[Funland] Chánh niệm

Trạng thái
Thớt đang đóng

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,578
Động cơ
767,472 Mã lực
Đây là bác ảnh sư ông và cô Chân Không ( Phượng ) Thày đi tu từ 16yo thì tầm này là tu rồi. Những bức ảnh như này thì cũng công khai chứ có đâu gì bí mật. Nhưng m có 1 vai bà bạn già họ anti lắm; đều là người miền Nam cũ.

B9E38155-FCD3-4073-97FB-380081907E5D.jpeg
Cụ nói rõ ra được ko? Em hơi tò mò về bà bạn già kia. Và cả mợ trên lưng ngựa nữa :P
 

F kun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432347
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
3,010
Động cơ
-82,855 Mã lực
E nghĩ là ảnh fake, vì hồi đó hầu hết toàn ảnh đen trắng, và làm sao rõ nét được như vậy. Mong mọi người cẩn trọng khi đưa tin.
Cụ ấy sinh năm 26. Nhìn ảnh này áng chừng 40 tuổi, là trước sau năm 1966 (thời điểm cụ ấy xuất ngoại, đến 2018 mới về hẳn). Tầm này mà vẫn chưa có ảnh màu ạ?
 

AXEGA

Xe điện
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
2,142
Động cơ
367,143 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Em là người không có kiến thức sâu về tôn giáo. Không hiểu tận cùng của sự tu hành là gì? Tại sao lại phải chia buồn khi đến tuổi về với tiên tổ? Người đã khuất thực sự còn nợ gì người đang sống hay còn vương vấn trần gian, muốn sống tiếp không? Những người sống, đệ tử, phật tử còn đòi hỏi gì ở người đã mất mà buồn? Lúc sinh ra người đó có được đón chào ồn ào không hay chỉ trong vòng tay gia đình? Khi mất đi về với cha mẹ lại ồn ào đến thế? Tâm tang là thế nào? Sao không để cho họ được về với tổ tiên, cha mẹ như cách cha mẹ họ đón họ lúc chào đời?
Với em thì em thấy vui khi người già, người bệnh họ được về với tiên tổ. Em cũng cứ lầm tưởng rằng trong phật giáo cái chết là 1 sự giải thoát và rất đỗi thanh thản cho đến khi thấy quá nhiều người chia buồn vĩnh biệt. Phải chăng người mất thực sự không để lại gì và mất đi mãi mãi? Nếu vậy thì có vẻ không giống như di nguyện của vị thiền sư này rồi. Giờ thì em lại thấy buồn chứ không thấy vui cho người đã mất.
Cuộc sống chứa đựng rất nhiều sự mâu thuẫn mà không thể dùng ngôn từ. Vì dùng đến ngôn từ nó sẽ gây mâu thuẫn, gây tranh cãi và bị kẹt. Có những sự việc có đúng, có sai nhưng có sự việc nó không có đúng, có sai.Câu chuyện về Thiền Sư mất đi nên vui hay buồn cũng vậy.
Với những đệ tử thuận thành luôn thực hành phương pháp Chánh niệm thì tâm họ luôn bình an và hạnh phúc và người Thầy của họ luôn có mặt. Với họ ko có sự đau buồn chỉ có sự tiếp nối và hạnh phúc.
Với những người yêu mến Thiền sư vì sự kính trọng đơn thuần thì đương nhiên họ cũng sẽ buồn và điều này cũng là bình thường.
Ngoài ra các ban ngành khác theo nghi lễ thì phải gửi thư chia buồn theo nghi lễ ngoại giao ( chứ không thể gửi thư chia vui được và đừng vì dựa trên nghi lễ mà nhận xét tâm tư của họ)
Trong Tâm tang của Thầy lạm bàn việc nên vui hay buồn nó không có đúng có sai tuyệt đối vậy nên cách đúng nhất là tiếp nhận sự việc trong sự yên lặng.
Im lặng mà Tâm không còn hơn thua, không còn lý lẽ và không còn đúng và sai.. đó là lúc im lặng để thể hiện sự hiểu biết & Trí Tuệ.
Cảm ơn Cụ đã chia sẻ!
 
