[Funland] Cháu em bị tự kỷ

chenyouxing

Xe buýt
Biển số
OF-338113
Ngày cấp bằng
10/10/14
Số km
582
Động cơ
281,151 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này có lẽ là do gien chứ ngoại cảnh, môi trường sống thì chỉ tác động thêm hoặc 1 phần nhỏ tới bệnh hay tính cách trẻ.
Không biết công nghệ Triple test, NIPT, có giải quyết và tìm ra đc gien lỗi hay đột biến làm trẻ tự kỷ ko
gọi là lỗi gen cho dễ hình dung thôi chứ e thấy giống lỗi phần mềm hơn là phần cứng, kiểu nhiều tế bào thần kinh nó tập trung hết ở 1 vùng kiểu IQ ấy, nên khả năng liên kết vùng đấy nó vượt trội hẳn lên, học cái gì đó nhanh và tập trung (hơi hướng thiên tài) nhưng các vùng khác (chủ yếu là cảm xúc và giao tiếp) thì các liên kết rời rạc, dạy mãi không được
 

Xe bọ xít

Xe container
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
9,073
Động cơ
548,181 Mã lực
gọi là lỗi gen cho dễ hình dung thôi chứ e thấy giống lỗi phần mềm hơn là phần cứng, kiểu nhiều tế bào thần kinh nó tập trung hết ở 1 vùng kiểu IQ ấy, nên khả năng liên kết vùng đấy nó vượt trội hẳn lên, học cái gì đó nhanh và tập trung (hơi hướng thiên tài) nhưng các vùng khác (chủ yếu là cảm xúc và giao tiếp) thì các liên kết rời rạc, dạy mãi không được
Cũng có lý, bt thì các nhóm thần kinh xử lý đều, còn với trẻ tự kỷ thì chỉ 1 vùng thần kinh đc xử lý,
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,213
Động cơ
140,509 Mã lực
Tuổi
22
hàng xóm nhà e cũng có con tự kỉ. giờ lớn 16-17 tuổi. thỉnh thoảng nó phi sang nhà e ném cả cái cáy máy tính xuống rồi rú ấm lên sau chạy mất. rồi con mac buc của bố nó thì ném xuống đường qua cửa sổ như cơm bữa. phải chứng kiến mới thấy sợ và nguy hiểm ạ :(
Cái đấy là Bệnh tâm thần chính thức rồi còn gì bác.

Gần nhà tôi có 1 cháu tương tự vậy.
Hồi trước, có 1 lần hàng xóm tôi, 1 bác sĩ, đang sửa ô tô, máy vẫn nổ, còn ảnh đang ngồi trong nhà, ngay bên cạnh xe, mài dũa gì đó.
Cháu kia đi qua, nhảy phắt vô đạp ga. Mà nó vô được số mới tài.
Xe lao thủng 1 cái cửa kéo của hàng xóm khác.

Khổ bà mẹ, lại phải lụi cụi đền cái cửa (ông bác sĩ thì không bắt đền cái xe).
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
459
Động cơ
73,570 Mã lực
Đàn ông không mãn kinh nhưng vẫn suy giảm testerone và suy giảm sinh lý cụ ơi. Ngoài 50 là sinh lý cũng xuống lắm rồi rối loạn cương dương trên bảo dưới không nghe rồi Chẳng thế mà các cụ trên này chia sẻ chú 🐦 giờ chỉ để đi lái cụ ơi kkk 🤣 Mà em không hiểu Ý cụ lắm việc mãn kinh của phụ nữ thì liên quan gì tới bệnh tự kỷ của trẻ em
Em hiểu thì đàn ông đi gieo giống nên tuổi cao vẫn có con được, còn phụ nữ thì đóng vai trò chăm sóc thế hệ sau, mãn kinh để chăm sóc tốt hơn. Nên em mới hỏi các cụ là có trường hợp nào cha mẹ vứt con cho ông bà chăm bị tự kỷ chưa ấy ?
 

