Chạy xe khi gần hết xăng. Lợi hay hại??

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,359
Động cơ
596,573 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
Rất nhiều người, thậm chí cả các tài xế kinh nghiệm, cho rằng việc chạy xe đến giọt xăng cuối cùng cũng là chuyện bình thường, không đáng ngại. Tuy nhiên, thói quen này sớm hay muộn sẽ kết thúc bằng lần viếng thăm bất đắc dĩ đến trạm sửa chữa.






Hậu quả nặng nề nhất là các xe trang bị hệ thống đánh lửa điện tử. Bơm nhiên liệu bằng điện của xe có thể hỏng trước thời hạn rất sớm. Trong điều kiện làm việc bình thường, nó được làm mát bằng lượng nhiên liệu chạy qua, còn khi làm việc với bình xăng gần trống rỗng, khả năng cháy sớm sẽ tăng lên rất cao. Không loại trừ khả năng bơm bắt đầu bơm không khí trước cả khi đèn báo hết xăng sáng lên. Ví dụ như nếu xăng chỉ còn quá ít, khi lên dốc hay vào cua gấp, xe sẽ bị thiếu xăng, chết máy bất ngờ. Ngoài ra, nguy cơ lọt bụi bẩn từ đáy bình xăng đã cạn vào hệ thống bơm nhiên liệu và hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng với việc lọc bị nghẹt và không khí lọt vào, áp suất trong đường dẫn nhiên liệu sẽ giảm. Kết quả là động cơ bắt đầu hắt xì hơi mất công suất và nói chung là chết máy. Lái xe trong tình trạng như vậy rất xễ xảy tra những tình huông bất ngờ, dẫn đến tai nạn do không xử lý kịp. Tuổi thọ đối với hộp số tự động cũng giảm đáng kể nếu thường xuyên phải chạy trong tình trạng thiếu xăng. Các xe gắn động cơ diesel cũng chẳng hứa hẹn gì tốt đẹp khi phải chạy trong tình trạng bình nhiên liệu đã cạn. Không khí lọt vào bơm cao áp sẽ tăng độ mài mòn của hệ thống nhiên liệu. Nếu bạn để xe cạn nhiên liệu vào buồng tối thì có khả năng không nổ được vào sáng hôm sau là chuyện không có gì ngạc nhiên, nhất là khi trời lạnh.

Nói tóm lại, để tránh những hậu quả đáng tiếc, tốt nhất luôn giữ cho bình nhiên liệu trên xe không còn ít quá 1/4 so với bình thường. Thấp hơn mức này sẽ bắt đầu phạm vi của vùng mạo hiểm….

Còn nếu trường hợp xe chết máy vì hết nhiên liệu giữa đường?

Trong thành phố thì không đáng lo ngại, dù không gần trạm xăng thì cũng đã có đội quân bán nhiên liệu lẻ có thể thấy trên mỗi con đường. Nhưng nếu có sự cố xảy ra khi trên xa lộ ngoài thành phố, khi còn cách trạm nhiên liệu gần nhất vài cây số hay xa hơn thì sao? Đầu tiên là không nên quá tuyệt vọng, nhất là các xe có chế hoà khí. Trên nguyên tắc thì trong bình sẽ phải còn từ 3 - 4 l xăng. Hãy kiếm một túi nilon chắc chắn, nếu không có thì một quả bóng bay (hay một bao cao su cũng được). Đổ vào đó khoảng 1l dung dịch bất kỳ, buộc chặt miệng nắp. Đầu dây buộc chặt vào cổ bình xăng. Mức xăng trong bình sẽ được nâng lên. Dùng tay bơm xăng và nổ máy. Việc còn lại ở trạm xăng gần nhất là cẩn thận kéo thiết bị tự tạo ra ngoài, đổ đầy xăng và tiếp tục lên đường.