Chỉnh sửa cuối:

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
"Thích Nhất Hạnh (1926 - 2022)
Thông tin từ Làng Mai cho biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh mới qua đời lúc 0 giờ ngày 22/1/2022 ở Việt Nam. Ông thọ 95 tuổi. Việt Nam đã mất một người con ưu tú, và Phật giáo thế giới đã mất một trong những danh nhân ưu tú nhứt. Ông hơn là một thiền sư, mà còn là giảng sư, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động vì hoà bình thế giới.

Ông được xem là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ 2 ở phương Tây, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách xuất bản từ trước 1975 cho đến nay. Vào hiệu sách nào ở phương Tây đều có 2 khu sách dành cho ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một số cuốn sách nổi tiếng mà tôi còn giữ trong tủ sách như Đường xưa mây trắng, Phật trong ta, Chúa trong ta, v.v.

Thích Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sanh ngày 11/10/1926 ở Thừa Thiên, Huế. Thời niên thiếu, ông đã được tiếp xúc với sách vở và tư liệu Phật giáo, nên năm 16 tuổi ông quyết định xuất gia tại chùa Từ Hiếu (Huế) và được hòa thượng Thanh Quý Châu Thật đặt pháp danh là Trừng Quang và pháp hiệu là Nhất Hạnh. Qua nhiều năm học hành và tu tập, ông chánh thức trở thành nhà sư năm 23 tuổi. Ông theo phái tu Đại Thừa.

Thiền sư Nhất Hạnh là một thành viên quan trọng trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trước 1975 ở miền Nam. Tuy nhiên, Phật giáo thời đó có 2 'trường phái' không thuận nhau: trường phái Ấn Quang do Thích Trí Quang và Thích Nhất Hạnh lãnh đạo, và trường phái Việt Nam Quốc Tự do hoà thượng Thích Tâm Châu lãnh đạo. Theo đánh giá của chánh quyền VNCH, phái Ấn Quang thiên về cánh tả và ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, còn phái Việt Nam Quốc Tự thì ôn hoà.

Thiền sư Nhất Hạnh là một trong những thành viên sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh vào năm 1964. (Hai sáng lập viên khác là học giả Hồ Hữu Tường và Đoàn Viết Hoạt, cả hai đều đi tù sau 1975). Vạn Hạnh là một viện đại học tư thục Phật Giáo đầu tiên ở Việt Nam, và dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban giảng huấn Viện Đại học Vạn Hạnh bao gồm nhiều học giả nổi tiếng như Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (tức thầy Lê Mạnh Thát) và Thích nữ Trí Hải. Tuy nhiên, sau 1975 thì Viện Đại học Vạn Hạnh giải thể.

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh có thể nói là khá ... sóng gió. Ông là người đề xướng trường phái "Engaged Buddhism" (Phật giáo Dấn thân). Ông từng tuyên bố "Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì đang xảy ra, không chỉ bên trong mà còn xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn". Do đó, theo ông, người theo Phật không chỉ tu thân, mà còn phải hành động vì một mục tiêu hay một chủ trương. Dấn thân do đó bao gồm những việc làm như nhận trẻ mồ côi để nuôi, làm thiện nguyện, thậm chí nhập ngũ, hay nói chung là 'nhập thể'. Nhập thể là đi tu không phải chỉ giới hạn trong chùa, trong thiền am, mà phải ra ngoài xã hội là tác động.

Cả đời của ông có thể nói là hành động theo trường phái dấn thân đó. Ngay từ thập niên 1960, ông đã lập trường Thanh niên Phụng sự Xã hội ở Sài Gòn, qui tụ hơn 10,000 thanh niên và sinh viên. Thanh niên Phụng sự thực chất là một tổ chức xã hội dân sự nhằm cứu trợ trẻ mồ côi trong chiến tranh. Ông cho biết triết lí đằng sau của Thanh niên Phụng sự là: "Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền".

