[Funland] Chấp nhận rủi ro khi chơi Coin

Thaoprohp

Xe tăng
Biển số
OF-485823
Ngày cấp bằng
30/1/17
Số km
1,005
Động cơ
202,836 Mã lực
Tuổi
44
Rủi ro rất cao, lợi nhuận cũng rất điên rồ.
Tham gia vào thị trường này, muốn có cửa thắng thì phải có kiến thức, bản lĩnh và kỷ luật.
Đơn giản vậy thôi các cụ nhé.
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,714
Động cơ
549,483 Mã lực
Bao giờ btc về 1x các cụ nhỉ :-??
 

twonames

Xe hơi
Biển số
OF-658066
Ngày cấp bằng
22/5/19
Số km
115
Động cơ
108,712 Mã lực
Khá nhiều người Việt đặc biệt là giới trẻ đang cuống cuồng cuốn vào cơn lốc chơi các loại Coin, người ta gắn cho nó tỷ tỷ mỹ từ và những khái niệm vô cùng hoành tráng với viễn cảnh cực kỳ tươi đẹp.
Bài viết này không nhằm mục đích "dìm hàng" coin cũng không khuyến khích chơi coin mà chỉ muốn để các bạn biết những rủi ro và chấp nhận rủi ro khi chơi coin.
1. Đầu tiên coin là gì? Ồ, bạn sẽ đọc được hàng ngàn những thứ hay ho cũng như xấu tệ về coin. Mê hồn trận. Nhưng định nghĩa một cách vô cùng đơn giản và dễ hiểu thì coin là vật phẩm ảo, bởi cho dù nó được sinh ra dưới bất cứ thuật toán hay công nghệ gì đi nữa thì nó cũng là sản phẩm của thế giới ảo, chỉ tồn tại và chỉ lưu hành trong thế giới ảo là mạng internet.
Không có mạng internet thì không có coin! *** cần phải giải thích nhiều! *** tin thì cứ cầm bitcoin lên núi xem có mua được gà đồi mà ăn k?
2. Coin có phải là tiền tệ không? Chắc chắn là KHÔNG.
Như đã nói ở trên, coin sinh ra từ mạng internet và không được chính phủ bảo đảm hay công nhận, cho dù là Bitcoin hay Dogecoin hay cái *** què gì coin đi nữa thì nó cũng chỉ là tài sản ảo, dựa trên niềm tin và sự kỳ vọng của một số người, giá trị nội tại của nó hoàn toàn là số 0.
Ngược lại, tiền tệ do chính phủ mỗi quốc gia phát hành luôn được gắn liền với hoạt động của nhà nước, đại diện cho một lượng hàng hóa, tài sản trong nền kinh tế của quốc gia, phản ánh sức mạnh của nền kinh tế ấy. Tại sao Đô La Mỹ mạnh? Vì kinh tế Mỹ mạnh! Tại sao lại có lạm phát? Vì lạm pháth là khi tiền lưu thông (do chính phủ in ra) nhiều hơn lượng hàng hóa/tài sản/của cải xã hội.
Nhiều bạn ngây thơ cho rằng coin là tiền điện tử là mobi money và sẽ được các quốc gia chấp nhận.

Coin không phải là tiền điện tử, không phải mobi money. Bởi tiền điện tử hay mobi money có thể do ngân hàng trung ương các nước phát hành và điều chỉnh giá trị theo tiền thật.
Và in tiền thật là đặc quyền của nhà nước, của quốc gia. Không một nhà nước hay quốc gia nào sẽ từ bỏ đặc quyền ấy cả!
Không ai, không một quốc gia nào sẽ trao nền kinh tế của mình cho những "đứa con" vô thừa nhận không biết ai sinh ra ai phát hành ai kiểm soát!
Hãy thử nhìn xem, khi Elon Musk phán một câu cho mua xe Tesla bằng Bitcoin - giá Bitcoin tăng dựng đứng như Rocket 1h! Tesla tranh thủ bán ra số Bitcoin đã mua vào kiếm lời khẳm, sau đó ko cho mua xe nữa vì lý do trời ơi là ...bảo vệ môi trường! Và giá Bitcoin cắm đầu xuống! sau đó lại bảo Dogecoin lên vũ trụ, thế là Dogecoin lại dựng đứng như rocket 12h, tiền thiên hạ, tiền của thiên hạ lại chạy vào túi Tesla ầm ầm :))
Liệu có chính phủ hay quốc gia nào thiếu tầm nhìn tới mức để Tesla hay bất kể tài phiệt đầu tư nào có thể can thiệp vào giá trị tiền tệ như vậy không?
Nói tóm lại, dù được khoác lên bất cứ thứ gì để đánh bóng hay marketing bằng bất cứ công nghệ blockchain hiện đại hay cái gì đi nữa thì về bản chất giá trị nội tại của coin = 0, nó không được tạo ra bởi của cải xã hội nó không gắn với và không đại diện cho bất kỳ tài sản hữu hình nào mà chỉ dựa trên niềm tin của một số người, một cộng đồng ...và được điều khiển bởi một vài cá mập - nhà đầu tư tay to.
Vậy đầu tư hay chơi coin là sai hay đúng? ko sai mà cũng ko đúng.
Đơn giản là "Play at your own risk", hãy đơn giản coi nó là "hàng hóa" để đầu cơ.
Có nghĩa là tiền mà các bạn thu được từ đầu cơ kinh doanh coin là tiền từ nhà đầu tư khác đổ vào.
Nhà đầu tư nào sáng suốt đổi coin ra tiền thật đúng thời điểm thì thắng, sai thời điểm thì thua hoặc tệ hơn nữa sập sàn sập coin thì mất trắng.
Các bạn cứ có lãi kiếm được tiền là tốt,ai mất tiền thì kệ
By the way, nếu ai đó rót vào tai các bạn rằng coin là "tiền tiến bộ" "tiền tương lai" thì hãy block nó luôn! Bố tổ sư quân mất nết lừa đảo!
"Tiền tiến bộ" sao ko dùng để trao đổi mua bán hàng hóa mà sống, mua nhà mua xe mà ở? Mà lại phải đổi từ "tiền tiến bộ" sang "tiền lạc hậu" aka tiền thật để tiêu?
Và, cái thứ "tiền tiến bộ" đó đang phá hoại môi trường khủng khiếp, lượng điện dùng để đào Bitcoin gấp 10 lần lượng điện mà cả Google tiêu thụ, tương đương điện năng tiêu thụ của cả nước Thụy Sĩ và vẫn đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng!
Nguồn: Suv
Lúc coin lên ầm ầm thì cụ chẳng post. Post bây giờ thì khác gì té nước theo mưa. Em thật!
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
3,782
Động cơ
376,708 Mã lực
Chả biết, cả tuần nay E cứ bán khống con BTC, sáng dậy đã có xèng. Lừa hay ko, bản chất nó nàm thao thì E chịu. E cũng tin nó ko có giá trị nên chỉ sell thôi, ko mua bao giờ.
 