thudoll88

Xe điện
Biển số
OF-674210
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,154
Động cơ
114,192 Mã lực
Em hiểu thì đàn ông đi gieo giống nên tuổi cao vẫn có con được, còn phụ nữ thì đóng vai trò chăm sóc thế hệ sau, mãn kinh để chăm sóc tốt hơn. Nên em mới hỏi các cụ là có trường hợp nào cha mẹ vứt con cho ông bà chăm bị tự kỷ chưa ấy ?
Vẫn có nhưng không nên cụ nhé cha già con cọc cha 60 tuổi rồi con vẫn học cấp hai cấp ba hay ho gì đâu. Hơn nữa tuổi thọ đàn ông trung bình ngắn hơn phụ nữ lắm Bệnh nền rồi chẳng may qua đời lúc đấy con vẫn chưa trưởng thành hẳn. Với cả chất lượng tinh trùng sau tuổi 40 cũng dễ gây dị tật cho thai nhi hơn. Việc vứt con cho ông bà thì không phải là nguyên nhân chính gây ra tự kỷ
 

duytrong

Xe lăn
Biển số
OF-41559
Ngày cấp bằng
25/7/09
Số km
11,352
Động cơ
536,215 Mã lực
hàng xóm nhà e cũng có con tự kỉ. giờ lớn 16-17 tuổi. thỉnh thoảng nó phi sang nhà e ném cả cái cáy máy tính xuống rồi rú ấm lên sau chạy mất. rồi con mac buc của bố nó thì ném xuống đường qua cửa sổ như cơm bữa. phải chứng kiến mới thấy sợ và nguy hiểm ạ :(
Nó tàn phá nhiều thế hệ gia đình cơ, rồi mai kia bố mẹ già yếu ai quản cho, lúc đấy lại khổ anh em nó…nghĩ đến đã hãi rồi cho nên em rất quyết tâm chữ cho cháu và nói thẳng chỉ khi nào mọi biện pháp bí tay thì mới đầu hàng, còn có thể nghèo mà cháu thoát tự kỷ thì cũng chấp nhận cụ ạ.
 

langriser

Xe tải
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
459
Động cơ
73,570 Mã lực
Vẫn có nhưng không nên cụ nhé cha già con cọc cha 60 tuổi rồi con vẫn học cấp hai cấp ba hay ho gì đâu. Hơn nữa tuổi thọ đàn ông trung bình ngắn hơn phụ nữ lắm Bệnh nền rồi chẳng may qua đời lúc đấy con vẫn chưa trưởng thành hẳn. Với cả chất lượng tinh trùng sau tuổi 40 cũng dễ gây dị tật cho thai nhi hơn. Việc vứt con cho ông bà thì không phải là nguyên nhân chính gây ra tự kỷ
Bác hiểu sai ý em rồi, mà phải ngược lại, vứt con cho ông bà nuôi mới không bị tự kỷ đó bác, vì chức năng của ông bà là nuôi cháu.
 

chenyouxing

Xe buýt
Biển số
OF-338113
Ngày cấp bằng
10/10/14
Số km
582
Động cơ
281,151 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác hiểu sai ý em rồi, mà phải ngược lại, vứt con cho ông bà nuôi mới không bị tự kỷ đó bác, vì chức năng của ông bà là nuôi cháu.
Con ai người ấy nuôi chứ sao lại vứt cho ông bà nuôi cháu. Thường thì xưa làm bố mẹ áp dụng quy tắc bàn tay phải liên tục với con cái, nhưng lên chức ông bà thì sao các cụ lại kiên nhẫn, chiều chuộng các cháu đến là lạ, nên tụi nó cũng sinh hư, chưa nói đến vụ tự kỉ kia nhé.
 

saphia2008

Xe tải
Biển số
OF-781512
Ngày cấp bằng
23/6/21
Số km
470
Động cơ
39,234 Mã lực
Tuổi
39
Có bạn tự kỷ thì lành nhưng có bạn tự kỷ thì rất kinh khủng, gia đình phải có đánh giá chuẩn để có biện pháp cho phù hợp. Thằng cu em thằng bạn em ở cùng khu em có lần cầm con dao núp hàng rào cắt cổ một con bé qua đường, may dao cùn nên con bé kia ko sao nhưng bị dân quây đánh cho tơi tả, em đi qua cũng nhẩy vào xin lỗi và trình bày mãi mới được thả về. Nhưng cơ bản sau đó cả khu đi đâu cũng bất an vì sợ cu em này.
 

