thôi. Bởi thế, giống như cục phân trong lúc chưa được dọn dẹp thi ai thấy nấy tránh, kệ nó đi là tự nó chết. Chứ nâng tầm cục phân gán cho nó nào thì phân biệt vùng miền, nào thì chia rẽ khối mất đoàn kết dân tộc thì lại thành vinh dự cho nó quá.

Nếu mà bàn về chửi cha pha tiếng, em quê Cuốc Oai ngày xưa đi học đã từng oánh nhau toác đầu với thằng bên cạnh nó trêu mình lúc hát Cuốc ca đến đoạn "Bước chân rốn vàng trên đường gấp ghếnh xà". Thằng ấy mà thời bây giờ, nhẽ phải bỏ nước mà đi chứ không thì chết đòn.
Dân hiểu sai là bình thường, nhưng tầm GS - TS mà giải thích sai thì khá buồn cười.
Từ khi mới 10 tuổi em đã được giải thích rất kỹ câu nói này, dù em ở HN, và không có ý định thiên di xa xứ.
Pha tiếng là bị lẫn phương ngữ nơi khác, pha tiếng là không còn giữ được thổ ngữ bản địa, không giữ đươc bản sắc quê cha đất tổ. Pha tiếng không thể đồng nghĩa với "nhại tiếng"được. Nhại tiếng là do người ngoài cố ý, pha tiếng là lỗi do chính mình...
Các cụ hay có lối ví von thậm xưng. Chửi/chém cha được coi là đại bất hiếu, vẫn không thấm gì với việc bị pha tiếng.
Giải thích như ông tiến sỹ kia e rằng sai hết lời các cụ dạy
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Nhại giọng , nhại tiếng này phải nói đến bọn hề sĩ , quanh đi quẩn lại suốt ngày lôi cái kiểu nhại giọng dân Quảng Nam vào để cố tình gây cười . Nhiều đến nỗi mà cảm thấy chương trình nào cũng thấy bọn chúng dùng mảng miếng này
Bọn hề sĩ nhại giọng pha trò, dân nghe vẫn cười hô hố mà cụ
Các ca sĩ cả nước vẫn "nhại giọng" hát giọng Hà Nội, cũng không thấy ai cảm thấy xúc phạm như chửi cha.
Nhại giọng khác với pha tiếng cụ ạ
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Nhiều người đến học vấn với xuất thân hoặc thậm chí năm sinh còn đổi được thì tiếng có là cái gì. Chả có gì phải bàn luận cả. Quyền của người ta. Kể cả người ta lựa chọn đổi quốc tịch cũng là lựa chọn của riêng người ta thôi.
Quan điểm các cụ thời hủ nho khác quan điểm thời nay cụ ạ
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Em rất ghét giọng bắc pha nam của mấy người bắc sống trong SG , nay có thớt này mới được nói ra . Còn chuẩn giọng bắc hay nam hay xứ nghệ em đều thấy bình thường
Nhiều người bắc 54 vẫn giữ được giọng Bắc chuẩn từ ngữ điệu đến từ ngữ, kể cả sau này sang Mỹ già sắp đóng hộp vẫn y xì giọng quê hương.
Cái này là bản lĩnh đấy
Nói ko có ý phân biệt vùng miền, nhưng người Tàu, người HN, Thanh - Nghệ - Tĩnh làm tốt nhất
 

telefunken

Xe buýt
Biển số
OF-657598
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
506
Động cơ
129,497 Mã lực
Tuổi
32
Giọng vùng miền nào thuần chất em đều thấy có cái hay của nó , chỉ cần khi nói đừng lạm dụng từ địa phương , từ địa phương thì chỉ dùng với nhau còn khi nói chuyện với người khác thì không nên dùng vì họ sẽ không hiểu
Tương tự , một số nơi mà viết và phát âm xa nhau nhiều quá thì phải nói chậm để người nghe có thể hiểu được , ví dụ địa phương nào nói cái xế độp thì nên nói chậm để người nơi khác gắng dịch là họ muốn nói cái xe đạp , tương tự một số vùng không phát âm chuẩn được các từ có đuôi uôi ,oai ...vv vì em đã nhầm cái kiếm thành cái kim khi họ nói quá nhanh . Khi xảy ra việc này thì phía người nói là có lỗi
còn việc phân biệt vùng miền do nói nặng nói nhẹ ở âm điệu thì định kiến thuộc về người nghe , cái này cũng khá phổ biến và em phản đối việc này
Quay lại chủ đề thớt , có bài thơ Đường khá hay mà em vẫn nhớ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
 