VB2016

Xe hơi
Biển số
OF-416787
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
119
Động cơ
222,092 Mã lực
Tuổi
41
Bit coin gặp anh Ê lan múc kia bị thổi bay quá nhit
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Hơi liên quan tí vào hỏi các cụ : Nếu mở tài khoản ở mấy trang để giao dịch coin, FX thì hiện tại có bị coi là vi phạm pháp luật ko, và tiền giao dịch mấy môn đó nếu thu về qua TK ngân hàng có khả năng nào sẽ bị đánh thuế, tịch thu,... không nhỉ ?
Mở tài khoản ở mấy trang để giao dịch coin, FX là vi phạm pháp luật và sẽ không nạp/rút tiền về qua TK ngân hàng được cụ ạ.
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Rủi ro rất cao, lợi nhuận cũng rất điên rồ.
Tham gia vào thị trường này, muốn có cửa thắng thì phải có kiến thức, bản lĩnh và kỷ luật.
Đơn giản vậy thôi các cụ nhé.
Kg có kiến thức, bản lĩnh và kỷ luật mà đòi ăn thì có mà ăn...kut =))
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Thực ra cái công nghệ Blockchain ấy nó có lợi ích gì thì cũng không cần quan tâm vs người bt.
Còn thị trường coin này nó tạo ra để mục đích chính bơm thổi để kiếm tiền thôi cụ.
Ngoài cái ẩn danh và chuyển xuyên biên giới thì thực sự với cái đồng tiền BTC bảo dùng để thanh toán trong thực tế thì thực lòng em cũng chả hiểu tính khả thi nó như nào.
Vì mỗi cái giao dịch mất mẹ nó có khi cả chục phút để xác nhận.
Nên hoa mỹ thế nào thì coin cũng là công cụ trong thị trường tài chính thôi.
Blockchain đến giờ vẫn chỉ dừng lại ở cái bánh vẽ thôi các cụ ạ. Dùng từ "công nghệ" là cái áo quá to đối với blockchain, làm cho nhiều người nhầm tưởng rằng tác dụng của nó với đời sống sẽ lớn như công nghệ điện tử, công nghệ luyện kim, công nghệ thông tin... Blockchain cũng như ý tưởng của nó ra đời cũng lâu rồi mà chưa có cái gì hẳn hoi ăn thua.
Trích ý kiến của 1 kỹ sư Google: "Blockchain là công nghệ được thiết kế dành riêng cho coin, nhưng rồi được bơm thổi như một giải pháp siêu việt, giải quyết được mọi vấn đề. Trong khi đó, Viện Tiêu chuẩn công nghệ Mỹ năm 2018 công bố báo cáo NISTIR 8202 cho thấy "rất hiếm khi blockchain là giải pháp tối ưu". IBM từng lập ra bộ phận chuyên đi bán giải pháp blockchain cho doanh nghiệp, để rồi phải sa thải hàng loạt nhân viên vì bán ế. Blockchain cho y tế, cho nông nghiệp, cho giáo dục, nghe thì hay nhưng trong 99% trường hợp, Excel là giải pháp tốt hơn. Coin còn đang ảnh hưởng xấu đến môi trường vì ngốn nguồn năng lượng khổng lồ."
 

Drop shot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-528372
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
1,332
Động cơ
185,938 Mã lực
Tiếc con MATIC thế, tầm 7/5 em mua giá 0.8 và tuần sau ngày 14/5 nó lên 1.4 e bán. thời điểm Bây giờ thì nó lên 2.1 roài, tiếc vãi
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,256
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Cụ chịu khó đọc cái này sẽ hiểu sơ sơ về blockchain và Coin:
PHỎNG VẤN MỘT CON ẾCH VỀ TIỀN MẬT MÃ