Daisynguyen78

Xe buýt
Biển số
OF-656330
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
678
Động cơ
102,365 Mã lực
Tự kỷ là do khiếm khuyết gen chứ không phải do xem tivi, điện thoại ...
Bé nhà em rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển, đến 5 tuổi mới nói được câu "mẹ ơi".
Dạy con bị tự kỳ phải kiên trì và bố mẹ phải đồng hành cùng con. Dạy con từng tý một ý, con tiến bộ được một chút là mừng hơn bắt được vàng.
 

ganghiadan

Xe buýt
Biển số
OF-135188
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
623
Động cơ
289,397 Mã lực
Cháu mình 4 tuổi vừa đc bác sĩ kết luận tự kỷ nặng.
Mình rất rất mong muốn CCCM nào ở TPHCM hoặc gần tphcm biết đc trung tâm trị trẻ tự kỷ nào hịêu quả giới thiệu cho mình

mình k cần nhiều. chỉ cần cháu mình có khả năng ngôn ngữ
Con em hồi 4 tuổi chỉ nói được mấy từ như ăn, nước, ngủ. Lên lớp mẫu giáo rất hay đánh và cắn các bạn, ở nhà hoặc đi chơi mà ko được đáp ứng điều gì đó là giãy đành đạch, bất cứ vật gì trong vòng bán kính 1m đều bị ném. Em đưa đi kiểm tra ở một trung tâm tâm lý thì bị chẩn đoán tự kỷ; họ áp dụng bài test bằng cách đưa cho con xem đồ vật con thích (là ô tô); nếu con làm đúng yêu cầu thì họ sẽ cho con chơi ô tô; Em thấy giống cây gậy và củ cà rốt quá nên mang sang một trung tâm khác, trung tâm này họ test rất lạ bằng cách chơi cùng con và quan sát. Họ chẩn đoán con em bị rối loạn hành vi và ngôn ngữ. Sau đó họ nói chuyện với em là sẽ dùng phương pháp trị liệu bằng tình yêu thương để giúp con. Và họ còn nói một câu làm em nhớ mãi, con cái là những hạt giống, và các cô chỉ có nhiệm vụ gieo hạt, còn cái cây đó lớn như thế nào, nhanh hay chậm là phụ thuộc vào ba mẹ. Em thấy hơi ảo ảo nhưng cũng ko còn lựa chọn nào khác, đành tặc lưỡi.

Vậy là hành trình cùng con bắt đầu, sáng trước khi đi làm em chở con qua trung tâm, cùng với cô giáo 3 người cùng chơi, con chơi gì mình chơi nấy, từ 8h-9h rồi em chở con qua trường mẫu giáo, em đi làm. Ban đầu chủ yếu là ở trong một căn phòng trống và một số đồ chơi con thích, con chơi ô tô thì em và cô chơi ô tô; con vẽ thì em và cô cũng lấy bút vẽ cùng. Sau đó dần dần ra ngoài chơi cầu trượt, ra công viên chơi, xem thú, câu cá, đá bóng... Trong quá trình đó cô giáo liên tục nói chuyện với con bất kể con đang làm gì, em nói với cô là cô nói vậy cháu ko nghe đâu cô, nó đang mải chơi mà. Cô mới trả lời: đầy thì sẽ tràn ba ạ. Khi mình nói chuyện với con mặc dù con không chú tâm lắng nghe nhưng từ ngữ vẫn được con nạp vào đầu, và khi đủ vốn từ rồi thì con sẽ bật nói ra.

Và cứ thế ròng rã 8 tháng thì các cô bắt con tốt nghiệp để còn dành chỗ cho các bạn khác :D
Giờ con nhà em chuẩn bị lên lớp 6, học tiếng Anh khá tốt; các môn khác thì tạm ổn; ngoại giao rất tốt, đi đâu cũng nhanh làm quen. Mặc dù có một số điểm không được như các bạn cùng trang lứa nhưng dựa trên xuất phát điểm của con thì em xem đó là thành công.

Phương pháp của các cô ở trung tâm đó là Son-rise. Triết lý của nó gói gọn trong một câu là: bước vào thế giới của con để giúp con bước ra thế giới của mình.

Cccm có thể tham khảo ở đây: https://edison.hoanhap.edu.vn/giao-duc-tre-tu-ky-tai-nha-bang-phuong-phap-sonrise

Mặc dù cũng có một số ý kiến cho rằng phương pháp này không hiệu quả, khó đo lường. Nhưng thực tế là nó có tác dụng với con của em. Và sau đó em cũng đồng hành với trung tâm để giúp đỡ các bé khác (hoàn toàn miễn phí).

