- Biển số
- OF-94242
- Ngày cấp bằng
- 6/5/11
- Số km
- 10,291
- Động cơ
- 486,460 Mã lực
Trích facebook nhà báo Trương Anh Ngọc, tóm lại nó như ngành dịch vụ.
Truong Anh Ngoc
1 giờ · Hà Nội ·
Sau khi đăng bài viết "Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên và luật im lặng", mình nhận được khá nhiều message của một số giáo viên. Họ đều là các cô giáo và đều đề nghị xin giấu tên nếu như mình viết về họ. Đơn giản là họ sợ, một nỗi sợ hãi rất dễ hiểu và cảm thông cho những người đã sống cùng với cái ác, cái xấu mà không thể đủ lực, đủ lượng để chống lại chúng, ở đây là trong môi trường giáo dục. Một môi trường có thể sản sinh ra những hiệu trưởng như ở trường Nam Trung Yên, bởi cơ chế đã tạo ra họ, cho họ quyền lực và lạm dụng nó.
Một cô giáo viết rằng, cô chỉ gửi message riêng cho mình, vì thấy rằng, việc cô vào like hay comment bài về "luật im lặng" của mình là "nhạy cảm" và khiến cô có thể bị "này nọ". Cô viết: "Em cũng là một giáo viên ở vùng quê. Em sợ. Sợ lắm anh ạ". Theo cô, "chuyện về hiệu trưởng kiểu như vậy em thấy đầy anh ơi. Cũng có kiện. Có tố cáo rồi cũng thanh tra nhưng đâu lại vào đấy. Cuối cùng cũng bị lãnh đủ kiểu như thầy Đỗ Việt Khoa hồi ấy. Bởi vì có một hệ thống từ phòng giáo dục đến hiệu trưởng rồi Sở giáo dục. Hệ thống ấy rất kiên cố. Giáo viên rất sợ". Cô viết tiếp: "Họ rất tài, có thể biến trắng thành đen trong nháy mắt. Nói và làm là 2 việc rất khác nhau. Em cũng làm việc với một cô hiệu trưởng có ô dù lớn nên phần nào hiểu được. Không hề có sự dân chủ nào cả. Nếu có ý kiến thì bị cho là chống đối, hoặc quy về tội tư tưởng chính trị".
Một cô giáo viết rằng, trong trường học của Việt Nam, hiệu trường bây giờ giống như một ông vua, bà chúa. "Họ có tất cả mọi quyền, từ đuổi cho đến tuyển chọn giáo viên. Nhiều khi đơn giản họ thấy thích giáo viên đó là vì họ đẹp, biết hát, biết múa, còn năng lực từ từ bồi dưỡng sau", cô viết. Ngoài ra, theo cô giáo đang dạy ở thành phố Hồ Chí Minh này, Quyết định 03 của UBND TPHCM đã tạo thêm nhiều quyền lực sinh sát cho các hiệu trưởng, biến các ngôi trường thành một nơi đặc biệt của họ. Với quyết đinh ấy, "giáo viên muốn chuyển sang nơi khác phải thi tuyển và chấp nhận mức lương lại từ đầu. Vì vậy giáo viên phải làm ngơ (trước các tiêu cực-A.N) là điều dễ hiểu! Anh có biết bây giờ giáo viên suy nghĩ rất đơn giản, là chỉ cần cho anh em hoặc con cái sau này biết hát, múa, giao tiếp là làm được tất cả mọi việc không?". Cô viết tiếp, "việc giáo viên thi tuyển lại càng khó, không quen biết, không có Bác chỉ đường cũng thua, nên Quyết định 03 ra là khoá miệng giáo viên lại. Việc giao quyền hết cho hiệu trưởng lại càng tiêu cực"
Đấy chỉ là hai trong số các message mình nhận được. Và có lẽ mình sẽ còn nhận được nhiều nữa, vì câu chuyện vị hiệu trưởng lạm dụng quyền lực và dối trá vẫn chưa dừng lại, và cần phải được làm tới cùng để không phải chỉ để làm sạch môi trường giáo dục như có ai đã comment cho mình, mà là để con cái chúng ta không lây nhiễm sự bẩn thỉu từ những người mà lẽ ra phải truyền cho chúng sự tử tế và điều tốt đẹp. Và hiểu thêm nữa về những gì đang xảy ra phía bên trong những ngôi trường mà phía ngoài luôn dán đầy những khẩu hiệu to tát...