PV: Chào anh ếch, hôm nay mưa to đẹp trời, xin anh vui lòng cho tôi hỏi vài điều về tiền mật mã được không?
Ếch: Ộp ộp. Xin chị cứ hỏi, tôi biết gì sẽ trả lời, không biết thì sẽ nói không biết.
PV: Trong các từ tiền ảo, tiền số, tiền mật mã thì cái người ta đang nói đến nhiều nhất thực ra là loại tiền nào?
Ếch: Người ta đang nói nhiều nhất đến cryptocurrency. Cryto tức là cryptography là mật mã. Currency là tiền. Vậy từ đúng nhất là tiền mật mã.
PV: Thế tiền mật mã là gì? Nó khác gì với loại tiền thông thường?
Ếch: Tiền mật mã là loại tiền tệ ứng dụng công nghệ mật mã đưa thông tin giao dịch vào chuỗi khối hay gọi là blockchain. Nhờ công nghệ blockchain mà loại tiền này mặc dù lưu thông trên môi trường internet nhưng tất cả các giao dịch đều được xác thực bởi số lớn người dùng dựa trên dữ liệu giao dịch được chia sẻ và không ai có thể tiêu tiền mình không có hoặc tiêu cùng một số tiền 2 lần được.
PV: Dữ liệu mà chia sẻ rộng rãi như vậy có lộ bí mật tài sản cá nhân không?
Ếch: Không chị ạ. Khi giao dịch tài khoản hay địa chỉ ví không có bất kỳ thông tin gì của cá nhân nên cá nhân không muốn thì không ai biết được thông tin của họ. Trong khối thông tin giao dịch còn chứa một đoạn mã định danh các giao dịch trước thường dài 256bit giúp các giao dịch liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi khối. Mục đích của việc này để đảm bảo thông tin được chia sẻ có dung lượng nhỏ, dù không dịch ngược lại được thành thông tin gốc nhưng đảm bảo phản ánh chính xác thông tin gốc khiến cho không ai có thể sửa thông tin gốc sau khi đã được mật mã vào chuỗi khối.
PV: Vì sao người ta phải làm thế anh nhỉ?
Ếch: Vì chúng ta muốn có một thị trường mọi người giao dịch với nhau mà không cần lòng tin. Hãy bắt đầu từ khái niệm kế toán tam phân. Bình thường chị đưa tiền cho ai, họ sẽ ký vào giấy nợ để chị giữ và họ cũng ghi vào sổ của họ, nếu cẩn thận thì đưa chị ký. Chỉ hai người ghi chép như vậy là kế toán nhị phân. Còn kế toán tam phân là chị và họ giao dịch gì cũng có bên thứ 3 làm chứng, ghi chép chi tiết và xác thực. Với hệ thống kế toán tam phân như vậy, chị có thể giao dịch với bất cứ ai mà không cần biết họ. Trong đời thường thì việc này hơi bất tiện và tốn kém. Nhưng với công nghệ blockchain, chia sẻ dữ liệu mật mã ngang hàng trên môi trường internet thì không chỉ có một người làm chứng mà có hàng chục nghìn người làm chứng và ghi chép với chi phí rất rẻ.
PV: Chi phí rẻ thế nào ạ?
Ếch: Hiện nay mỗi giao dịch trên hệ thống stellar có chi phí bằng 100 stroops tương đương 1/100.000 stellar. Thị giá của stellar hiện nay khoảng 0.21 USD. Như vậy phí cho mỗi giao dịch sẽ là 0.0000021usd.
PV: Ồ, thật tuyệt vời. Nếu tiền mật mã hay thế thì sao nó lại chưa được phổ biến nhỉ?
Ếch: Thực ra hiện tại mức độ phổ biến tiền mật mã đang tăng rất nhanh. Có nhiều quốc gia như Nga đã định đưa tiền mật mã vào sử dụng và các đồng tiền mật mã phổ thông cũng đã được sử dụng để thanh toán ở nhiều quốc gia như bitcoin có thể mua hàng ở nhiều siêu thị của Nhật chẳng hạn. Nhưng tiền mật mã vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục.
PV: Nhược điểm gì vậy anh?
Ếch: Thứ nhất, các hệ thống giao dịch sử dụng tiền mật mã hiện nay chưa có khả năng xử lý được một lượng lớn giao dịch như hệ thống giao dịch tiền tệ hiện hành. Chuẩn tài chính quốc tế phải là vài chục nghin giao dịch một giây. Chưa có hệ thống nào đạt được mức đó. Thứ hai, các loại tiền mật mã phi tập trung hiện nay không có tỷ giá ổn định so với các tiền tệ hiện hành (tiền fiat). Cái này thực sự là thách thức vì nếu muốn phân tán thì không thể neo được tỷ giá theo tiền fiat. Nếu muốn ổn định thì lại phải tập trung. Vì thế mới sinh ra loại tiền mật mã tập trung như đồng USDT thực chất là một dạng tín phiếu kỹ thuật số của Tether giúp cho người ta giao dịch dễ dàng trên internet. USDT được phát hành dựa trên số lượng đô la ký quỹ trong tài khoản công ty này. Thứ ba, các loại tiền mật mã khó kiểm soát được dòng tài chính đi ngược lại nguyên tắc chống rửa tiền của tài chính quốc tế. Thứ tư, tiền mật mã quá minh bạch.
PV: Tiền mật mã quá minh bạch phải là ưu điểm chứ nhỉ?
Ếch: Minh bạch tiền tệ là ưu điểm đối với những ai thích minh bạch, nhưng là nhược điểm đối với những ai thích thao túng. Đáng tiếc là chúng ta đang sống ở thế giới tiền tệ bị thao túng, điều tiết bởi các chính phủ và các định chế tài chính.
PV: Tôi có nghe nói đến việc ứng dụng tiền mật mã trong các hợp đồng thông minh. Anh có thể nói thêm về điểm này được không?
Ếch: Hợp đồng thông minh là dạng hợp đồng được lập trình sẵn để tự thực thi khi các điều kiện đầu vào được đáp ứng. Ví dụ đơn giản: Tôi cung cấp dịch vụ dự báo độ ẩm cho chị. Chị và tôi ký hợp đồng thông minh với nhau theo cách sau: Chúng ta cùng cắm 1 cái ẩm kế điện tử, lấy dữ liệu của nó làm đầu vào để so với độ ẩm do tôi báo. Nếu ẩm kế ngày hôm đó nằm trong khoảng tôi đã báo, tiền mật mã sẽ tự động chuyển từ tài khoản của chị sang tài khoản của tôi để trả phí. Nếu độ ẩm không đúng, việc chuyển tiển sẽ không xảy ra, thậm chí còn ngược lại, tôi sẽ phải bồi thường cho chị vì đã báo sai. Việc thu thập dữ liệu từ ẩm kế, so sánh và chuyển tiền được thực hiện hoàn toàn tự động bằng phần mềm.
PV: Hay nhỉ. Cái này đã áp dụng nhiều vào cuộc sống chưa anh?