Một trong những dấn thân của ông gây ra nhiều tranh cãi là chống chiến tranh. Ngay từ giữa thập niên 1960 ông đã kêu gọi “Đã tới lúc hai miền Nam – Bắc của Việt Nam họp lại để tìm ra một giải pháp để chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, để mọi người Việt Nam đều được sống trong hòa bình và lòng tôn trọng lẫn nhau”. Nhưng dĩ nhiên, lời kêu gọi của ông chỉ được một bên nghe, còn một bên thì xem ông là ... *********. Thiền sư Nhất Hạnh là bạn của Martin Luther King và từng kêu gọi ông chống chiến tranh Việt Nam, tìm biện pháp hòa bình và tự do. Ông từng được đề cử giải thưởng Nobel Hoà Bình vào năm 1967.

Trong thập niên 1960s, ông đi thuyết trình hoà bình ở nhiều nơi ngoài Việt Nam, kể cả Đại học Columbia (nơi ông tốt nghiệp thạc sĩ). Ông kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Những hành động dấn thân của ông không được chánh quyền VNCH 'mặn mà'. Hầu như những người lính VNCH mà tôi quen biết không ai đồng tình với 'tư tưởng phản chiến' của Thầy và vài phát biểu không đúng với sự thật -- và điều này cũng không khó hiểu. Do đó, từ sau Hoà đàm Paris 1973, ông không được quay về Việt Nam.

Không về được Việt Nam, ông sáng lập cộng đồng Phật giáo Sweet Potato (Khoai Lang) gần Paris vào năm 1975. Năm 1982, thì cộng đồng dời về vùng Dordogne thuộc tây nam nước Pháp và xây dựng nên Tu viện Làng Mai (Đạo tràng Mai Thôn) cho đến ngày nay. Ở đây (Làng Mai) ông tổ chức nhiều 'workshop' tu hành cho các nhà lãnh đạo chánh trị, doanh nghiệp, chuyên gia, trí thức phương Tây và trở nên một địa chỉ nối tiếng trên thế giới. Ông có rất nhiều đệ tử từ Làng Mai.

Đến năm 2005, ông về Việt Nam. Trong chuyến đi đó, có hàng trăm tăng ni người Việt và người nước ngoài tháp tùng. Sau đó, ông còn có dịp về Việt Nam để tổ chức các khóa tu, giảng dạy, và diễn giả trong đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2008.

Năm 2014, thiền sư Thích Nhất Hạnh bị đột quị và phải điều trị ở Làng Mai (Thái Lan). Dù vậy, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động Phật giáo. Năm 2018, thiền sư Nhất Hạnh về lại Việt Nam và ở chùa Từ Hiếu (nơi ông là một lãnh đạo tinh thần), với ước nguyện “lá rụng về cội”. Ông viên tịch tại Từ Hiếu lúc 0 giờ ngày 22/1/2022.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tạ thế, nhưng những di sản tinh thần của ông thì sẽ còn ở lại với đời rất lâu. Mỗi chúng ta có thể không có cùng quan điểm với ông về cuộc chiến vừa qua, nhưng tôi nghĩ ai cũng đồng ý rằng ông là một người Việt Nam xuất sắc và đã để lại dấu ấn Việt Nam rất sâu đậm trên trường quốc tế. Xin nhắc lại rằng ông là nhân vật Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhứt trên thế giới (chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma).

