Chuẩn đấy cụ. Thế thì xã hội này loạn mất. Chỉ tiền đầy túi quan tham thôiThay vì "Thi Công Chức"như hiện nay,lại có "Thi Hợp Đồng" với hai năm một lần???
Vẫn thế thôi,thậm chí còn tệ hơn khi phải liên tục chuẩn bị "phong bì" cho các cuộc thi.
Chuẩn đấy cụ. Thế thì xã hội này loạn mất. Chỉ tiền đầy túi quan tham thôiThay vì "Thi Công Chức"như hiện nay,lại có "Thi Hợp Đồng" với hai năm một lần???
Vẫn thế thôi,thậm chí còn tệ hơn khi phải liên tục chuẩn bị "phong bì" cho các cuộc thi.
Một bài viết khá hay, tương đối đúng với thực tế, không chỉ ngành giáo dục mà tất cả các cơ quan nhà nước khác.Trích facebook nhà báo Trương Anh Ngọc, tóm lại nó như ngành dịch vụ.
Truong Anh Ngoc
1 giờ · Hà Nội ·
Sau khi đăng bài viết "Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên và luật im lặng", mình nhận được khá nhiều message của một số giáo viên. Họ đều là các cô giáo và đều đề nghị xin giấu tên nếu như mình viết về họ. Đơn giản là họ sợ, một nỗi sợ hãi rất dễ hiểu và cảm thông cho những người đã sống cùng với cái ác, cái xấu mà không thể đủ lực, đủ lượng để chống lại chúng, ở đây là trong môi trường giáo dục. Một môi trường có thể sản sinh ra những hiệu trưởng như ở trường Nam Trung Yên, bởi cơ chế đã tạo ra họ, cho họ quyền lực và lạm dụng nó.
Một cô giáo viết rằng, cô chỉ gửi message riêng cho mình, vì thấy rằng, việc cô vào like hay comment bài về "luật im lặng" của mình là "nhạy cảm" và khiến cô có thể bị "này nọ". Cô viết: "Em cũng là một giáo viên ở vùng quê. Em sợ. Sợ lắm anh ạ". Theo cô, "chuyện về hiệu trưởng kiểu như vậy em thấy đầy anh ơi. Cũng có kiện. Có tố cáo rồi cũng thanh tra nhưng đâu lại vào đấy. Cuối cùng cũng bị lãnh đủ kiểu như thầy Đỗ Việt Khoa hồi ấy. Bởi vì có một hệ thống từ phòng giáo dục đến hiệu trưởng rồi Sở giáo dục. Hệ thống ấy rất kiên cố. Giáo viên rất sợ". Cô viết tiếp: "Họ rất tài, có thể biến trắng thành đen trong nháy mắt. Nói và làm là 2 việc rất khác nhau. Em cũng làm việc với một cô hiệu trưởng có ô dù lớn nên phần nào hiểu được. Không hề có sự dân chủ nào cả. Nếu có ý kiến thì bị cho là chống đối, hoặc quy về tội tư tưởng chính trị".