Ếch: Hợp đồng thông minh là giai đoạn tiến hoá cao hơn của tiền mật mã. Hiện tại các hợp đồng thông minh được áp dụng khá hạn chế. Tôi nghĩ lý do quan trọng là chưa có ai làm ra được cái hợp đồng thông minh đủ tốt để đưa vào cuộc sống. Ngay cả nền tảng lớn nhất là Ethereum, gần đây người ta đếm được hơn 30.000 lỗi trong cơ chế hợp đồng thông minh của nó.
PV: Vậy rốt cuộc chúng ta nên làm gì với tiền mật mã?
Ếch: Chúng ta nên tìm hiểu, học hỏi và thích nghi dần với nó. Nếu kiến thức đủ tốt, chúng ta có thể kiếm tiền từ nó.
PV: Kiếm tiền từ tiền mật mã à. Thú vị quá, anh có thể nói rõ hơn được không?
Ếch: Tôi thấy có các cách phổ biến sau để kiếm tiền từ tiền mật mã:
- Thứ nhất, phát triển tiền mật mã cho một hệ sinh thái người dùng. Đây là cuộc chơi lớn nhưng rất tiềm năng. Những công ty lớn như Facebook, Google, Amazon, Microsoft… đều đã âm thầm chuẩn bị cho việc ứng dụng tiền mật mã vào hệ sinh thái của họ. Theo tôi việc họ áp dụng chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu ai đó có một hệ sinh thái đủ lớn cũng sẽ có thể phát hành tiền mật mã cho hệ này. Ví dụ như VinID ở Việt Nam chẳng hạn. Có lẽ tất cả đều chờ động thái của các chính phủ để khởi động việc này. Người phát hành tiền mật mã cho một hệ sinh thái sẽ có lợi từ việc giữ lại một phần tiền đó cho mình.
- Thứ hai, đào tiền mật mã. Có nhiều người kiếm tiền bằng cách mua các máy mật mã về để đoán mã phù hợp để được tham gia tạo block chứa các giao dịch cho một loại crypto nhất định. Khi đoán mật mã thành công sẽ được trả phí bằng chính loại tiền mật mã đó, ví dụ như đào bitcoin, đào ETH, DASH…
- Thứ ba, đầu tư làm node cho các loại tiền mật mã mới. Các loại tiền mới đều cần các đối tác xác thực, gọi là node để xác thực các giao dịch. Để làm nodes thì người đầu tư cần phải mua, sở hữu một lượng tiền nhất định và đăng ký làm nodes. Hàng năm, các nodes sẽ được trả phí, có khi lên tới hơn 50% số tiền họ sở hữu. Nhưng rủi ro nằm ở chỗ là loại tiền đó có thể bị sụt giá so với đô la nên khi bán ra lại thu được lượng tiền đô la thấp hơn nhiều so với số đô la đầu tư ban đầu.
- Thứ tư, giao dịch mua bán tiền mật mã. Do tiền mã hóa có độ giao động khá lớn nên mua bán tiền này cũng là cách kiếm tiền của nhiều người.
- Thứ năm, làm các dịch vụ lập trình liên quan đến blockchain và tiền mật mã. Do nhu cầu ứng dụng tiền mật mã tăng nhanh nên có nhiều đơn đặt hàng cho loại này trong khi nguồn nhân lực lập trình phù hợp lại khan hiếm. Các lập trình viên thạo lĩnh vực này có thể kiếm tiền dễ dàng nếu biết hợp tác với nhau thành các nhóm có thực lực.
- Thứ sáu, đầu tư vào các ICO. Đây là mảng có khả năng sinh lời gấp hàng chục, hàng trăm lần nhưng cũng có mức rủi ro tương tự. Tôi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không nói nhiều. Chỉ xin có ý kiến là đầu tư vào ICO cần hiểu rõ, phân tích kỹ và xác định đầu tư 10, mất 9 được một vẫn lãi hãy tham gia.
PV: Gần đây có rất nhiều thông tin tiêu cực về tiền mật mã như lượng tiền mật mã hàng trăm triệu bị hack, ICO lừa đảo, đa cấp sử dụng tiền mật mã để lừa đảo…Anh có ý kiến gì về vấn đề này.
Ếch: Tích cực và tiêu cực, lợi ích và rủi ro, lòng tin và sự ngờ vực là bản chất của tất cả các thị trường. Nó giống như ban đêm và ban ngày vậy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các tài khoản tiếp tục bị hack, ICO lừa tiếp tục bị vạch trần và những nhà đầu tư tiếp tục bị mất tiền. Nhưng tôi cũng tin vào tính hữu dụng của kế toán tam phân, của blockchain, của tiền mật mã, của hợp đồng thông minh. Tôi có niềm tin sâu sắc rằng, chính các ICO đang đem lại động lực sáng tạo vô cùng lớn cho thế giới này. Bên cạnh các ICO thất bại do ảo tưởng, do non kém kỹ thuật, do yếu về kinh doanh sẽ có những ICO thành công đem đến những công nghệ mới giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi tin rằng chính sẽ thắng tà và chúng ta sẽ sớm có được một thế giới phổ biến tiền mật mã và các công nghệ tuyệt vời đi với nó. Với tiền mật mã, chúng ta cần tiếp tục học hỏi, cảnh giác và vững tin.
PV: Xin cảm ơn anh về buổi nói chuyện thú vị này. Chúc anh thành công với niềm tin của mình.
(Bài viết từ 2018 nên có nhiều thông tin chưa được cập nhật)
Hung Dang
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,071
Động cơ
415,128 Mã lực
Em thử trên binance. Nói chung nguyên tắc đầu cơ của em với món này như sau:
1. Ném tất cả (25 củ) vào doge coin.
2. Khi nào nó double, em sẽ rút lấy vốn.
3. Để đó, nếu tăng tiếp thì em sẽ cân nhắc rút ra khi cảm giác thỏa mãn.
Hết. Còn mất thì coi như năm nay em ko đổi điện thoại nữa.
Hi vọng thớt này ko bị xóa, để cuối năm em review lại cho các cụ xem như thế nào.
Cụ cho em hỏi là phải cung cấp thông tin CMD/ID và chụp ảnh CMT thì giao dịch được đúng không ạ. Ngoài ra thì nạp tiền qua visa hay qua phương thức nào để mua được coin ạ. Có sợ lộ thông tin cá nhân không ạ. Thank cụ
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,264
Động cơ
202,505 Mã lực
Nơi ở
noland
Cụ cho em hỏi là phải cung cấp thông tin CMD/ID và chụp ảnh CMT thì giao dịch được đúng không ạ. Ngoài ra thì nạp tiền qua visa hay qua phương thức nào để mua được coin ạ. Có sợ lộ thông tin cá nhân không ạ. Thank cụ
Em k rõ vì em bảo c em trai mua.
 