Vì vậy cụ/mợ thử tìm hiểu về phương pháp này xem. Phương pháp này có nhược điểm là mình sẽ phải hòa nhập vào thế giới của con bằng cách bắt chước và thực hiện các hành động mà con đang làm để có sự kết nối với con, vì vậy người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ mình thần kinh không bình thường. Nhưng vì con cái thì việc đánh giá đó em nghĩ cũng ko vấn đề gì.

Những yếu tố khác thì cccm khác cũng đã nói rồi, như hạn chế dùng thiết bị điện tử, chế độ ăn uống... nên em xin phép ko nói lại.

Dù có áp dụng phương pháp nào đi nữa thì ba mẹ vẫn là người có tác động lớn nhất với con, con tiến bộ nhanh hay chậm là phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của khoảng thời gian ba mẹ dành để chơi với con. Và cần phải xác định là hành trình này sẽ rất dài, tốn rất nhiều thời gian và công sức, chỉ cần con tiến bộ một chút hoặc thậm chí không xấu hơn ngày hôm qua cũng là một thành công rồi.

Và một số bí kíp để duy trì động lực là:
- không so sánh con với bất kỳ ai => tránh áp lực cho bản thân
- không nghĩ/tính đến việc tương lai sau này của con thế nào => tránh lo lắng quá mức rồi bỏ cuộc
- không phải tìm nguyên nhân gây ra vấn đề của con là gì => tránh tự dằn vặt mình

Chúc bé nhà cụ/mợ tốt hơn từng ngày!
 

tự_lực

Xe buýt
Biển số
OF-606987
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
898
Động cơ
232,659 Mã lực
Tuổi
25
Em trích dẫn lại:
"
ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ
Ngày hôm qua đến giờ, cư dân mạng lại sục sôi với một status chia sẻ về đẻ tại nhà, thuận tự nhiên. Đúng là khi y học có phát triển đến mấy, thì vẫn sẽ có một số nhóm trường phái không công nhận là đi ngược lại với sự tiến bộ nói chung.
Còn với chuyên khoa Tâm thần Nhi như mình, những đứa trẻ được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ hay rối loạn tăng động giảm chú ý còn chịu nhiều hệ lụy bởi các thông tin không chính thống rất nhiều.
1. Mình có nhận được những thông tin về một phụ huynh có con mắc rối loạn phổ tự kỷ chia sẻ về hành trình mà mẹ ấy đồng hành với con. Chuyện chẳng có gì đáng nói thậm chí còn đáng khích lệ nếu như không có một số nội dung sau:
Mẹ ấy chia sẻ nhiều kiến thức chuyên môn bị sai lệch như:
+ Chia sẻ cả chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ có 2 loại là tự kỷ bẩm sinh và tự kỷ không điển hình. Đây là thông tin SAI. Cái này có vẻ lại giống như anh Bs Hùng ở Hưng Yên thao thao bất tuyệt rằng rối loạn phát triển là rối loạn tự kỷ nhẹ.
+ Trẻ nên bỏ sữa bò, bỏ thịt đỏ để uống sữa hạt vì những thức ăn đó không tốt cho trẻ tự kỷ. Điều này là SAI. Hiện tại, các bằng chứng hiện có về vấn đề này đã chứng minh rằng SỮA BÒ chẳng có tội tình gì ở đây cả. Chỉ 1 số trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thì cần chế độ ăn không casein hoặc sữa tách casein để tốt hơn- điều này vẫn xảy ra ở một tỷ lệ trẻ bình thường chứ không riêng gì trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Cái lý thuyết về casein này cũng đã được bác bỏ từ lâu mà team Thắp Đèn Xanh vẫn dùng nó như chân lý. Bởi vì họ bán sữa hạt 🙂
+ Trẻ nên đi bộ chân trần 1-2 tiếng/ngày - lý thuyết này thì y hệt cô Huyền tự kỷ hay bs Hùng ở Hưng Yên, thậm chí bs Hùng còn bảo là đi bộ 1-2 giờ tương đương can thiệp cá nhân 1-2 giờ. Vận động là tốt cho các trẻ nhưng hãy đảm bảo an toàn cho trẻ chứ KHÔNG PHẢI đi bộ bất chấp.
+ Trẻ nên hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chứa nhiều đường - cái này là đúng chung cho dân số chứ không riêng gì trẻ tự kỷ nhé. Trẻ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm; các bạn ấy thường kén chọn đồ ăn nên để giới thiệu đồ ăn mới với các bạn ấy cũng cần kiên trì chứ không phải đi nghe rao giảng cắt hết 1 số nguồn thực phẩm của trẻ. Và trẻ cũng cố gắng ăn những thực phẩm mà địa phương và gia đình sẵn có, rèn dần cho trẻ.
+ Và còn thấy cả phụ huynh bán thực phẩm chức năng cho các mẹ khác, sữa hạt. Phụ huynh có thể chia sẻ thêm về hành trình hỗ trợ con thì là TỐT nhưng đừng mượn vỏ bọc đó để bán hàng. Nó cũng như cái anh Bs Hùng thôi. Cách thức giống nhau khi chia sẻ SAI - ĐÚNG lẫn lộn, lập nhóm Zalo và bán thực phẩm chức năng lẫn sữa hạt.