Ông để lại cho đời rất nhiều câu nói mang tính wisdom. Chẳng hạn như "Khi một người nào đó làm cho bạn đau khổ, bạn nên hiểu rằng chính người đó bị khổ đau lắm trong người và nỗi khổ đó lan tràn sang người khác. Không nên phạt người đó; nên giúp người đó." Hay câu “Our own life has to be our message” (cuộc đời của chúng ta phải là một thông điệp của chúng ta). Thông điệp từ cuộc đời và sự nghiệp của ông là đấu tranh ôn hoà, hoà bình, hoà giải và hoà hợp. "
Nguồn internet.
Tiếc thương một con người xuất chúng đã ra đi, để lại nhiều điều tốt lành cho nhân loại.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,578
Động cơ
767,472 Mã lực
Cụ cục có tuổi rồi, tò mò làm gì chuyện đời tư của người đã quá cố thế:).
À vì cụ kia đưa thông tin lấp lửng thế em hỏi cho rõ kẻo nhiều người nghĩ nọ kia ý mà :)
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,225
Động cơ
166,444 Mã lực
Cuộc sống chứa đựng rất nhiều sự mâu thuẫn mà không thể dùng ngôn từ. Vì dùng đến ngôn từ nó sẽ gây mâu thuẫn, gây tranh cãi và bị kẹt. Vì có những sự việc có đúng, có sai nhưng có sự việc nó không có đúng có sai.
Câu chuyện về Thiền Sư mất đi nên vui hay buồn cũng vậy.
Với những đệ tử thuận thành luôn thực hành phương pháp Chánh niệm thì tâm họ luôn bình an và hạnh phúc và người Thầy của họ luôn có mặt. Với họ ko có sự đau buồn chỉ có sự tiếp nối và hạnh phúc.
Với những người yêu mến Thiền sư vì sự kính trọng đơn thuần thì đương nhiên họ cũng sẽ buồn và điều này cũng là bình thường.
Ngoài ra các ban ngành khác theo nghi lễ thì phải gửi thư chia buồn theo nghi lễ ngoại giao ( chứ không thể gửi thư chia vui được và đừng vì dựa trên nghi lễ mà nhận xét tâm tư của họ)
Nên trong Tâm tang lạm bàn việc nên vui hay buồn nó không có đúng có sai tuyệt đối vậy nên cách đúng nhất là tiếp nhận sự việc trong sự yên lặng.
Im lặng mà Tâm không hơn thua, không lý lẽ đúng sai.. đó là lúc im lặng để thể hiện sự hiểu biết & Trí Tuệ.
Cảm ơn Cụ đã chia sẻ!
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ.
Đoạn đầu của cụ đúng rồi, nó cũng chính là cái để cho những kẻ lươn lẹo vận dụng tôn giáo nói chung để lừa lọc. Những câu hỏi em đặt ra là về những người hiểu biết chuyên sâu/theo đạo phật và sử dụng những câu từ tạm gọi là "ngôn từ chuyên môn" của phật giáo đi, mục đích là để em một lần nữa hiểu hơn về cộng đồng đó.
Về đệ tử thì em chưa được tiếp xúc với ai cả nên khó để trao đổi với cụ sâu hơn/hoặc đồng thuận về vấn đề này. Nhưng như cụ nói thì tin rằng trong đây chắc không có đệ tử/người theo giáo phái nào của cụ thiền sư rồi. Cũng không thể phiền họ giây phút này vì họ đang để tâm tang.
Những người yêu mến thì em không mạn đàm ở đây. Yêu ghét là quan điểm cá nhân cần được tôn trọng.
Các ban ngành thì em chưa hoặc không quan tâm lắm, em quan tâm đến những người/tập thể trong phật giáo thôi, những người/tổ chức có vị trí cao trong phật giáo. Phải chăng họ cũng chưa giác ngộ?
Một lần nữa rất cảm ơn chia sẻ của cụ, dù là một người ngoại đạo nhưng em thấy cụ cũng là người đọc, biết rất nhiều ngôn ngữ phật giáo, rất nhiệt tình chia sẻ.
 

gvnth

Xe buýt
Biển số
OF-488396
Ngày cấp bằng
13/2/17
Số km
995
Động cơ
201,394 Mã lực
Vĩnh biệt Thiền sư, xin tri ân những kiến thức của Ngài về Phật pháp truyền cho hậu thế. Ngài đã có công rất lớn cởi bỏ tấm áo mê tín mà rất nhiều ngưởi khoác lên giáo lý nhà Phật
 
Chỉnh sửa cuối:

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,899
Động cơ
493,448 Mã lực
Chẳng Ai cấm một Người gốc Việt về VN được cả, nếu như người đó không là *********, không làm hại dân Việt, nước Việt.

