RIP gia đình nạn nhân.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả như này mà phần lớn nhà ống nói riêng và nhà không ống nói chung thường hay gặp phải:
1. Tình hình an ninh phức tạp khiến nhà nào cũng phòng vệ quá mức cần thiết dẫn đến không có lối thoát khi có sự cố.
2. Ngày nay, tình làng nghĩa xóm đã trở nên là một cái gì đó rất xa xỉ. Hàng xóm không thân thiện, đèn nhà nào rạng nhà đó. Họ không có được tiếng nói chung, không có sự hợp tác, không tin tưởng nhau nên giữa hai nhà liền kề không thiết lập lối thoát hiểm chung...
Giải quyết được hai vấn đề này thì sẽ hạn chế đáng kể được các vụ tai nạn tương tự.
PS: Em chỉ nói thực trạng chung của xã hội chứ không có ý ám chỉ GĐ nạn nhân hay bất cứ một cụ mợ nào nhé.
Trộm nó cũng phải nhìn nhà nó mới trộm bác ạ.
Nói 1 cách đơn giản, giờ cửa hàng kinh doanh nào cũng lắp máy thanh toán thẻ , tiền trong nhà chỉ để vài triệu, còn lại ở ngân hàng hết thì trộm nó cũng tự biết khả năng có vào chỗ ấy cũng chả được bao tiền ( trộm nó cũng phải ngó nghiêng địa bàn trước chán mới thực hiện).
Nhiều người cứ mang trong mình những nỗi sợ vô hình mà cứ thích để tiền và tài sản quý trong nhà nên tự tạo nguy hiểm cho mình . Thành thật khuyên các cụ nào mà còn tự tạo nỗi sợ cho mình ( nhỡ có biến, nhỡ ngân hàng sập ... này nọ) thì bỏ đi, giờ không phải thời bao cấp hay cái thời mông muội đâu.
Tầng tum cũng vậy, như nhà em cũng có tầng tum nhưng em làm hẳn 1 cái cửa sắt, bên ngoài cửa sắt còn có 1 cái thang để leo ra ngoài. Bình thường khóa cửa bằng cái khóa chống trộm ( cái loại mà chỉ cần tra nhầm chìa là nó kêu như còi cấp cứu cháy nhà ). Chỉ khóa 1 khóa thôi. Chìa cả nhà ai cũng có .
Tiền thì trộm mà vào nhà em moi khắp nhà, kể cả mở két thì cũng may ra moi được 10 củ. Tiền mặt không bao giờ em dự trữ nhiều trong nhà, giờ ATM đầy đường, rút khác cây mất ít tiền phí chả đáng mà nó tiện.
Mấy việc đơn giản này là cách giảm nguy cơ đấy, chứ cứ biến nhà mình thành cái lô cốt bất khả xâm phạm thì khéo tự chôn mình trước khi chôn trộm!