2. Nên khám ở viện rồi sau đó ra trung tâm test sẽ tốt hơn?
Đó là do phụ huynh chưa hiểu vấn đề ở đây là gì. Ở Việt Nam hiện tại, chỉ có bác sĩ mới được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ và như ở Khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương thì quy trình luôn là bác sĩ khám, chỉ định các đánh giá để cán bộ tâm lý lâm sàng thực hiện rồi bác sĩ chẩn đoán, tư vấn gia đình. Chúng tôi còn cố gắng làm các tờ rơi, sổ tay cho các rối loạn này để phụ huynh có thêm thông tin, tư vấn các thông tin thiết yếu bởi vì hiện tại thời gian chưa đủ nhiều để cho phép làm được nhiều hơn. Còn có phụ huynh bảo ra trung tâm test 1-2 tiếng kỹ lắm thì cũng có cái đúng thôi. Nhưng họ không được chẩn đoán nhé, họ làm để lên kế hoạch can thiệp cho trẻ vì kế hoạch đó là kế hoạch cá nhân và khác nhau giữa mỗi trẻ. Đó là điều mà bất kỳ trung tâm nào nhận trẻ can thiệp họ đều sẽ làm.

3. Cái thắng lưỡi cũng chẳng có tội tình gì!
Có lẽ cái thắng lưỡi mà nó biết nói năng thì nó phải kêu oan lên tận trời xanh để rửa nỗi oan khuất. Trong khi các bác sĩ răng hàm mặt thì rất thận trọng trong việc đánh giá về cái thắng lưỡi thì một bộ phận KHÔNG PHẢI bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt lại rất hăng hái cắt thắng lưỡi VÔ TỘI VẠ; thậm chí là gia đình còn được động viên là cứ cắt cho nó yên tâm thì cháu dính có mỗi độ 1-2 mà theo chỉ định thì thường độ 3-4 mới có chỉ định can thiệp được chỉ định bởi Bs Răng hàm mặt; rồi còn cam kết cắt xong cháu sẽ nói. Chắc họ chưa bị trải nghiệm những nhà tin lời mật ngọt của họ mà 1-2-3 năm sau cháu vẫn không nói gì thì họ mới đi khám rồi mới đi can thiệp. Lúc đó mới cảm thấy bực bội như nào.
ĐÔI ĐIỀU CHIA SẺ (2)
4. Cứ ở đây học can thiệp, không cần đi khám hoặc đi khám lại đâu 😞
Ở bệnh viện thì mình đã nghe quá quen câu chuyện này khi có những đứa trẻ đi can thiệp từ 24-30 tháng cho đến 4-5 tuổi vẫn được các cô bảo là cháu nó chậm nói, tăng động, giảm chú ý thôi mà. Nhưng sự thực, khi đã mất 2-3 năm cho can thiệp mà con vẫn thế hoặc tiến bộ ít, phụ huynh mới đến viện để được khám thì lúc đó chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ mới được đặt ra. Một thời điểm đã khá muộn khi trẻ đã 4-5 tuổi. Muộn không phải là hết, mà quan trọng hơn là chúng ta biết CHÍNH XÁC các vấn đề của trẻ để chỉnh lại con đường đi cho đúng rồi mọi thứ lại về với quỹ đạo của nó.
Hoặc là trẻ đã được chẩn đoán rồi về các trung tâm can thiệp, các cô giữ lại và bảo cần gì đi khám lại, các cô xử lý được hết. Một bộ phận trung tâm còn bán sữa hạt, bán thực phẩm chức năng cho phụ huynh nữa cơ. Trong khi đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ còn đi kèm các vấn đề như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, động kinh,…RẤT CẦN THIẾT được CHĂM SÓC Y TẾ. Vậy mà 2-3 năm sau từ ngày được chẩn đoán cháu mới quay lại, lúc đó vừa giận vừa thương. Có nhiều gia đình khó khăn kinh tế nên họ không tái khám được thì khó trách họ được. Nhưng những ai đang tâm nói thông tin không đúng với phụ huynh cũng nên xem lại mình.
