Trẻ con đến trường chỉ học kiến thức thôi (toán, lý, hóa, ngoại ngữ, ..v.v...) chứ đừng mong nó học được đạo đức và nhân cách. Xưa và nay vẫn vậy, chỉ có người cố tình không hiểu.
Nhân cách và đạo đức của con người hình thành từ Gia đình và Xã hội (luật pháp) chứ từ nhà trường là hầu như = zero. Thậm chí gia đình và xã hội phải nhận gánh nặng bồi đắp thật nhiều đạo đức cho trẻ con, để chống lại sự suy giảm nhân cách khi trẻ con đi học và bị lây nhiễm sự tiêu cực từ nhà trường và thầy cô giáo.
Đâu đó, có những thầy cô giáo tốt, có tâm,... nhưng tỷ lệ đó cũng tương đương với nhiều ngành nghề khác, nghề bác sỹ, công nhân, quét rác, bán hàng, lái xe,... vẫn có nhiều người tốt và có tâm, không riêng gì nghề giáo và tỷ lệ cũng tương đồng.
Cái dở nhất, cái mà kéo lùi giáo dục VN, là coi nghề giáo như 1 chuẩn mực đạo đức hơn các nghề còn lại, thật là một sai lầm thiên niên kỷ.
Để cứu vớt giáo dục VN, ngay lập tức phải tiến hành:
- Dừng ngay việc tuyên truyền nghề giáo là thanh cao hay đạo đức hơn các nghề khác
- Thị trường hóa sâu rộng nghề dạy học
- Nhận thức lại một vấn đề hệ trọng: Xã hội và Gia đình là mang dấu CỘNG vào bồi đắp nhân cách trẻ, Nhà trường mang dấu TRỪ. Nhận thức được hiểm họa làm GIẢM nhân cách trẻ từ nhà trường, khiến cho Xã hội và Gia đình phải CỘNG thật nhiều để bù đắp do dấu TRỪ của nhà trường.
- Những cá nhân thầy cô tốt hoặc có tâm, đừng có lên truyền thông la làng, rồi thì bồi bút lại ca ngợi loạn xạ, chứ thật ra tỷ lệ những người có tâm này cũng ngang với mọi ngành nghề khác. Sự cường điệu công lao nhân cách một cách ấu trĩ này khiến xã hội bị ảo tưởng về nghề giáo viên.
Làm được những điều trên, giáo dục VN sẽ cất cánh.