(Nguồn:GTMB)
 

Dũng Khọm

Xe điện
Tưởng nhớ
Người OF
Biển số
OF-6
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
2,880
Động cơ
611,692 Mã lực
Tuổi
48
Nơi ở
127 lò đúc
HUYNHC240 nói:
Dùng tay bơm xăng và nổ máy. Việc còn lại ở trạm xăng gần nhất là cẩn thận kéo thiết bị tự tạo ra ngoài, đổ đầy xăng và tiếp tục lên đường.


(Nguồn:GTMB)
Trước kia lúc tập lái = xe đểu thì bơm xăng = tay là chuyện nhỏ,nhưng mà bây giờ xe ít đểu hơn 1 tý thì bơm xăng = tay ở đâu bác ợ ?
 

chakuchak

Xe buýt
Biển số
OF-31
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
686
Động cơ
589,678 Mã lực
Nơi ở
Home sweet home
Website
www.annstore.vn
Vụ này em dính một lần rồi, đến cửa cây xăng thì tèo hẳn, vợ cả ngồi ỳ trên xe mặt hằm hằm còn mình thì nhảy xuống ủn đít thêm 1m nữa cho vào đến đúng cột bơm
 

SaigonAuto

Xe máy
Biển số
OF-125
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
77
Động cơ
581,880 Mã lực
Nhiều pác cứ phải đúng cây xăng Wen mới chịu vào đổ, cho nên nhiều khi rơi vào tình huống hết... xăng...
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
nếu chỉ đi trong thành phố thì em đổ xăng khi kim chạm vạch đỏ (trong bình vẫn còn khoảng 15l). nếu đi đường dài, cứ khi nào còn 1/3 bình là em đổ ngay cho chắc ăn, trừ những quãng đường mình đã quá quen. chẳng hạn như em thường chạy 1 lèo từ QUảng trị về HN mà không đổ xăng dọc đường.
 

unik

Xe buýt
Biển số
OF-81
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
544
Động cơ
587,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở bên Úc này thì em cứ chờ hôm nào xăng rẻ thì em tạt vào đổ, kể cả khi xăng còn 3/4 bình. Ở nhà khi đi xa thì cứ đến thành phố, tỉnh nào có xăng 95 là em đổ, thường là khi bình xăng còn 1/3 hoặc 1/2 cho chắc ăn.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Con FE của em thì kể cả hết vạch cuối cùng thì trong bình vẫn còn 11 lít nữa, chạy được cỡ gần 100 km. Thế nên bắt đầu chạm vạch cuối cùng em mới đi đổ dầu. Đầy bình của em là 71 lít, thông thường là em đổ khoảng 60 lít 1 lần.

Đi xe dầu thích nhất là ít phải vào cây xăng, mỗi lần xe của em đổ đầy phải chạy được gần 600 km.
 

PX 150E

Xe đạp
Biển số
OF-213
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
22
Động cơ
581,120 Mã lực
noza nói:
Đi xe dầu thích nhất là ít phải vào cây xăng
:D :D :D

Bác nói chí phải! Đi xe dầu phải thường vào "Cây Dầu" chứ... :P Như PX 150E nhà em đây, phải thường vào "Cây Xăng Pha Nhớt"!
 

SpecX7426

Xe tăng
Biển số
OF-64
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,728
Động cơ
600,012 Mã lực
Nơi ở
t/p HCM
E thì cứ khi nào đèn xăng báo vàng thì tiện lúc nào E đổ lúc đấy! Đúng là E chỉ toàn đổ xăng ở dốc Bác Cổ thôi ạ! Xe E được 55l, đổ đầy bình, đi được 400km trong thành phố là đèn báo, chắc vẫn còn 15l nữa mới đến đèn báo xăng đỏ!
 
Biển số
OF-19
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
2,544
Động cơ
578,751 Mã lực
Em cũng như bác Awake, ở thành phố còn chủ quan được. Chứ đi đường dài nên cẩn thận đổ trước, nhiều khi không gặp cây xăng thì vui phết đấy.
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
HUYNHC240 nói:
Rất nhiều người, thậm chí cả các tài xế kinh nghiệm, cho rằng việc chạy xe đến giọt xăng cuối cùng cũng là chuyện bình thường, không đáng ngại. Tuy nhiên, thói quen này sớm hay muộn sẽ kết thúc bằng lần viếng thăm bất đắc dĩ đến trạm sửa chữa.



