- Biển số
- OF-43193
- Ngày cấp bằng
- 13/8/09
- Số km
- 966
- Động cơ
- 474,090 Mã lực
Mỹ kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương
Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.
Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ nhiều lần nói đến mối quan ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, bộ quốc phòng Trung Quốc từ năm 2005 đã tiến hành soạn thảo các kế hoạch tác chiến chống các lực lượng Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyên gia Lầu Năm góc cho rằng, tranh cãi về quy chế của Đài Loan có thể là cớ để mở màn xung đột quân sự. Dự đoán, các hành động sau đó của phía Trung Quốc sẽ nhằm vô hiệu hóa các tàu sân bay Mỹ và cho tàu ngầm Trung Quốc phong tỏa các eo biển chính của Biển Đông.
Những thành tựu rõ rệt của Bắc Kinh trong việc trang bị cho quân đội các mẫu vũ khí tối tân: các hệ thống chống vệ tinh, máy bay tàng hình, tên lửa tầm xa, tàu ngầm và vũ khí điều khiển học cho thấy những lo ngại này là có cơ sở.
Thông tin hiện có về hoạt động quân sự hóa mà Trung Quốc đang tiến hành cho phép kết luận về khả năng của hải quân Trung Quốc đến năm 2016 tiến hành các hoạt động tích cực không chỉ ở Nhật Bản, mà cả ở New Guinea, Indonesia, cũng như các khu vực quần đảo Caroline và Mariana vốn nằm trong vùng ảnh hưởng của Australia. Mối quan tâm của Trung Quốc đối với khu vực này của châu Á-Thái Bình Dương có liên quan đến nhu cầu bảo đảm việc vận chuyển dầu thông suốt từ Cận Đông về Trung Quốc bởi vì kinh tế Trung Quốc phụ thuộc 80% vào dầu mỏ nhập khẩu.
Để kiềm chế các tham vọng quân sự của Trung Quốc, Mỹ đang đưa ra những biện pháp khẩn cấp để điều chỉnh học thuyết quân sự Mỹ đối với Trung Quốc. Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.
Chiến lược mới của Mỹ bao gồm khả năng thực hiện các cuộc tấn công hiệp đồng của bộ binh, Không quân và Hải quân Mỹ vào kanhx thổ Trung Quốc, kể cả khu vực nội địa, vô hiệu hóa các tên lửa chống vệ tinh, thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học mạnh mẽ. Để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, cần phải tổ chức sự hiện diện quân sự của Mỹ ở mọi vị trí trên thế giới.
Nhằm thực hiện kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã đàm phán với Thủ tướng Australia Julia Gillard.
Hai bên đã đi đến thỏa thuận về việc triển khai một đội quân Mỹ ở thành phố Darwin, Australia. Và mặc dù không nói đến việc thành lập một căn cứ hải quân ở thành phố này, nhưng tại Darwin sẽ bố trí từng bước trong vòng 6 năm hơn 2.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, các tàu chiến Mỹ sẽ được phép cập cảng thành phố này. Ở miền bắc Australia (căn cứ Tindal của quân đội Australia) sẽ tăng số lượng máy bay Mỹ được bố trí: các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích, máy bay tiếp dầu và máy bay vận tải. Hai bên cũng dự định tiến hành các cuộc tập trận chung.
Theo ông Obama, điều đó sẽ cho phép kiểm soát tình hình trong khu vực đang trở nên phức tạp thêm do Trung Quốc có nhiều yêu sách lãnh thổ đối với các quần đảo trong Biển Đông. Washington cho rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có tầm quan trọng chiến lược, bởi lẽ đi qua đây là các tuyến đường thương mại mà hàng năm Mỹ vận chuyển các hàng hóa cần thiết trị giá nhiều tỷ đô la.
Mỹ thực hiện được việc chuyển hướng sức mạnh quân sự của Lầu Năm góc sang châu Á-Thái Bình Dương là nhờ việc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq. Tại Lầu Năm góc cũng thành lập một cơ quan mới chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc giáng trả sự tấn công từ phía Trung Quốc.
Các hành động của Lầu Năm góc nhằm củng cố vị thế của mình ở Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc tức giận. Nhưng Trung Quốc bình luận rất đúng mực về việc mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở Australia khi đề nghị thảo luận các vấn đề phức tạp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tìm ra những giải pháp thỏa mãn tất cả các bên liên quan.
Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.
Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ nhiều lần nói đến mối quan ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, bộ quốc phòng Trung Quốc từ năm 2005 đã tiến hành soạn thảo các kế hoạch tác chiến chống các lực lượng Mỹ trú đóng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyên gia Lầu Năm góc cho rằng, tranh cãi về quy chế của Đài Loan có thể là cớ để mở màn xung đột quân sự. Dự đoán, các hành động sau đó của phía Trung Quốc sẽ nhằm vô hiệu hóa các tàu sân bay Mỹ và cho tàu ngầm Trung Quốc phong tỏa các eo biển chính của Biển Đông.
Những thành tựu rõ rệt của Bắc Kinh trong việc trang bị cho quân đội các mẫu vũ khí tối tân: các hệ thống chống vệ tinh, máy bay tàng hình, tên lửa tầm xa, tàu ngầm và vũ khí điều khiển học cho thấy những lo ngại này là có cơ sở.
Thông tin hiện có về hoạt động quân sự hóa mà Trung Quốc đang tiến hành cho phép kết luận về khả năng của hải quân Trung Quốc đến năm 2016 tiến hành các hoạt động tích cực không chỉ ở Nhật Bản, mà cả ở New Guinea, Indonesia, cũng như các khu vực quần đảo Caroline và Mariana vốn nằm trong vùng ảnh hưởng của Australia. Mối quan tâm của Trung Quốc đối với khu vực này của châu Á-Thái Bình Dương có liên quan đến nhu cầu bảo đảm việc vận chuyển dầu thông suốt từ Cận Đông về Trung Quốc bởi vì kinh tế Trung Quốc phụ thuộc 80% vào dầu mỏ nhập khẩu.
Để kiềm chế các tham vọng quân sự của Trung Quốc, Mỹ đang đưa ra những biện pháp khẩn cấp để điều chỉnh học thuyết quân sự Mỹ đối với Trung Quốc. Các hành động của Mỹ nhằm mục đích cho Trung Quốc hiểu rõ rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, Washington sẽ có khả năng thực hiện đòn tấn công phủ đầu.
Chiến lược mới của Mỹ bao gồm khả năng thực hiện các cuộc tấn công hiệp đồng của bộ binh, Không quân và Hải quân Mỹ vào kanhx thổ Trung Quốc, kể cả khu vực nội địa, vô hiệu hóa các tên lửa chống vệ tinh, thực hiện các cuộc tấn công điều khiển học mạnh mẽ. Để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, cần phải tổ chức sự hiện diện quân sự của Mỹ ở mọi vị trí trên thế giới.
Nhằm thực hiện kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Barack Obama đã đàm phán với Thủ tướng Australia Julia Gillard.
Hai bên đã đi đến thỏa thuận về việc triển khai một đội quân Mỹ ở thành phố Darwin, Australia. Và mặc dù không nói đến việc thành lập một căn cứ hải quân ở thành phố này, nhưng tại Darwin sẽ bố trí từng bước trong vòng 6 năm hơn 2.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, các tàu chiến Mỹ sẽ được phép cập cảng thành phố này. Ở miền bắc Australia (căn cứ Tindal của quân đội Australia) sẽ tăng số lượng máy bay Mỹ được bố trí: các máy bay ném bom chiến lược và tiêm kích, máy bay tiếp dầu và máy bay vận tải. Hai bên cũng dự định tiến hành các cuộc tập trận chung.
Theo ông Obama, điều đó sẽ cho phép kiểm soát tình hình trong khu vực đang trở nên phức tạp thêm do Trung Quốc có nhiều yêu sách lãnh thổ đối với các quần đảo trong Biển Đông. Washington cho rằng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có tầm quan trọng chiến lược, bởi lẽ đi qua đây là các tuyến đường thương mại mà hàng năm Mỹ vận chuyển các hàng hóa cần thiết trị giá nhiều tỷ đô la.
Mỹ thực hiện được việc chuyển hướng sức mạnh quân sự của Lầu Năm góc sang châu Á-Thái Bình Dương là nhờ việc rút quân khỏi Afghanistan và Iraq. Tại Lầu Năm góc cũng thành lập một cơ quan mới chịu trách nhiệm chuẩn bị cho việc giáng trả sự tấn công từ phía Trung Quốc.
Các hành động của Lầu Năm góc nhằm củng cố vị thế của mình ở Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc tức giận. Nhưng Trung Quốc bình luận rất đúng mực về việc mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở Australia khi đề nghị thảo luận các vấn đề phức tạp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tìm ra những giải pháp thỏa mãn tất cả các bên liên quan.
- Nguồn: TW, 23.11.2011.