Một cô giáo viết rằng, trong trường học của Việt Nam, hiệu trường bây giờ giống như một ông vua, bà chúa. "Họ có tất cả mọi quyền, từ đuổi cho đến tuyển chọn giáo viên. Nhiều khi đơn giản họ thấy thích giáo viên đó là vì họ đẹp, biết hát, biết múa, còn năng lực từ từ bồi dưỡng sau", cô viết. Ngoài ra, theo cô giáo đang dạy ở thành phố Hồ Chí Minh này, Quyết định 03 của UBND TPHCM đã tạo thêm nhiều quyền lực sinh sát cho các hiệu trưởng, biến các ngôi trường thành một nơi đặc biệt của họ. Với quyết đinh ấy, "giáo viên muốn chuyển sang nơi khác phải thi tuyển và chấp nhận mức lương lại từ đầu. Vì vậy giáo viên phải làm ngơ (trước các tiêu cực-A.N) là điều dễ hiểu! Anh có biết bây giờ giáo viên suy nghĩ rất đơn giản, là chỉ cần cho anh em hoặc con cái sau này biết hát, múa, giao tiếp là làm được tất cả mọi việc không?". Cô viết tiếp, "việc giáo viên thi tuyển lại càng khó, không quen biết, không có Bác chỉ đường cũng thua, nên Quyết định 03 ra là khoá miệng giáo viên lại. Việc giao quyền hết cho hiệu trưởng lại càng tiêu cực"
Đấy chỉ là hai trong số các message mình nhận được. Và có lẽ mình sẽ còn nhận được nhiều nữa, vì câu chuyện vị hiệu trưởng lạm dụng quyền lực và dối trá vẫn chưa dừng lại, và cần phải được làm tới cùng để không phải chỉ để làm sạch môi trường giáo dục như có ai đã comment cho mình, mà là để con cái chúng ta không lây nhiễm sự bẩn thỉu từ những người mà lẽ ra phải truyền cho chúng sự tử tế và điều tốt đẹp. Và hiểu thêm nữa về những gì đang xảy ra phía bên trong những ngôi trường mà phía ngoài luôn dán đầy những khẩu hiệu to tát...
Thực ra là xảy ra ở tất cả chỗ nào có cờ đỏ búa liềm, chi bộ Đảng cơ. Quyền lực gần như tuyệt đối, độc quyền, ko ai làm gì dc, dễ dẫn đến tha hoá, thế nên hiệu trưởng khắp VN như cô hiệu trưởng NTY đầy rẫy, cccm lạ gì. Qua vụ này cũng đừng nghĩ dư luận có trọng lượng, chả là cái thá gì đâu, chả qua cô hiệu trưởng chưa ô dù lớn, con tốt nhỏ nhoi thôiMột bài viết khá hay, tương đối đúng với thực tế, không chỉ ngành giáo dục mà tất cả các cơ quan nhà nước khác.
Mời cụ 1000 lyTrẻ con đến trường chỉ học kiến thức thôi (toán, lý, hóa, ngoại ngữ, ..v.v...) chứ đừng mong nó học được đạo đức và nhân cách. Xưa và nay vẫn vậy, chỉ có người cố tình không hiểu.
Nhân cách và đạo đức của con người hình thành từ Gia đình và Xã hội (luật pháp) chứ từ nhà trường là hầu như = zero. Thậm chí gia đình và xã hội phải nhận gánh nặng bồi đắp thật nhiều đạo đức cho trẻ con, để chống lại sự suy giảm nhân cách khi trẻ con đi học và bị lây nhiễm sự tiêu cực từ nhà trường và thầy cô giáo.
Đâu đó, có những thầy cô giáo tốt, có tâm,... nhưng tỷ lệ đó cũng tương đương với nhiều ngành nghề khác, nghề bác sỹ, công nhân, quét rác, bán hàng, lái xe,... vẫn có nhiều người tốt và có tâm, không riêng gì nghề giáo và tỷ lệ cũng tương đồng.
Cái dở nhất, cái mà kéo lùi giáo dục VN, là coi nghề giáo như 1 chuẩn mực đạo đức hơn các nghề còn lại, thật là một sai lầm thiên niên kỷ.
Để cứu vớt giáo dục VN, ngay lập tức phải tiến hành:
- Dừng ngay việc tuyên truyền nghề giáo là thanh cao hay đạo đức hơn các nghề khác
- Thị trường hóa sâu rộng nghề dạy học
- Nhận thức lại một vấn đề hệ trọng: Xã hội và Gia đình là mang dấu CỘNG vào bồi đắp nhân cách trẻ, Nhà trường mang dấu TRỪ. Nhận thức được hiểm họa làm GIẢM nhân cách trẻ từ nhà trường, khiến cho Xã hội và Gia đình phải CỘNG thật nhiều để bù đắp do dấu TRỪ của nhà trường.
