Chưa hiểu lắm ý nghĩa của cột này.
Ở đây cũng giống như Praha, có nghĩa là khách hàng cứ mua vé, còn cho vé vào để kiểm tra trên máy hay không chỉ là vấn đề thủ tục. Hầu hết chỉ dành cho khách du lịch, còn lại người dân nơi đây cứ lên xuống tàu thoải mái chả bao giờ thấy có ai hỏi hoặc kiểm tra vé gì cả. Chỗ ra vào ga cũng chỉ có mấy cái cổng hớ hênh thế này. Quan trọng nhất là sự tự giác của mọi người. Nhưng nếu trên tàu bị hỏi mà không có vé hoặc đi lậu vé thì sẽ bị phạt rất nặng. Khoảng 100E / lượt
Thường thường người dân mua vé tháng cụ Mai Cồ ạ,bình thường vẫn có người kiểm tra lúc chuyển line từ a sang b hay b sang c.Có hôm kiểm tra hẳn trong metro ,mặc thường phục như hình sự rùi tiến đến kẻ khả nghi hỏi vé tầu ,sau khi đưa ra phù hiệu đặc chủng...
Một hình tượng đẹp và ý nghĩa cụ nhỉ
Số em may mắn thế nào mà lại được nhìn thấy bức tượng này.
Hẳn ai có kiến thức một chút sẽ nhận ra bức tượng tuyệt đẹp trên lấy nguyên mẫu từ bức ảnh The kiss vô cùng nổi tiếng của phóng viên ảnh Alfred Eisenstaedt lần đầu xuất hiện trên tạp chí Life. Ngày 14/8/1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, người Mỹ đổ cả ra đường chia sẻ niềm vui vô hạn của ngày chiến thắng. Trong vô vàn hình ảnh để bắt vào trong ống kính, bất chợt Alfred thấy một anh chàng thủy thủ cao lớn sải chân chạy giữa đám đông, gặp cô gái nào anh cũng ôm hôn. Vác máy đuổi theo, ông bấm lia lịa. Anh lính thủy bốc đồng đã thấy trước mắt mình một cô y tá xinh đẹp. Anh choàng tay ôm và hôn cô gái. Cô gái ngỡ ngàng, nhưng cô đã chịu khuất phục trước nụ hôn vô tư của chàng lính thủy. Chỉ vài giây nhưng đủ cho Alfred thực hiện bốn cú bấm máy. Và trong số đó có được một bức mà như đã có người nói với anh rằng : “Đến khi mà anh đã ở trên thiên đường rồi, mọi người vẫn còn nhớ mãi tới bức ảnh này”.
Mãi đến 2007 điêu khắc gia nổi tiếng J.Steward Johnson mới dựng thành tượng bức ảnh nổi tiếng này. Ngày khánh thành, chỉ có cô y tá, lúc đó đã là cụ bà Edith Shain là khách mời danh dự. Mấy tháng sau người ta mới biết chàng thủy thủy chính là cụ Glenn McDuffie, khi ấy đã hơn 80 tuổi và chưa hề gặp lại người y tá 62 năm trước mình đã ôm hôn.
Cái này thì quá văn minh rồi, nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức người dân. Em đồ rằng khách du lịch sang đấy nếu quen thì phần lớn ko mua vé phỏng cụ?Ở đây cũng giống như Praha, có nghĩa là khách hàng cứ mua vé, còn cho vé vào để kiểm tra trên máy hay không chỉ là vấn đề thủ tục. Hầu hết chỉ dành cho khách du lịch, còn lại người dân nơi đây cứ lên xuống tàu thoải mái chả bao giờ thấy có ai hỏi hoặc kiểm tra vé gì cả. Chỗ ra vào ga cũng chỉ có mấy cái cổng hớ hênh thế này. Quan trọng nhất là sự tự giác của mọi người. Nhưng nếu trên tàu bị hỏi mà không có vé hoặc đi lậu vé thì sẽ bị phạt rất nặng. Khoảng 100E / lượt
Thường thường người dân mua vé tháng cụ Mai Cồ ạ,bình thường vẫn có người kiểm tra lúc chuyển line từ a sang b hay b sang c.Có hôm kiểm tra hẳn trong metro ,mặc thường phục như hình sự rùi tiến đến kẻ khả nghi hỏi vé tầu ,sau khi đưa ra phù hiệu đặc chủng...
cụ mà là anh lính đó mà gặp ai cũng được hôn kiểu thế thì quá ý nghĩa còn gì..Một hình tượng đẹp và ý nghĩa cụ nhỉ