Theo luật bất cứ Ai đến ĐSQ chứng minh là Người gốc Việt, đều được cấp giấy thông hành để về VN.
Theo luật thì thế, nhưng thực tế nó khác cụ ơi, Tuy nhiên đây lại là phạm trù khác rồi ko bàn làm gì. Em thấy dân trí sửa bài sáng nay, rõ ràng có sự can thiệp của bên nào đó rồi nên báo chí truyền thông đưa tin dè dặt, ví dụ đưa tin tổng thống Hàn quốc chia buồn thì cũng chỉ là dòng Twist...
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,559
Động cơ
-311,025 Mã lực
Theo luật thì thế, nhưng thực tế nó khác cụ ơi, Tuy nhiên đây lại là phạm trù khác rồi ko bàn làm gì. Em thấy dân trí sửa bài sáng nay, rõ ràng có sự can thiệp của bên nào đó rồi nên báo chí truyền thông đưa tin dè dặt, ví dụ đưa tin tổng thống Hàn quốc chia buồn thì cũng chỉ là dòng Twist...
Em cũng cảm nhận được điều ấy. Như 1 cụ trên dẫn chứng thì cả bên kia cũng không tỏ ra mặn mà. Thế chứng tỏ ngài theo trường phái trung dung, không theo phe nào.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,559
Động cơ
-311,025 Mã lực
Vâng, cảm ơn cụ đã chia sẻ.
Đoạn đầu của cụ đúng rồi, nó cũng chính là cái để cho những kẻ lươn lẹo vận dụng tôn giáo nói chung để lừa lọc. Những câu hỏi em đặt ra là về những người hiểu biết chuyên sâu/theo đạo phật và sử dụng những câu từ tạm gọi là "ngôn từ chuyên môn" của phật giáo đi, mục đích là để em một lần nữa hiểu hơn về cộng đồng đó.
Về đệ tử thì em chưa được tiếp xúc với ai cả nên khó để trao đổi với cụ sâu hơn/hoặc đồng thuận về vấn đề này. Nhưng như cụ nói thì tin rằng trong đây chắc không có đệ tử/người theo giáo phái nào của cụ thiền sư rồi. Cũng không thể phiền họ giây phút này vì họ đang để tâm tang.
Những người yêu mến thì em không mạn đàm ở đây. Yêu ghét là quan điểm cá nhân cần được tôn trọng.
Các ban ngành thì em chưa hoặc không quan tâm lắm, em quan tâm đến những người/tập thể trong phật giáo thôi, những người/tổ chức có vị trí cao trong phật giáo. Phải chăng họ cũng chưa giác ngộ?
Một lần nữa rất cảm ơn chia sẻ của cụ, dù là một người ngoại đạo nhưng em thấy cụ cũng là người đọc, biết rất nhiều ngôn ngữ phật giáo, rất nhiệt tình chia sẻ.
Có trong tập thể nhưng sự giác ngộ thì ít. Cái nghi ngờ của cụ không sai. Nhưng em tin vào sự tu hành của các ngài Thích Phổ Tuệ, Thích Giác Khang, Thích Giác Hạnh, Thích Trí Quảng, còn mấy cụ Thái Minh chùa 3 gold thì thôi, em xin kiếu ;))
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,751
Động cơ
466,492 Mã lực
Cụ nói rõ ra được ko? Em hơi tò mò về bà bạn già kia. Và cả mợ trên lưng ngựa nữa :P
E có mấy bạn trên Face; họ chửi quá trời.
Cá nhân e thì hay nghe lắm; mở các bài giảng của thiền sư ở Spotify vừa lái vừa nghe.
 