- Những cá nhân thầy cô tốt hoặc có tâm, đừng có lên truyền thông la làng, rồi thì bồi bút lại ca ngợi loạn xạ, chứ thật ra tỷ lệ những người có tâm này cũng ngang với mọi ngành nghề khác. Sự cường điệu công lao nhân cách một cách ấu trĩ này khiến xã hội bị ảo tưởng về nghề giáo viên.
Làm được những điều trên, giáo dục VN sẽ cất cánh.
Em đang lăn tăn giữa bỏ và ko vì hơn 20 năm rồi, đầu 5 rồiTiếc là em đã bỏ đc 4 năm rùi đó cụ, hixx.
Em chỉ từng là viên chức 18 năm có lẻ thôi
Em đang tiếc lẽ ra em bỏ sớm hơn, hixx
Chuẩn rồi cụ à. Mời cụ 1 ly nhé.Thực ra là xảy ra ở tất cả chỗ nào có cờ đỏ búa liềm, chi bộ **** cơ. Quyền lực gần như tuyệt đối, độc quyền, ko ai làm gì dc, dễ dẫn đến tha hoá, thế nên hiệu trưởng khắp VN như cô hiệu trưởng NTY đầy rẫy, cccm lạ gì. Qua vụ này cũng đừng nghĩ dư luận có trọng lượng, chả là cái thá gì đâu, chả qua cô hiệu trưởng chưa ô dù lớn, con tốt nhỏ nhoi thôi
Mình cũng từng 7 năm viên chức, ra ngoài 1 năm đã thấy khác hẳn con người chứ chưa nói đến nay.Tiếc là em đã bỏ đc 4 năm rùi đó cụ, hixx.
Em chỉ từng là viên chức 18 năm có lẻ thôi
Em đang tiếc lẽ ra em bỏ sớm hơn, hixx
Cụ giả vờ không hiểu hay lái nội dung thớt vậy ? Ở đây đang nói là cái hệ thống quản lý giáo dục chứ không " đánh đồng " Giáo viên chung chung Cụ nhé . Giáo viên là những người hàng ngày trực tiếp giáo dục , giảng dạy học sinh kia kìa . Ngày vinh danh họ được tặng hoa , quà là do xã hội hay trực tiếp những người đang muốn nhờ vả lợi dụng họ kiểu vật chất + tình cảm = Được việc của họ thì họ mới " Đi " kiểu ăn cây nào , rào cây ấy xong việc là thôi . Ví dụ Con cụ năm nay học lớp 10 thì đi các Thầy cô lớp 10 như đi " Tặng quà " các thầy cô năm con cụ học lớp 4 vậy . Thử hỏi nếu trong CCCM đây hầu hết đều đi qua trong đời vài chục thầy cô vậy liệu rằng đi hết họ ( Những người mình yêu quý thôi ) được không ? Hơn nữa ở đây giáo viên là Dân đen thấp cổ bé họng và là nhóm lao động trực tiếp dễ bị tổn thương nhất từ các chế độ , chính sách của cấp trên ban ra cụ nhé . Mọi người đang nói chuyện đến các Quan làm quản lí giáo dục tính từ hiệu phó , hiệu trưởng , cán bộ của phòng GD , sở GD , bộ GD là những người không phải trực tiếp giảng dạy mà quản lí và " vẽ " ra cái nền giáo dục thần thánh mà chúng ta đang được hưởng đây .Em thấy nghề nào cũng vậy thôi. Có điều cá nhân em nghĩ nghề giáo viên đc mọi người trọng vọng nên ko mổ sẻ nhiều thôi, chứ ngẫm 20/11, 8/3, tết nhất..mà xem ạ. Em ko đánh đồng tất cả, nhưng tình trạng biếu quà & nhận quà như trảy hội. Như thế có được gọi là tham ô, tham nhũng công khai ko ạ