Hậu quả nặng nề nhất là các xe trang bị hệ thống đánh lửa điện tử. Bơm nhiên liệu bằng điện của xe có thể hỏng trước thời hạn rất sớm. Trong điều kiện làm việc bình thường, nó được làm mát bằng lượng nhiên liệu chạy qua, còn khi làm việc với bình xăng gần trống rỗng, khả năng cháy sớm sẽ tăng lên rất cao. Không loại trừ khả năng bơm bắt đầu bơm không khí trước cả khi đèn báo hết xăng sáng lên. Ví dụ như nếu xăng chỉ còn quá ít, khi lên dốc hay vào cua gấp, xe sẽ bị thiếu xăng, chết máy bất ngờ. Ngoài ra, nguy cơ lọt bụi bẩn từ đáy bình xăng đã cạn vào hệ thống bơm nhiên liệu và hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng với việc lọc bị nghẹt và không khí lọt vào, áp suất trong đường dẫn nhiên liệu sẽ giảm. Kết quả là động cơ bắt đầu hắt xì hơi mất công suất và nói chung là chết máy. Lái xe trong tình trạng như vậy rất xễ xảy tra những tình huông bất ngờ, dẫn đến tai nạn do không xử lý kịp. Tuổi thọ đối với hộp số tự động cũng giảm đáng kể nếu thường xuyên phải chạy trong tình trạng thiếu xăng. Các xe gắn động cơ diesel cũng chẳng hứa hẹn gì tốt đẹp khi phải chạy trong tình trạng bình nhiên liệu đã cạn. Không khí lọt vào bơm cao áp sẽ tăng độ mài mòn của hệ thống nhiên liệu. Nếu bạn để xe cạn nhiên liệu vào buồng tối thì có khả năng không nổ được vào sáng hôm sau là chuyện không có gì ngạc nhiên, nhất là khi trời lạnh.

Nói tóm lại, để tránh những hậu quả đáng tiếc, tốt nhất luôn giữ cho bình nhiên liệu trên xe không còn ít quá 1/4 so với bình thường. Thấp hơn mức này sẽ bắt đầu phạm vi của vùng mạo hiểm….

Còn nếu trường hợp xe chết máy vì hết nhiên liệu giữa đường?

Trong thành phố thì không đáng lo ngại, dù không gần trạm xăng thì cũng đã có đội quân bán nhiên liệu lẻ có thể thấy trên mỗi con đường. Nhưng nếu có sự cố xảy ra khi trên xa lộ ngoài thành phố, khi còn cách trạm nhiên liệu gần nhất vài cây số hay xa hơn thì sao? Đầu tiên là không nên quá tuyệt vọng, nhất là các xe có chế hoà khí. Trên nguyên tắc thì trong bình sẽ phải còn từ 3 - 4 l xăng. Hãy kiếm một túi nilon chắc chắn, nếu không có thì một quả bóng bay (hay một bao cao su cũng được). Đổ vào đó khoảng 1l dung dịch bất kỳ, buộc chặt miệng nắp. Đầu dây buộc chặt vào cổ bình xăng. Mức xăng trong bình sẽ được nâng lên. Dùng tay bơm xăng và nổ máy. Việc còn lại ở trạm xăng gần nhất là cẩn thận kéo thiết bị tự tạo ra ngoài, đổ đầy xăng và tiếp tục lên đường.