Biển số
OF-500237
Ngày cấp bằng
24/3/17
Số km
372
Động cơ
190,964 Mã lực
Ôi thế thì cũng căng nhỉ, cài apps vào chơi với nhà cái tỷ lệ thua đã cao rồi, lãi hoặc lỗ mà rút tiền về TK còn có khả năng sau này bị truy thu thì ...
Vâng giống hồi bọn em làm app ấy, mấy năm đầu nhà nước chả quan tâm, nhưng sau là truy thu tất, lôi từ lịch sử ngân hàng ra truy chả trượt phát nào, món tiền này cũng thế thôi, tuỳ các cụ ấy cả :)
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Ông nào cũng được thì ông nào mất để bù vào?:D
 

huntermedia511

Xe máy
Biển số
OF-738945
Ngày cấp bằng
10/8/20
Số km
83
Động cơ
64,220 Mã lực
Tuổi
39
Khá nhiều người Việt đặc biệt là giới trẻ đang cuống cuồng cuốn vào cơn lốc chơi các loại Coin, người ta gắn cho nó tỷ tỷ mỹ từ và những khái niệm vô cùng hoành tráng với viễn cảnh cực kỳ tươi đẹp.
Bài viết này không nhằm mục đích "dìm hàng" coin cũng không khuyến khích chơi coin mà chỉ muốn để các bạn biết những rủi ro và chấp nhận rủi ro khi chơi coin.
1. Đầu tiên coin là gì? Ồ, bạn sẽ đọc được hàng ngàn những thứ hay ho cũng như xấu tệ về coin. Mê hồn trận. Nhưng định nghĩa một cách vô cùng đơn giản và dễ hiểu thì coin là vật phẩm ảo, bởi cho dù nó được sinh ra dưới bất cứ thuật toán hay công nghệ gì đi nữa thì nó cũng là sản phẩm của thế giới ảo, chỉ tồn tại và chỉ lưu hành trong thế giới ảo là mạng internet.
Không có mạng internet thì không có coin! *** cần phải giải thích nhiều! *** tin thì cứ cầm bitcoin lên núi xem có mua được gà đồi mà ăn k?
2. Coin có phải là tiền tệ không? Chắc chắn là KHÔNG.
Như đã nói ở trên, coin sinh ra từ mạng internet và không được chính phủ bảo đảm hay công nhận, cho dù là Bitcoin hay Dogecoin hay cái *** què gì coin đi nữa thì nó cũng chỉ là tài sản ảo, dựa trên niềm tin và sự kỳ vọng của một số người, giá trị nội tại của nó hoàn toàn là số 0.
Ngược lại, tiền tệ do chính phủ mỗi quốc gia phát hành luôn được gắn liền với hoạt động của nhà nước, đại diện cho một lượng hàng hóa, tài sản trong nền kinh tế của quốc gia, phản ánh sức mạnh của nền kinh tế ấy. Tại sao Đô La Mỹ mạnh? Vì kinh tế Mỹ mạnh! Tại sao lại có lạm phát? Vì lạm pháth là khi tiền lưu thông (do chính phủ in ra) nhiều hơn lượng hàng hóa/tài sản/của cải xã hội.
Nhiều bạn ngây thơ cho rằng coin là tiền điện tử là mobi money và sẽ được các quốc gia chấp nhận.