5. Cháu 6 tuổi rồi. Cháu cần đi học
Câu chuyện đi học khi đến 6 tuổi luôn là câu chuyện với rất nhiều gia đình. Họ loay hoay xem liệu con mình có nên đi học hay không? Mình cũng hoàn toàn chia sẻ nỗi lo này. Mình cũng đã liên hệ người chị chuyên làm về giáo dục đặc biệt nhờ chị soạn bài về vấn đề này. Còn việc học chuyển tiếp đối với 1 trẻ đòi hỏi nhiều yếu tố: tuổi phát triển, kỹ năng thích ứng, các vấn đề đi kèm, các điểm mạnh của trẻ,…chứ không phải là cứ 6 tuổi là đi học. Có thể là 7-8 tuổi hoặc có những bạn nặng thì đi học hoà nhập cũng còn khó khăn thì chỉ nên can thiệp. Chờ người chị của mình chia sẻ rõ hơn về vấn đề này.
6. Cháu có nên làm giấy xác nhận tình trạng bệnh và thẻ khuyết tật không?
Đây cũng là một câu hỏi gây ra nhiều nước mắt. Sự chối bỏ, sự chấp nhận vẫn luôn giằng xé trong mỗi phụ huynh khi đứng trước vấn đề này. Mới chỉ 5 năm nay, sau rất nhiều đấu tranh (mà khoa Tâm thần với Bsck2 Thành Ngọc Minh là đầu mối và là trưởng khoa) cùng nhiều ban ngành khác để công nhận các bạn mắc rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật để các bạn ấy được hưởng nhiều hơn từ chính sách xã hội. Các bạn ấy sẽ được bảo hiểm y tế miễn phí, được bảo hộ về mặt pháp luật và mỗi tháng nhận được một khoản trợ cấp nho nhỏ (do nước mình còn nghèo) nhưng cũng là một nguồn khích lệ mà nhà nước đã cố gắng dành cho các gia đình trẻ. Thế nên bản thân mình vẫn luôn khuyến khích các gia đình làm chế độ cho các cháu, còn lại quyết định vẫn nằm ở gia đình; bởi điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
…"
 

tự_lực

Xe buýt
Biển số
OF-606987
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
898
Động cơ
232,659 Mã lực
Tuổi
25
Sự thực rằng rất nhiều bé 5-7 tuổi,chưa có nhận thức về ngôn ngữ,nhưng cha mẹ vẫn ép buộc cơ sở can thiệp dạy chữ,dạy cầm bút cho con để con đi học lớp 1. Có những phụ huynh 2 tháng đổi trung tâm can thiệp cho con 1 lần. Đành rằng cảm thấy k phù hợp đổi là đúng. Nhưng chẳng mấy ai nghĩ rằng: tìm hiểu cho nó kỹ. Đến người lớn đổi môi trường liên tục còn uể oải nói gì đến các bạn nhỏ đang gặp vấn đề về phát triển.
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,843
Động cơ
113,793 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
gọi là lỗi gen cho dễ hình dung thôi chứ e thấy giống lỗi phần mềm hơn là phần cứng, kiểu nhiều tế bào thần kinh nó tập trung hết ở 1 vùng kiểu IQ ấy, nên khả năng liên kết vùng đấy nó vượt trội hẳn lên, học cái gì đó nhanh và tập trung (hơi hướng thiên tài) nhưng các vùng khác (chủ yếu là cảm xúc và giao tiếp) thì các liên kết rời rạc, dạy mãi không được
Túm lại làm bài tập nhoay nhoáy và ngu xã hội hở kụ
 

nhanchauchau

Xe tăng
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
1,966
Động cơ
1,037,624 Mã lực

