Cụ đọc kỹ lại câu từ khoản 4 điều 4 thông tư 03/2018 của bộ xây dựng cụ nhé.
4. Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thuê tổ chức tư vấn lập phương án, giải pháp phá dỡ, giao cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng cấp thẩm định trước khi quyết định phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ. Chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí liên quan đến việc cưỡng chế tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm: lập, thẩm định, phê duyệt phương án, giải pháp phá dỡ và tổ chức cưỡng chế tháo dỡ.
Tên hồ sơ xử lý là "phương án, giải pháp phá dỡ" nhưng khi tổ chức thực hiện thì hành động là "cưỡng chế tháo dỡ".
Luật lá của xứ Đông lào là phải đọc kỹ, ngẫm từng từ một ko là ăn hành ngay.
PS: Theo em xu hướng luật hiện tại đang điều chỉnh cho giống với thông lệ của thế giới, tức là tạo nên sự công bằng hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước VS người dân, doanh nghiệp... Đối với riêng trường hợp này, logic của Luật là:
- Anh vi phạm, cơ quan nhà nước yêu cầu anh tự tháo dỡ phần công trình vi phạm
- Không tự nguyện tháo dỡ, nhà nước ra quyết định cưỡng chế
- Nhà nước tổ chức cưỡng chế, nhưng phải đảm bảo đối với các tài sản không liên quan đến việc vi phạm. Chi phí toàn bộ việc cưỡng chế doanh nghiệp phải chịu.
- Yêu cầu người dân, doanh nghiệp đến nhận các tài sản (không vi phạm) sau khi tổ chức cưỡng chế.
- Sau khi thông báo 6 tháng mà không đến nhận, nhà nước bán đấu giá công khai tài sản này, tịch thu vào công quỹ hoặc đối trừ vào các chi phí để tổ chức cưỡng chế.
Ở trường hợp này, anh quận vừa đuối về lý lại còn cạn tình ráo máng. Suốt thời gian nó xây cái công viên nước thì nhắm mắt làm ngơ đếm giấy trong ngăn kéo, đến khi có mùi thì tổ chức đập phá rầm rộ làm bài chính trị.