(Nguồn:GTMB)
một vài kiến thức trong bài sưu tầm này cần phải được đánh chánh
( có lẽ tác giả của bài viết đã không có những kiến thức căn bản về oto , còn người sưu tầm thì bê nguyên xi lên_ đây cũng là tình trạng phổ biến trong các 4R nặng về KT)

1/Hệ thống đáng lửa điện tử rất ít mối liên hệ với bơm nhiên liệu một cách trực tiếp. Nếu có sự liên hệ nào thi đó là những liên hệ theo dạng :"phản hồi dương" thông qua ECU để phối hợp với bơm xăng cho quá trình đánh lửa

2/cháy sớm???!!! nghĩ hòai hổng ra , hổng hiểu có phải vì tác giả cho rằng bơm nhiên bơm không khí lên không???!!! chỗ này cần làm rõ Bơm nhiên liệu đa phần đều cấu tạo dạng bơm chân không hoặc Bơm Bánh Răng, Những lọai bơm này tạo được áp lực cao , nhưng nhứt thiết phải có chất lỏng được điền đầy các khoang của cánh bơm mới có tác dụng, nếu không nó sẽ bị tình trạng " Air" trống gió không đẩy nhiên liệu đi được , nên việc đưa không khí vô hệ thống là khó

3/chịu không hiểu họ muốn nói đến bộ phận nào trên oto???

Những bài mang tánh kỹ thuật mà nhiều tác giả viết "Phi Kỹ thuật", đọc chỉ lo rằng cái sự "phi KT" đó nó ảnh hưởng đến những người khác , phỏng ạh!!!
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Có lẽ tác giả bài này kg rành về KT ô tô. Theo tôi hiểu thì ông ta đang nói đến cái bơm điện (kg biết có tử kg) nằm trong thùng xăng. Nó được làm mát bằng ... xăng và vì gắn trong thùng nên họng hút của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng xăng có trong thùng khi xăng gần cạn(đầy - vơi; nghiêng - dồn góc...) => khả năng làm việc của bơm bị ảnh hưởng sự cân bằng xe là tất nhiên.

Về cháy sớm?
Tôi kg rõ ý tác giả nhưng CQ tôi đã gặp trường hợp cháy tiếp điểm bơm xăng. Chuyện là, một buổi sáng khi đề xe kg thấy nổ; cánh lái xe tìm một lúc thì phát hiện ra bơm xăng bị hư. Lụi cụi hút xăng, hạ thùng xăng, tháo bơm xăng ra thì tá hỏa vì thấy phần nhựa và tiếp điểm nối dây điện từ ngoài vào bơm xăng (tất cả nằm trong thùng xăng) bị cháy đen. (thế mà Sếp kg tèo mới lạ - Đúng ra nó phải cháy -> nổ như bom rồi chứ?).
Sau khi CQ báo bản hãng; dù xe hết hạn bảo hành nhưng bản hãng tức tốc đổi ngay một bơm mới và xin thu hồi bơm cũ để gửi về quí Quốc nghiên cứu. Tuy vậy, từ đó đến nay vẫn kg có 1 lời hồi âm. (có khi Sếp LD còn được gắn bắc đẩu bội tinh do ỉm được một sự cố bất thường; nếu kg bản hãng phải thu hồi xe trên cả..... thế giới thì bỏ mịa).
 
Chỉnh sửa cuối:

Niva4WD

Xe tải
Biển số
OF-30
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
293
Động cơ
585,600 Mã lực
Quả thật cái bài này rất thiếu, không nói là chuyên môn xe cộ, mà là chuyên môn biên tập của cái tạp chí đã đăng. Chắc không phải của GTMB mà họ cũng chỉ đăng lại của thằng nào đó.
 

tuan508

Xe tải
Biển số
OF-198
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
421
Động cơ
584,791 Mã lực
polar bear nói:
Có lẽ tác giả bài này kg rành về KT ô tô. Theo tôi hiểu thì ông ta đang nói đến cái bơm điện (kg biết có tử kg) nằm trong thùng xăng. Nó được làm mát bằng ... xăng và vì gắn trong thùng nên họng hút của nó sẽ bị ảnh hưởng bởi lượng xăng có trong thùng khi xăng gần cạn(đầy - vơi; nghiêng - dồn góc...) => khả năng làm việc của bơm bị ảnh hưởng sự cân bằng xe là tất nhiên.