Coin không phải là tiền điện tử, không phải mobi money. Bởi tiền điện tử hay mobi money có thể do ngân hàng trung ương các nước phát hành và điều chỉnh giá trị theo tiền thật.
Và in tiền thật là đặc quyền của nhà nước, của quốc gia. Không một nhà nước hay quốc gia nào sẽ từ bỏ đặc quyền ấy cả!
Không ai, không một quốc gia nào sẽ trao nền kinh tế của mình cho những "đứa con" vô thừa nhận không biết ai sinh ra ai phát hành ai kiểm soát!
Hãy thử nhìn xem, khi Elon Musk phán một câu cho mua xe Tesla bằng Bitcoin - giá Bitcoin tăng dựng đứng như Rocket 1h! Tesla tranh thủ bán ra số Bitcoin đã mua vào kiếm lời khẳm, sau đó ko cho mua xe nữa vì lý do trời ơi là ...bảo vệ môi trường! Và giá Bitcoin cắm đầu xuống! sau đó lại bảo Dogecoin lên vũ trụ, thế là Dogecoin lại dựng đứng như rocket 12h, tiền thiên hạ, tiền của thiên hạ lại chạy vào túi Tesla ầm ầm :))
Liệu có chính phủ hay quốc gia nào thiếu tầm nhìn tới mức để Tesla hay bất kể tài phiệt đầu tư nào có thể can thiệp vào giá trị tiền tệ như vậy không?
Nói tóm lại, dù được khoác lên bất cứ thứ gì để đánh bóng hay marketing bằng bất cứ công nghệ blockchain hiện đại hay cái gì đi nữa thì về bản chất giá trị nội tại của coin = 0, nó không được tạo ra bởi của cải xã hội nó không gắn với và không đại diện cho bất kỳ tài sản hữu hình nào mà chỉ dựa trên niềm tin của một số người, một cộng đồng ...và được điều khiển bởi một vài cá mập - nhà đầu tư tay to.
Vậy đầu tư hay chơi coin là sai hay đúng? ko sai mà cũng ko đúng.
Đơn giản là "Play at your own risk", hãy đơn giản coi nó là "hàng hóa" để đầu cơ.
Có nghĩa là tiền mà các bạn thu được từ đầu cơ kinh doanh coin là tiền từ nhà đầu tư khác đổ vào.
Nhà đầu tư nào sáng suốt đổi coin ra tiền thật đúng thời điểm thì thắng, sai thời điểm thì thua hoặc tệ hơn nữa sập sàn sập coin thì mất trắng.
Các bạn cứ có lãi kiếm được tiền là tốt,ai mất tiền thì kệ
By the way, nếu ai đó rót vào tai các bạn rằng coin là "tiền tiến bộ" "tiền tương lai" thì hãy block nó luôn! Bố tổ sư quân mất nết lừa đảo!
"Tiền tiến bộ" sao ko dùng để trao đổi mua bán hàng hóa mà sống, mua nhà mua xe mà ở? Mà lại phải đổi từ "tiền tiến bộ" sang "tiền lạc hậu" aka tiền thật để tiêu?
Và, cái thứ "tiền tiến bộ" đó đang phá hoại môi trường khủng khiếp, lượng điện dùng để đào Bitcoin gấp 10 lần lượng điện mà cả Google tiêu thụ, tương đương điện năng tiêu thụ của cả nước Thụy Sĩ và vẫn đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng!
Nguồn: Suv
Nói chung các chú thick phát minh ra cái gì tiên tiến hiện đại như Word, Excel, iphone, ipad, FB, IG .... đều được hoan nghênh hết

nhưng các chú lại phát minh ra một thứ cạnh tranh với tiền ảnh hưởng tới an ninh quốc gia , quyền lực của nhà nước

là rất không được rồi ... anh sẽ dập các chú liền
 

ChemGioCoiOp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-741588
Ngày cấp bằng
2/9/20
Số km
614
Động cơ
68,329 Mã lực
Cụ chịu khó đọc cái này sẽ hiểu sơ sơ về blockchain và Coin:
PHỎNG VẤN MỘT CON ẾCH VỀ TIỀN MẬT MÃ