kites1

Xe điện
Biển số
OF-571899
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
2,084
Động cơ
167,327 Mã lực
Cách tu của ông nầy , nếu gọi là chánh niệm, thì những người tu khác, cũng tu theo Phật, sẽ gọi là gì nhỉ.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
E có mấy bạn trên Face; họ chửi quá trời.
Cá nhân e thì hay nghe lắm; mở các bài giảng của thiền sư ở Spotify vừa lái vừa nghe.
Khác quan điểm là bình thường
Ngày 5/5/2007 Làng Mai gửi thỉnh nguyện thư 10 điểm đến CTN, bây giờ thì thấy bình thường chứ ngày ấy thì chấn động.
Trong đó điểm 8 xin cho các giáo hội PG khác được tự do hành đạo, điểm 10 xin tách 9 chị khỏi tôn giáo ( bỏ ban TGCP, bỏ xxx tôn giáo ...)
Sau đó thì Làng Mai bị ngừng ủng hộ tại cơ sở Bát Nhã, Bảo Lộc Lâm Đồng, đến năm 2009 thì xảy ra xô xát với quần chúng bức xúc và giải tán.
Tuy nhiên chưa bao giờ 2 bên chính thức lên án nhau ở cấp cao nhất.
 

_Minh_Nguyen_

Xe máy
Biển số
OF-727284
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
57
Động cơ
74,373 Mã lực
Tuổi
40
Em là người không có kiến thức sâu về tôn giáo. Không hiểu tận cùng của sự tu hành là gì? Tại sao lại phải chia buồn khi đến tuổi về với tiên tổ? Người đã khuất thực sự còn nợ gì người đang sống hay còn vương vấn trần gian, muốn sống tiếp không? Những người sống, đệ tử, phật tử còn đòi hỏi gì ở người đã mất mà buồn? Lúc sinh ra người đó có được đón chào ồn ào không hay chỉ trong vòng tay gia đình? Khi mất đi về với cha mẹ lại ồn ào đến thế? Tâm tang là thế nào? Sao không để cho họ được về với tổ tiên, cha mẹ như cách cha mẹ họ đón họ lúc chào đời?
Với em thì em thấy vui khi người già, người bệnh họ được về với tiên tổ. Em cũng cứ lầm tưởng rằng trong phật giáo cái chết là 1 sự giải thoát và rất đỗi thanh thản cho đến khi thấy quá nhiều người chia buồn vĩnh biệt. Phải chăng người mất thực sự không để lại gì và mất đi mãi mãi? Nếu vậy thì có vẻ không giống như di nguyện của vị thiền sư này rồi. Giờ thì em lại thấy buồn chứ không thấy vui cho người đã mất.
Vâng, cụ cứ nói như vậy với những người đến chia buồn khi gia đình cụ có người qua đời. Cũng là một quan điểm.
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,934
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Khác quan điểm là bình thường
...
Trong đó điểm 8 xin cho các giáo hội PG khác được tự do hành đạo, điểm 10 xin tách 9 chị khỏi tôn giáo ( bỏ ban TGCP, bỏ xxx tôn giáo ...)
...
Ko biết bên Công giáo thì sao, chứ em nghĩ bọn nước ngoài chúng nó cũng cài cắm, theo dõi mấy ông đạo Hồi quấn khăn, hò hét thánh Ala vĩ đại bỏ mie ra..
Ko theo dõi và quản lý từ xa, có ngày biến tướng bị bùm chíu như hồi 11/9 như chơi.
Thế nên, bỏ xxx tôn giáo ở mình là bất khả thi rồi, các nước khác nếu có thì chắc cũng biến tướng, k dám lộ như a 1 đa?ng cầm đầu.
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,225
Động cơ
166,444 Mã lực
Vâng, cụ cứ nói như vậy với những người đến chia buồn khi gia đình cụ có người qua đời. Cũng là một quan điểm.
Vâng, cảm ơn cụ. Người thân của em không theo đạo phật cụ ạ.
Em hay nói với người già cao tuổi trong gia đình khi còn sống, không nói khi họ qua đời cụ ạ. Em rất vui khi họ qua đời vì tuổi cao sức yếu, bệnh tật. Chắc cụ còn trẻ, chưa cảm nhận được những nỗi đau khi già, khi bệnh nằm một chỗ và có thể cả sự buồn tủi nữa. Không sao, ai cũng có một lần đến và đi thôi, cụ và em cũng nằm trong qui luật đấy của tạo hoá. Rồi sẽ đến lúc cụ đến gần với điều đó để cảm nhận.
Chúc cụ cuối tuần vui vẻ.
 