Hổ Con

Xe tăng
Biển số
OF-4244
Ngày cấp bằng
14/4/07
Số km
1,697
Động cơ
1,076,089 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
6. Cháu có nên làm giấy xác nhận tình trạng bệnh và thẻ khuyết tật không?
Đây cũng là một câu hỏi gây ra nhiều nước mắt. Sự chối bỏ, sự chấp nhận vẫn luôn giằng xé trong mỗi phụ huynh khi đứng trước vấn đề này. Mới chỉ 5 năm nay, sau rất nhiều đấu tranh (mà khoa Tâm thần với Bsck2 Thành Ngọc Minh là đầu mối và là trưởng khoa) cùng nhiều ban ngành khác để công nhận các bạn mắc rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật để các bạn ấy được hưởng nhiều hơn từ chính sách xã hội. Các bạn ấy sẽ được bảo hiểm y tế miễn phí, được bảo hộ về mặt pháp luật và mỗi tháng nhận được một khoản trợ cấp nho nhỏ (do nước mình còn nghèo) nhưng cũng là một nguồn khích lệ mà nhà nước đã cố gắng dành cho các gia đình trẻ. Thế nên bản thân mình vẫn luôn khuyến khích các gia đình làm chế độ cho các cháu, còn lại quyết định vẫn nằm ở gia đình; bởi điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.( trích dẫn của cụ trên)
Cái này nhân văn này, nhưng nhiều gia đình không muốn chấp nhận sự thật này vì sợ sau này khó khăn trong tìm việc và xây dựng gia đình....
 
Chỉnh sửa cuối:

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,774
Động cơ
222,664 Mã lực
Em có một đứa cháu họ năm nay lên lớp 7. Theo em nhìn nhận và đánh giá, cháu rất thông minh và có trí nhớ tốt. Cháu ham học Toán, thích đọc sách khoa học tự nhiên và lịch sử. Ví dụ cháu có thể kể vanh vách về cuộc đời của vua bóng đá Pele với đầy đủ các chi tiết liên quan. Tuy nhiên, cháu cũng có những cái khác người. Cháu thích ngồi một mình, ko thích giao tiếp với các bạn (đám đông). Thường đặt câu hỏi vì sao cho tất cả các sự việc xung quanh. Có gì ko hài lòng là bức xúc. Em nghe các bạn của cháu kể là thi thoảng bức xúc chuyện gì là cháu lấy dao lam (dọc giấy) cứa vào tay :((
Vậy cháu có bị sao, có cần đi khám ko ạ, các cụ mợ bảo e để em bảo mẹ cháu với ah.
Cụ tìm" Hội chứng hiện sinh nhé", có thể cháu của cụ mắc hội chứng này.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
6. Cháu có nên làm giấy xác nhận tình trạng bệnh và thẻ khuyết tật không?
Đây cũng là một câu hỏi gây ra nhiều nước mắt. Sự chối bỏ, sự chấp nhận vẫn luôn giằng xé trong mỗi phụ huynh khi đứng trước vấn đề này. Mới chỉ 5 năm nay, sau rất nhiều đấu tranh (mà khoa Tâm thần với Bsck2 Thành Ngọc Minh là đầu mối và là trưởng khoa) cùng nhiều ban ngành khác để công nhận các bạn mắc rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật để các bạn ấy được hưởng nhiều hơn từ chính sách xã hội. Các bạn ấy sẽ được bảo hiểm y tế miễn phí, được bảo hộ về mặt pháp luật và mỗi tháng nhận được một khoản trợ cấp nho nhỏ (do nước mình còn nghèo) nhưng cũng là một nguồn khích lệ mà nhà nước đã cố gắng dành cho các gia đình trẻ. Thế nên bản thân mình vẫn luôn khuyến khích các gia đình làm chế độ cho các cháu, còn lại quyết định vẫn nằm ở gia đình; bởi điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Cái này nhân văn này, nhưng nhiều gia đình không muốn chấp nhận sự thật này vì sợ sau này khó khăn trong tìm việc và xây dựng gia đình....
Nên làm cụ ạ. Em có ông bạn cả 2 đứa đều bị, cũng đấu tranh mãi nhưng sau vẫn làm cụ ạ, vì xác định các cháu còn sống cả đời, có chính sách hỗ trợ vẫn hơn.
Nuôi trẻ tự kỷ cực kỳ tốn kém, riêng tiền học đã tầm 10 củ 1 tháng rồi, nhà nước hỗ trợ được tí nào hay tí nấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top