PV: Chào anh ếch, hôm nay mưa to đẹp trời, xin anh vui lòng cho tôi hỏi vài điều về tiền mật mã được không?
Ếch: Ộp ộp. Xin chị cứ hỏi, tôi biết gì sẽ trả lời, không biết thì sẽ nói không biết.
PV: Trong các từ tiền ảo, tiền số, tiền mật mã thì cái người ta đang nói đến nhiều nhất thực ra là loại tiền nào?
Ếch: Người ta đang nói nhiều nhất đến cryptocurrency. Cryto tức là cryptography là mật mã. Currency là tiền. Vậy từ đúng nhất là tiền mật mã.
PV: Thế tiền mật mã là gì? Nó khác gì với loại tiền thông thường?
Ếch: Tiền mật mã là loại tiền tệ ứng dụng công nghệ mật mã đưa thông tin giao dịch vào chuỗi khối hay gọi là blockchain. Nhờ công nghệ blockchain mà loại tiền này mặc dù lưu thông trên môi trường internet nhưng tất cả các giao dịch đều được xác thực bởi số lớn người dùng dựa trên dữ liệu giao dịch được chia sẻ và không ai có thể tiêu tiền mình không có hoặc tiêu cùng một số tiền 2 lần được.
PV: Dữ liệu mà chia sẻ rộng rãi như vậy có lộ bí mật tài sản cá nhân không?
Ếch: Không chị ạ. Khi giao dịch tài khoản hay địa chỉ ví không có bất kỳ thông tin gì của cá nhân nên cá nhân không muốn thì không ai biết được thông tin của họ. Trong khối thông tin giao dịch còn chứa một đoạn mã định danh các giao dịch trước thường dài 256bit giúp các giao dịch liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi khối. Mục đích của việc này để đảm bảo thông tin được chia sẻ có dung lượng nhỏ, dù không dịch ngược lại được thành thông tin gốc nhưng đảm bảo phản ánh chính xác thông tin gốc khiến cho không ai có thể sửa thông tin gốc sau khi đã được mật mã vào chuỗi khối.
PV: Vì sao người ta phải làm thế anh nhỉ?
Ếch: Vì chúng ta muốn có một thị trường mọi người giao dịch với nhau mà không cần lòng tin. Hãy bắt đầu từ khái niệm kế toán tam phân. Bình thường chị đưa tiền cho ai, họ sẽ ký vào giấy nợ để chị giữ và họ cũng ghi vào sổ của họ, nếu cẩn thận thì đưa chị ký. Chỉ hai người ghi chép như vậy là kế toán nhị phân. Còn kế toán tam phân là chị và họ giao dịch gì cũng có bên thứ 3 làm chứng, ghi chép chi tiết và xác thực. Với hệ thống kế toán tam phân như vậy, chị có thể giao dịch với bất cứ ai mà không cần biết họ. Trong đời thường thì việc này hơi bất tiện và tốn kém. Nhưng với công nghệ blockchain, chia sẻ dữ liệu mật mã ngang hàng trên môi trường internet thì không chỉ có một người làm chứng mà có hàng chục nghìn người làm chứng và ghi chép với chi phí rất rẻ.
PV: Chi phí rẻ thế nào ạ?
Ếch: Hiện nay mỗi giao dịch trên hệ thống stellar có chi phí bằng 100 stroops tương đương 1/100.000 stellar. Thị giá của stellar hiện nay khoảng 0.21 USD. Như vậy phí cho mỗi giao dịch sẽ là 0.0000021usd.
PV: Ồ, thật tuyệt vời. Nếu tiền mật mã hay thế thì sao nó lại chưa được phổ biến nhỉ?
Ếch: Thực ra hiện tại mức độ phổ biến tiền mật mã đang tăng rất nhanh. Có nhiều quốc gia như Nga đã định đưa tiền mật mã vào sử dụng và các đồng tiền mật mã phổ thông cũng đã được sử dụng để thanh toán ở nhiều quốc gia như bitcoin có thể mua hàng ở nhiều siêu thị của Nhật chẳng hạn. Nhưng tiền mật mã vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục.
PV: Nhược điểm gì vậy anh?
Ếch: Thứ nhất, các hệ thống giao dịch sử dụng tiền mật mã hiện nay chưa có khả năng xử lý được một lượng lớn giao dịch như hệ thống giao dịch tiền tệ hiện hành. Chuẩn tài chính quốc tế phải là vài chục nghin giao dịch một giây. Chưa có hệ thống nào đạt được mức đó. Thứ hai, các loại tiền mật mã phi tập trung hiện nay không có tỷ giá ổn định so với các tiền tệ hiện hành (tiền fiat). Cái này thực sự là thách thức vì nếu muốn phân tán thì không thể neo được tỷ giá theo tiền fiat. Nếu muốn ổn định thì lại phải tập trung. Vì thế mới sinh ra loại tiền mật mã tập trung như đồng USDT thực chất là một dạng tín phiếu kỹ thuật số của Tether giúp cho người ta giao dịch dễ dàng trên internet. USDT được phát hành dựa trên số lượng đô la ký quỹ trong tài khoản công ty này. Thứ ba, các loại tiền mật mã khó kiểm soát được dòng tài chính đi ngược lại nguyên tắc chống rửa tiền của tài chính quốc tế. Thứ tư, tiền mật mã quá minh bạch.
PV: Tiền mật mã quá minh bạch phải là ưu điểm chứ nhỉ?
Ếch: Minh bạch tiền tệ là ưu điểm đối với những ai thích minh bạch, nhưng là nhược điểm đối với những ai thích thao túng. Đáng tiếc là chúng ta đang sống ở thế giới tiền tệ bị thao túng, điều tiết bởi các chính phủ và các định chế tài chính.
PV: Tôi có nghe nói đến việc ứng dụng tiền mật mã trong các hợp đồng thông minh. Anh có thể nói thêm về điểm này được không?
Ếch: Hợp đồng thông minh là dạng hợp đồng được lập trình sẵn để tự thực thi khi các điều kiện đầu vào được đáp ứng. Ví dụ đơn giản: Tôi cung cấp dịch vụ dự báo độ ẩm cho chị. Chị và tôi ký hợp đồng thông minh với nhau theo cách sau: Chúng ta cùng cắm 1 cái ẩm kế điện tử, lấy dữ liệu của nó làm đầu vào để so với độ ẩm do tôi báo. Nếu ẩm kế ngày hôm đó nằm trong khoảng tôi đã báo, tiền mật mã sẽ tự động chuyển từ tài khoản của chị sang tài khoản của tôi để trả phí. Nếu độ ẩm không đúng, việc chuyển tiển sẽ không xảy ra, thậm chí còn ngược lại, tôi sẽ phải bồi thường cho chị vì đã báo sai. Việc thu thập dữ liệu từ ẩm kế, so sánh và chuyển tiền được thực hiện hoàn toàn tự động bằng phần mềm.