Truong Anh Ngoc
1 giờ · Hà Nội ·
Sau khi đăng bài viết "Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên và luật im lặng", mình nhận được khá nhiều message của một số giáo viên. Họ đều là các cô giáo và đều đề nghị xin giấu tên nếu như mình viết về họ. Đơn giản là họ sợ, một nỗi sợ hãi rất dễ hiểu và cảm thông cho những người đã sống cùng với cái ác, cái xấu mà không thể đủ lực, đủ lượng để chống lại chúng, ở đây là trong môi trường giáo dục. Một môi trường có thể sản sinh ra những hiệu trưởng như ở trường Nam Trung Yên, bởi cơ chế đã tạo ra họ, cho họ quyền lực và lạm dụng nó.
Một cô giáo viết rằng, cô chỉ gửi message riêng cho mình, vì thấy rằng, việc cô vào like hay comment bài về "luật im lặng" của mình là "nhạy cảm" và khiến cô có thể bị "này nọ". Cô viết: "Em cũng là một giáo viên ở vùng quê. Em sợ. Sợ lắm anh ạ". Theo cô, "chuyện về hiệu trưởng kiểu như vậy em thấy đầy anh ơi. Cũng có kiện. Có tố cáo rồi cũng thanh tra nhưng đâu lại vào đấy. Cuối cùng cũng bị lãnh đủ kiểu như thầy Đỗ Việt Khoa hồi ấy. Bởi vì có một hệ thống từ phòng giáo dục đến hiệu trưởng rồi Sở giáo dục. Hệ thống ấy rất kiên cố. Giáo viên rất sợ". Cô viết tiếp: "Họ rất tài, có thể biến trắng thành đen trong nháy mắt. Nói và làm là 2 việc rất khác nhau. Em cũng làm việc với một cô hiệu trưởng có ô dù lớn nên phần nào hiểu được. Không hề có sự dân chủ nào cả. Nếu có ý kiến thì bị cho là chống đối, hoặc quy về tội tư tưởng chính trị".
Một cô giáo viết rằng, trong trường học của Việt Nam, hiệu trường bây giờ giống như một ông vua, bà chúa. "Họ có tất cả mọi quyền, từ đuổi cho đến tuyển chọn giáo viên. Nhiều khi đơn giản họ thấy thích giáo viên đó là vì họ đẹp, biết hát, biết múa, còn năng lực từ từ bồi dưỡng sau", cô viết. Ngoài ra, theo cô giáo đang dạy ở thành phố Hồ Chí Minh này, Quyết định 03 của UBND TPHCM đã tạo thêm nhiều quyền lực sinh sát cho các hiệu trưởng, biến các ngôi trường thành một nơi đặc biệt của họ. Với quyết đinh ấy, "giáo viên muốn chuyển sang nơi khác phải thi tuyển và chấp nhận mức lương lại từ đầu. Vì vậy giáo viên phải làm ngơ (trước các tiêu cực-A.N) là điều dễ hiểu! Anh có biết bây giờ giáo viên suy nghĩ rất đơn giản, là chỉ cần cho anh em hoặc con cái sau này biết hát, múa, giao tiếp là làm được tất cả mọi việc không?". Cô viết tiếp, "việc giáo viên thi tuyển lại càng khó, không quen biết, không có Bác chỉ đường cũng thua, nên Quyết định 03 ra là khoá miệng giáo viên lại. Việc giao quyền hết cho hiệu trưởng lại càng tiêu cực"
Đấy chỉ là hai trong số các message mình nhận được. Và có lẽ mình sẽ còn nhận được nhiều nữa, vì câu chuyện vị hiệu trưởng lạm dụng quyền lực và dối trá vẫn chưa dừng lại, và cần phải được làm tới cùng để không phải chỉ để làm sạch môi trường giáo dục như có ai đã comment cho mình, mà là để con cái chúng ta không lây nhiễm sự bẩn thỉu từ những người mà lẽ ra phải truyền cho chúng sự tử tế và điều tốt đẹp. Và hiểu thêm nữa về những gì đang xảy ra phía bên trong những ngôi trường mà phía ngoài luôn dán đầy những khẩu hiệu to tát...