Chỉnh sửa cuối:

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.
Cụ trẻ ăn nói mất dạy quá, và rất hồ đồ tôn thất học
"Chửi/chém cha không bằng pha tiếng" là 2 dị bản có thật ngoài đời
 

hdv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-3740
Ngày cấp bằng
12/3/07
Số km
3,406
Động cơ
588,202 Mã lực
Ngày trước có thằng em chuyển vào SG sinh sống. Nó vào được 6 tháng thì nhà cháu vào chơi. Đến lúc bảo nó :"mày cho tao mượn cái bát", nó trợn tròn mắt ra vẻ ko hiểu. Mới sực nhớ trong đó gọi là chén nên sửa lại là mượn cái chén. Rồi nghĩ ức quá chửi nó một trận rồi đi về. Móa, mới có 6 tháng mà nó quên sạch tiếng HN chắc?
Loại này là a dua a đòi chứ không hiểu cái gì.

Lắm bố lớn rồi đi sinh sống ở vùng khác ra cái vẻ quên hết tiếng địa phương. Chỉ trẻ con mới bị pha tiếng khi đến ở vùng đất khác trong thời gian đầu, người trưởng thành thì không bao giờ. Sài gòn rất nhiều dân bắc vào sinh sống. Họ vẫn giữ được giọng bắc trong khi thế hệ con cháu họ nói giọng nam đặc sệt.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
E ra HN học và lv cũng mười mấy năm nhg vẫn nói giọng Nghệ, tất nhiên mình cũng điều chỉnh từ ngữ và nói chậm lại. Thi thoảng có đồng nghiệp hỏi sao k chỉnh lại cho giống giọng Bắc, còn bạn bè thì chẳng thấy đứa nào ý kiến gì. E giao tiếp với khách hàng cũng ít khi họ phải hỏi lại, nhg ví dụ đi mua hàng ở chợ hay shop rất hay bị nhân viên bán hàng hỏi lại vì k nghe rõ. Cho nên e nghĩ có khi mình nói chỉ là 1 phần, 1 phần là bên kia có để ý nghe mình hay k, và khác biệt về tiếng địa phương nhiều khi chỉ là cái lý do cho sự phân biệt thôi.
Chúc mừng cụ giữ được bản sắc quê hương
Nhưng đúng ra thời hội nhập thì cũng nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông cho dễ giao tiếp.
Thớt này em chỉ muốn phân tích ý nghĩa đúng của câu thành ngữ trên mà thôi, cái này là hủ nho thời xưa mà
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Loại này là a dua a đòi chứ không hiểu cái gì.

Lắm bố lớn rồi đi sinh sống ở vùng khác ra cái vẻ quên hết tiếng địa phương. Chỉ trẻ con mới bị pha tiếng khi đến ở vùng đất khác trong thời gian đầu, người trưởng thành thì không bao giờ. Sài gòn rất nhiều dân bắc vào sinh sống. Họ vẫn giữ được giọng bắc trong khi thế hệ con cháu họ nói giọng nam đặc sệt.
Từ "pha tiếng" dễ hiểu như vậy mà nhiều người vẫn hiểu sai cụ nhỉ?
Các cụ ngày xưa hủ nho, khắt khe câu nệ và mang tính cục bộ địa phương nên dạy con cháu hơi quá.
 

obi

Xe tăng
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
1,861
Động cơ
-71,797 Mã lực
Ngày xưa ở bộ đội hay đánh nhau nhất vì chuyện này.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,728
Động cơ
566,456 Mã lực
Ngày xưa ở bộ đội hay đánh nhau nhất vì chuyện này.
Không đúng, bộ đội hay nhại tiếng, đọc thơ vè chế giễu quê của nhau cho vui, ít khi xô xát vì chuyện này.
Nhưng oánh nhau vì vùng miền, vì đồng hương là có
Lính khi huấn luyện toàn cùng quê thì phang lẫn nhau, sau này tách ra các đơn vị đủ lính các vùng quê khác nhau thì lại có trò bảo vệ đồng hương. Cơ mà nguyên nhân vô vàn, không phải từ nhại giọng đâu
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,722
Động cơ
7,314 Mã lực
người ta đúng câu tục Ngữ là " Chửi Cha không bằng pha tiếng" ông thớt chế cháo thành "Chém Cha" Chửi Cha là hành động rất là bất hiếu của nghịch tử khó dạy rồi. ở đây có tư tưởng "Chém cả Cha" thì trời đất không dung thứ. Ông cũng thuộc dạng chế cháo chả tốt lành gì mấy đứa pha tiếng.
Em nghĩ chửi/chém cha là hành động của người khác vào cha ông kia chứ ko phải 1 ông chửi/chém cha của chính ông ấy.