Xechaybangcom

Xe điện
Biển số
OF-157149
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,374
Động cơ
335,929 Mã lực
Có Thầy trong Chánh niệm!
Tôi không theo Đạo phật nhưng tôi lại ảnh hưởng bởi hai người thầy theo Đạo Phật. Một trong hai người đó là thiền sư Thích nhất Hạnh và người kia là học trò của Thầy. Thiền sư Thích Minh Niệm.
Thầy sống giản dị và đơn giản. Ngay cả khi là một nhà sư nổi tiếng rồi trên thế giới rồi Thầy vẫn thích mọi người gọi là Sư Ông. Khi một nhà báo hỏi tại sao Ngài không thích gọi là Đại Đức hay thượng Toạ? Thầy trả lời rằng : Khi tôi còn nhỏ mọi người gọi tôi là sư Chú lớn hơn mọi người gọi là sư Bác giờ tôi già rồi mọi người cứ gọi tôi là sư Ông.
Khoá tu của Thầy cũng rất đặc biệt. Các môn sinh có thể đến từ các tôn giáo khác nhau, từ màu da khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng sau khoá tu của Thầy sẽ trở nên yêu Đạo của mình hơn bao giờ hết. Không cần ai phải cải đạo, bỏ đạo để theo Đạo Phật. Và màu da nào hoàn cảnh nào rồi họ cũng đều thấy có hạnh phúc ở trong Tâm, trong từng phút giây của hiện tại.
Hồi còn Sinh viên những năm 97-98 mỗi khi Tết về thứ mà tôi mong chờ háo hức nhất là : "Lá thư làng mai". Đó là Tâm thư Thầy viết tặng học trò và đại chúng trên toàn thế giới mỗi dịp giao thừa.
Cả đời Thầy chỉ dạy về hơi thở ( đó là Chánh niệm hay Phút giây hiện tại) có lẽ đây là pháp môn vừa dễ lại vừa khó. Dễ là ai cũng có thể tập được. Khó là để duy trì hết cuộc đời này không phải ai cũng thực hành được.
Bao năm qua dù ở xa Bố Mẹ nhưng lúc nào tôi cũng Thấy Bố mẹ luôn ở bên tôi bởi mỗi hơi thở tôi đều nghĩ đến những người thân thiết. Tôi cũng thấy tổ tiên trong từng hơi thở của Tôi.
Và cho đến hôm nay khi Thầy đã về với Phật thì chúng tôi vẫn thấy Thầy ở đây trong từng hơi thở. Chúng tôi đã học được Thầy sự tiếp nối. Chỉ cần chúng tôi tiếp nối Thầy là trong từng giây, từng phút Thầy đã ở đây rồi.
Tối nay mưa lạnh lắm, tôi nhớ Thầy nhưng ko thấy buồn chút nào. Bàn chân trần của tôi bước trên nền đất lạnh, tôi lặng lẽ đi thiền hành trong hơi thở. Tôi thấy Thầy đang đi cùng tôi, ngay bên cạnh tôi. Ấm áp đến lạ thường!!!
HN 22/1/2022.
Cụ viết bài này hay của người khác viết ạ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top