Về cháy sớm?
Tôi kg rõ ý tác giả nhưng CQ tôi đã gặp trường hợp cháy tiếp điểm bơm xăng. Chuyện là, một buổi sáng khi đề xe kg thấy nổ; cánh lái xe tìm một lúc thì phát hiện ra bơm xăng bị hư. Lụi cụi hút xăng, hạ thùng xăng, tháo bơm xăng ra thì tá hỏa vì thấy phần nhựa và tiếp điểm nối dây điện từ ngoài vào bơm xăng (tất cả nằm trong thùng xăng) bị cháy đen. (thế mà Sếp kg tèo mới lạ - Đúng ra nó phải cháy -> nổ như bom rồi chứ?).
Sau khi CQ báo bản hãng; dù xe hết hạn bảo hành nhưng bản hãng tức tốc đổi ngay một bơm mới và xin thu hồi bơm cũ để gửi về quí Quốc nghiên cứu. Tuy vậy, từ đó đến nay vẫn kg có 1 lời hồi âm. (có khi Sếp LD còn được gắn bắc đẩu bội tinh do ỉm được một sự cố bất thường; nếu kg bản hãng phải thu hồi xe trên cả..... thế giới thì bỏ mịa).
đọc xong bài của bác Gấu em sợ quá, biết có dám lên xe tiếp hay ko nữa ... :-#
 

cuncon^^

Xe đạp
Biển số
OF-21461
Ngày cấp bằng
22/9/08
Số km
29
Động cơ
497,690 Mã lực
thật là khổ:'( lần sau các bác đi phải chú ý đến một tý, không đang đi lên dốc nửa chừng mà hết xăng thì khổ đấy.:ohmy:
 

tiger

Xe tăng
Biển số
OF-5931
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
1,973
Động cơ
562,673 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
http://img470.imageshack.us/img470/8021/img0743z4mu.jpg
........ (hay một bao cao su cũng được). Đổ vào đó khoảng 1l dung dịch bất kỳ, buộc chặt miệng nắp. Đầu dây buộc chặt vào cổ bình xăng. Mức xăng trong bình sẽ được nâng lên. Dùng tay bơm xăng và nổ máy. Việc còn lại ở trạm xăng gần nhất là cẩn thận kéo thiết bị tự tạo ra ngoài, đổ đầy xăng và tiếp tục lên đường.


(Nguồn:GTMB)
Quả này cực hay; trên xe luôn cần có vài cái bao cao su; phòng cho cả xe, cả xế :21::21::21:
Cụ nào lỡi bị gấu phát hiện có BCS thì cũng có cách giải thích cực kỳ khoa học.
@ Riêng em thấy ko nên chạy cố, nhỡ ra hết sạch thì mỏi lắm
 

pham ngoc chau

Xe buýt
Biển số
OF-19492
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
597
Động cơ
508,060 Mã lực
bài viết rất bổ ích. thank bac (b)(b), em dat vote cho cụ đới
 

SantaFe_MLX

Xe buýt
Biển số
OF-21256
Ngày cấp bằng
18/9/08
Số km
605
Động cơ
503,780 Mã lực
Nhà em ở giữa 2 cây xăng. Đi đường nào thì cũng phải qua 1 cây :)) Chẳng bao giờ để vợ bị khát :P
 

Lada1207

Xe tăng
Biển số
OF-7806
Ngày cấp bằng
7/8/07
Số km
1,395
Động cơ
999,048 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu Nại Hà
nếu chỉ đi trong thành phố thì em đổ xăng khi kim chạm vạch đỏ (trong bình vẫn còn khoảng 15l). nếu đi đường dài, cứ khi nào còn 1/3 bình là em đổ ngay cho chắc ăn, trừ những quãng đường mình đã quá quen. chẳng hạn như em thường chạy 1 lèo từ QUảng trị về HN mà không đổ xăng dọc đường.
còn nhiều thế sao Bác, nghĩ chỉ 1 nửa chỗ đó thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top