Thôi đừng bỏ cụ ah. Cụ dấn nốt đi rồi nghỉ sớm, đc đền bù mấy trăm tr, khi đó cụ làm gì thì làm, cũng ổn. Ra ở cái đầu 5 chán ốm, hixx.Em đang lăn tăn giữa bỏ và ko vì hơn 20 năm rồi, đầu 5 rồi
Em đang làm quản lý giáo dục ở một vùng quê xa đây. Trường em có gần 1000 Hs với gần 50 CBGv. Môi trường làm việc thì cũng có thế này thế kia, nhưng có vẻ vùng em chưa tới mức như thế. Anh em trong trường khá thân thiện. Chỉ mỗi tội trường có mười mấy thầy nên 2 , 3 ngày lại đi nhậu một lần theo vòng, từ " thằng HT" dến "Thằng bảo vệ", xoay tua liên tục nên hơi mệt thôi.Cụ nào làm hiệu trưởng xác nhận đi
Ah, khác ngay và luôn ý chứMình cũng từng 7 năm viên chức, ra ngoài 1 năm đã thấy khác hẳn con người chứ chưa nói đến nay.
Vâng, cơ bản là chúng ta vẫn giữ được lũy tre làng. Tình người sau lũy tre vẫn còn được trân trọng kha khá nên cái tư tưởng "bựa" trong hệ thống nhà nước chưa thể lấn át được. Cảm ơn cụ và ngôi trường của mình.Em đang làm quản lý giáo dục ở một vùng quê xa đây. Trường em có gần 1000 Hs với gần 50 CBGv. Môi trường làm việc thì cũng có thế này thế kia, nhưng có vẻ vùng em chưa tới mức như thế. Anh em trong trường khá thân thiện. Chỉ mỗi tội trường có mười mấy thầy nên 2 , 3 ngày lại đi nhậu một lần theo vòng, từ " thằng HT" dến "Thằng bảo vệ", xoay tua liên tục nên hơi mệt thôi.
Em nghĩ cụ chưa đúng. Nghề giáo là nghề cao quý. Làm nghề giáo không đơn giản là chỉ truyền tải kiến thức, nhất là ở bậc phổ thông. Họ vừa chia sẻ kiến thức vưà làm gương cho con trẻ học theo. Đó là công việc rất nhân văn và rất khó khăn, đòi hỏi người thày phải thường xuyên tích lũy cả kiến thức, kinh nghiệm và lối sống chuẩn mực mới làm tốt công việc của mình.Em đồng tình với quan điểm này.
Chúng ta cứ theo bọn Tàu nhiều nên tôn thờ Khổng Tử, xong tâng nghề giáo lên mây xanh.
Cứ xác định nó như các nghề khác.
Nghề giáo là nghề dạy chữ, dạy kiến thức, truyền tải kiến thức từ đứa biết sang đứa chưa biết, thế thôi.
Còn con ngoan hay ko, đạo đức thế nào là ở bố mẹ, nếp nhà và gia đình.
Thầy hay Cô cũng chỉ là con người, cũng cần có cuộc sống bình thường chứ ko phải cứ Thầy/Cô giáo là ăn ko khí uống nước lã đi phổ độ chúng sinh.
Trước nay e chưa bao giờ gặp trường hợp giáo viên ngáo ộp, e cũng chỉ đánh giá giáo viên trên phương diện : kiến thức và cách đối xử với học sinh.
Còn chuyện chơi chiêu, ngoài lề e ko quan tâm.
E ko coi nghề giáo là thánh thần gì hết, cứ phiên phiến coi như 1 ngành thuần túy dịch vụ như bao ngành nghề khác cũng đc mà.
ps : Các giáo viên của e, thực sự e kính trọng . Nhưng đứng xa nhìn chứ e ko tiếp xúc, lại gần