Tuy nhiên, ai cũng có quyền hiểu theo cách hiểu riêng.
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Bemagauvn

Xe điện
Biển số
OF-727839
Ngày cấp bằng
3/5/20
Số km
2,403
Động cơ
-178,267 Mã lực
Quan điểm của em,
Câu “ Chửi cha không bằng pha tiếng “ mang ý nghĩa pha tiếng “ nặng nề “ với người nghe như mức độ “ chửi cha “, chứ không so sánh được bằng hay không bằng ở đây được.
Các cụ ngày xưa bóng gió nhiều chứ không đào sâu hơn như tác giả cố tình phân tích, hơn kém sao mà biết được, buồn cười!
Những cái ví dụ khác của cụ tiến sĩ cũng linh tinh, vì nó thuần tuý là cách chơi chữ xúc phạm vùng miền chứ không phải là “ pha “. Nó không thường xuyên nên không đại diện gì ở đây hết. Có lúc cụ tiến sĩ còn nhầm “ nhại “ với “ pha “, khác nhau hoàn toàn.
Vụ mua bán ngoài chợ Cầu Giấy lại càng vui, vì tác giả chả hiểu ccm gì về giọng Hn cả, và bản chất của câu chuyện cũng không liên quan pha tiếng hay mợ bán chợ bắt thóp cái gì. Nói chung gượng gạo, “ tôi từng nghe “, “ tôi đã từng thấy “…😮💨.
Còn thì cụ nào ở Hn lâu thì thấy, người Hn thật ra không giỏi bắt chước giọng vùng miền, phần lớn không thể cũng không hiểu tại sao. Chứ không phải bản lĩnh như cụ Huy nâng tầm.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,288
Động cơ
876,373 Mã lực
Từ "pha tiếng" dễ hiểu như vậy mà nhiều người vẫn hiểu sai cụ nhỉ?
Các cụ ngày xưa hủ nho, khắt khe câu nệ và mang tính cục bộ địa phương nên dạy con cháu hơi quá.
Ngôn ngữ là để giao tiếp!
Nói đến lần 2 người ta mới hiểu là có vấn đề, nếu đã biết chỗ khác biệt ngôn từ giữa 2 địa phương thì nên sửa để phù hợp khi giao tiếp đỡ mất thời gian của nhau.
Ví dụ: cân - ký; bút - viết; còi - kèn; phanh - thắng…
Em giao tiếp với các bạn khắp mọi miền đất nước chả thấy vấn đề gì với việc dùng phương ngữ. Đừng cố đổi giọng là được.
Nói chuyện vui trên sóng VHF nhà em, 2 phi công với không lưu nói tiếng Anh với nhau - cuối cùng cà khịa bằng tiếng Việt cho nhanh. Tình huống khẩn cấp cần xác nhận mà cứ ề à: Let me check… mất mịa nó 30s cuộc đời vẫn chưa xác nhận được :))

Các cụ phải nghĩ rộng ra: giờ mình ra nước ngoài - có khác gì các cụ pha giọng ngôn ngữ của họ đâu! Còn quanh quẩn xó bếp thì thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,097
Động cơ
557,973 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Dân hiểu sai là bình thường, nhưng tầm GS - TS mà giải thích sai thì khá buồn cười.
Từ khi mới 10 tuổi em đã được giải thích rất kỹ câu nói này, dù em ở HN, và không có ý định thiên di xa xứ.
Pha tiếng là bị lẫn phương ngữ nơi khác, pha tiếng là không còn giữ được thổ ngữ bản địa, không giữ đươc bản sắc quê cha đất tổ. Pha tiếng không thể đồng nghĩa với "nhại tiếng"được. Nhại tiếng là do người ngoài cố ý, pha tiếng là lỗi do chính mình...
Các cụ hay có lối ví von thậm xưng. Chửi/chém cha được coi là đại bất hiếu, vẫn không thấm gì với việc bị pha tiếng.
Giải thích như ông tiến sỹ kia e rằng sai hết lời các cụ dạy
"Chém cha không bằng pha tiếng" là dị bản của "Chửi cha không bằng pha tiếng", hoặc ngược lại. Bởi thế có thể có vài cách hiểu khác nhau. Nhưng bản "Chửi....." thông dụng hơn bản "Chém" lão ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top