PV: Hay nhỉ. Cái này đã áp dụng nhiều vào cuộc sống chưa anh?
Ếch: Hợp đồng thông minh là giai đoạn tiến hoá cao hơn của tiền mật mã. Hiện tại các hợp đồng thông minh được áp dụng khá hạn chế. Tôi nghĩ lý do quan trọng là chưa có ai làm ra được cái hợp đồng thông minh đủ tốt để đưa vào cuộc sống. Ngay cả nền tảng lớn nhất là Ethereum, gần đây người ta đếm được hơn 30.000 lỗi trong cơ chế hợp đồng thông minh của nó.
PV: Vậy rốt cuộc chúng ta nên làm gì với tiền mật mã?
Ếch: Chúng ta nên tìm hiểu, học hỏi và thích nghi dần với nó. Nếu kiến thức đủ tốt, chúng ta có thể kiếm tiền từ nó.
PV: Kiếm tiền từ tiền mật mã à. Thú vị quá, anh có thể nói rõ hơn được không?
Ếch: Tôi thấy có các cách phổ biến sau để kiếm tiền từ tiền mật mã:
- Thứ nhất, phát triển tiền mật mã cho một hệ sinh thái người dùng. Đây là cuộc chơi lớn nhưng rất tiềm năng. Những công ty lớn như Facebook, Google, Amazon, Microsoft… đều đã âm thầm chuẩn bị cho việc ứng dụng tiền mật mã vào hệ sinh thái của họ. Theo tôi việc họ áp dụng chỉ còn là vấn đề thời gian. Nếu ai đó có một hệ sinh thái đủ lớn cũng sẽ có thể phát hành tiền mật mã cho hệ này. Ví dụ như VinID ở Việt Nam chẳng hạn. Có lẽ tất cả đều chờ động thái của các chính phủ để khởi động việc này. Người phát hành tiền mật mã cho một hệ sinh thái sẽ có lợi từ việc giữ lại một phần tiền đó cho mình.
- Thứ hai, đào tiền mật mã. Có nhiều người kiếm tiền bằng cách mua các máy mật mã về để đoán mã phù hợp để được tham gia tạo block chứa các giao dịch cho một loại crypto nhất định. Khi đoán mật mã thành công sẽ được trả phí bằng chính loại tiền mật mã đó, ví dụ như đào bitcoin, đào ETH, DASH…
- Thứ ba, đầu tư làm node cho các loại tiền mật mã mới. Các loại tiền mới đều cần các đối tác xác thực, gọi là node để xác thực các giao dịch. Để làm nodes thì người đầu tư cần phải mua, sở hữu một lượng tiền nhất định và đăng ký làm nodes. Hàng năm, các nodes sẽ được trả phí, có khi lên tới hơn 50% số tiền họ sở hữu. Nhưng rủi ro nằm ở chỗ là loại tiền đó có thể bị sụt giá so với đô la nên khi bán ra lại thu được lượng tiền đô la thấp hơn nhiều so với số đô la đầu tư ban đầu.
- Thứ tư, giao dịch mua bán tiền mật mã. Do tiền mã hóa có độ giao động khá lớn nên mua bán tiền này cũng là cách kiếm tiền của nhiều người.
- Thứ năm, làm các dịch vụ lập trình liên quan đến blockchain và tiền mật mã. Do nhu cầu ứng dụng tiền mật mã tăng nhanh nên có nhiều đơn đặt hàng cho loại này trong khi nguồn nhân lực lập trình phù hợp lại khan hiếm. Các lập trình viên thạo lĩnh vực này có thể kiếm tiền dễ dàng nếu biết hợp tác với nhau thành các nhóm có thực lực.
- Thứ sáu, đầu tư vào các ICO. Đây là mảng có khả năng sinh lời gấp hàng chục, hàng trăm lần nhưng cũng có mức rủi ro tương tự. Tôi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không nói nhiều. Chỉ xin có ý kiến là đầu tư vào ICO cần hiểu rõ, phân tích kỹ và xác định đầu tư 10, mất 9 được một vẫn lãi hãy tham gia.
PV: Gần đây có rất nhiều thông tin tiêu cực về tiền mật mã như lượng tiền mật mã hàng trăm triệu bị hack, ICO lừa đảo, đa cấp sử dụng tiền mật mã để lừa đảo…Anh có ý kiến gì về vấn đề này.
Ếch: Tích cực và tiêu cực, lợi ích và rủi ro, lòng tin và sự ngờ vực là bản chất của tất cả các thị trường. Nó giống như ban đêm và ban ngày vậy. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu các tài khoản tiếp tục bị hack, ICO lừa tiếp tục bị vạch trần và những nhà đầu tư tiếp tục bị mất tiền. Nhưng tôi cũng tin vào tính hữu dụng của kế toán tam phân, của blockchain, của tiền mật mã, của hợp đồng thông minh. Tôi có niềm tin sâu sắc rằng, chính các ICO đang đem lại động lực sáng tạo vô cùng lớn cho thế giới này. Bên cạnh các ICO thất bại do ảo tưởng, do non kém kỹ thuật, do yếu về kinh doanh sẽ có những ICO thành công đem đến những công nghệ mới giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Tôi tin rằng chính sẽ thắng tà và chúng ta sẽ sớm có được một thế giới phổ biến tiền mật mã và các công nghệ tuyệt vời đi với nó. Với tiền mật mã, chúng ta cần tiếp tục học hỏi, cảnh giác và vững tin.
PV: Xin cảm ơn anh về buổi nói chuyện thú vị này. Chúc anh thành công với niềm tin của mình.
(Bài viết từ 2018 nên có nhiều thông tin chưa được cập nhật)
Hung Dang

Em đọc toét cmn cả mắt mà vẫn không hiểu cụ nói thớt "Nhầm cơ bản về Coin và Blockchain" ntn?
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Nói chung các chú thick phát minh ra cái gì tiên tiến hiện đại như Word, Excel, iphone, ipad, FB, IG .... đều được hoan nghênh hết

nhưng các chú lại phát minh ra một thứ cạnh tranh với tiền ảnh hưởng tới an ninh quốc gia , quyền lực của nhà nước

là rất không được rồi ... anh sẽ dập các chú liền
phát minh đấy bản chất cũng không phải tiền, cũng chả bao giờ cạnh tranh được với tiền. Muốn trở thành tiền của quốc gia phải đảm bảo nhiều yếu tố, mấy cái đồng coin nghẻ đấy làm tiền của nhóm nhỏ còn chả được nữa đòi làm tiền của một đất nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top