- Biển số
- OF-748686
- Ngày cấp bằng
- 2/11/20
- Số km
- 2,560
- Động cơ
- -311,025 Mã lực
Cụ muốn thấy thì tự tu tập. .Cái món thần thông thì mỗ cũng không tin. Món ấy cần phải có chứng minh bằng hành động cụ thể, không thì chỉ là thần thoại.
Cụ muốn thấy thì tự tu tập. .Cái món thần thông thì mỗ cũng không tin. Món ấy cần phải có chứng minh bằng hành động cụ thể, không thì chỉ là thần thoại.
Em thì ko tin các thần thông kiểu "Tây du ký" nhưng những người tu nghiêm túc thì quả thật có phát triển một số năng lực hơn người sau một thời gian tu tập (thời gian dài hay ngắn tùy người) mà người thường ko có được thì em đã chứng kiến ở 1 người bạn đã được tu ở chùa từ nhỏ và 1 người nhà của bạn ấy hiện đang là 1 nhà sư trong miền Nam, mỗi người phát triển năng lực khác nhau. Điều này em thấy liên quan nhiều đến việc ThiềnSách Đường Xưa Mây Trắng lấy từ trong kinh của thầy Hạnh dày cỡ nào hở cụ . Có chứa địa tạng kinh không? Có chứa dược sư kinh không cụ? Một cái nháy mắt là pháp thân báo thân hóa thân ngao du khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nhìn thấu 6 cõi tịnh độ mà người phàm như em và cụ làm sao thấy. Cụ không tin cho là mê tín nhưng chánh pháp đều ghi nhận có thần thông thì cụ giải thích thế nào?
Cái này thì em ghi nhận. Kiểu thiền dùng tâm mà nhìn chứ mắt thường hay nhục nhãn thì không tài nào thấy. Sau này có thể có người sẽ chứng cao hơn kiểu cưỡi mây đạp gió nhưng sẽ không thể hiện cho chúng sinh cõi ta bà này đâu.Em thì ko tin các thần thông kiểu "Tây du ký" nhưng những người tu nghiêm túc thì quả thật có phát triển một số năng lực hơn người sau một thời gian tu tập (thời gian dài hay ngắn tùy người) mà người thường ko có được thì em đã chứng kiến ở 1 người bạn đã được tu ở chùa từ nhỏ và 1 người nhà của bạn ấy hiện đang là 1 nhà sư trong miền Nam, mỗi người phát triển năng lực khác nhau. Điều này em thấy liên quan nhiều đến việc Thiền
Nếu Cụ ko dùng đến thì để lại cho mình nhé. Mình mua tặng bạn của Mẹ ( cô ấy đang nhờ mua). Thanks Cụ!Mình mua 2 cuốn " đường xưa mấy trắng" và " đạo Bụt nguyên chất " cách đây tầm 10 năm; vậy mà gần như ko đọc.
Bù lại đi xe mình hay mở ra nghe; Spotify rất sẵn; hoặc Youtube.
Anh ấy vẫn là Anh ấy mà Cụ.Ví dụ như Đặng Lê Nguyên Vũ sau 49 ngày thiền định tu tập có những phát ngôn rất thực nhưng lại bị người đời chê bai. Tiếc rằng anh bị tẩu hoả nhập ma nên giờ cứ làm sao ấy
Trong lòng có phật có pháp thì nơi nào cũng thấy phật thấy pháp phải không cụ. Vì nhiếp tâm nên cũng không sinh tâm phân biệt, không sinh thì tất nhiên sẽ không có gì để diệt nữa. Cụ từ đâu đến?Đạo phật tự nó là như vậy. Như đoá Sen kia dù đứng ở đâu vẻ đẹp và hương thơm của nó cũng không hề thay đổi.
Nhìn sâu vào đoá hoa Sen ta mới thấy Sen không phải là Sen. Nó là hợp duyên của nước, của nắng, của gió và của bùn...Nếu có ai gọi nó là một cái tên khác thì tự tính nó vẫn là như thế không hề thay đổi.
Có một đoàn Phật tử đi lễ Chùa bên cạnh đầm Sen. Họ mải mê ngắm Hoa mà cứ tranh luận với nhau là Quỳ chứ không phải là Sen, họ hỏi Hoa đó được trồng từ bao giờ? Mang từ đâu về?
Và họ lại tranh luận nảy lưả với nhau về nguồn gốc của Sen, thế nào là Sen, thế nào là Quỳ ...
Một vài người xuống xe đã tách ngay khỏi đám đông đi dạo ven hồ. Họ đi trong chánh niệm và cảm nhận hương thơm đong đầy trong lồng ngực. Họ nhìn thấy từng giọt sương trên đoá Sen sao mà đẹp thế. Họ quên ngay đi những phiền muộn trước đó. Một vài phật tử cứ trách họ đi lễ chùa sao không mặc áo nâu sồng, không đeo tràng hạt mà lại ăn vận giản dị như thế?
Đám đông sau một hồi tranh cãi thì lục tục kéo nhau vào lễ Chùa. Lại tranh luận với nhau về cách cắm hoa, bày lễ. Tranh nhau đặt lễ gần ban Phật...
Mấy người đi dạo quanh hồ một vòng rồi quay vào lễ Phật. Họ đeo khẩu trang đứng từ xa đảnh lễ. Với họ khi ngộ ra Phật pháp rồi. Thì ở đâu cũng gần Phật. Vị trí họ đứng nhìn ra khoảng không xa xa. Ngôi Chùa hoà với hồ Sen trên nền trời xanh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Sao mà đẹp quá!
Đã từ lâu rồi con người ta mất đi khả năng cảm nhận. Vì không thể cảm nhận nên không thể thấu hiểu và có cái nhìn sâu sắc. Vì không thể cảm nhận nên cũng không thể phát triển khả năng tiếp nhận.
Các Cụ tranh luận về Phật pháp như đám đông tranh luận về Sen và Quỳ. Ai cũng cố chứng tỏ mình biết. Cố chứng minh mình đọc nhiều, biết nhiều và những điều mình biết là chân lý, là nguyên thủy, là chuẩn mực..
Có bao giờ các Cụ tự hỏi. Mình biết nhiều như vậy sao mình vẫn sân si nóng giận, sao vẫn hơn thua? sao mình ko thể chuyển hoá cho mình và người khác. Sao mình không thể dừng lại?
Đạo phật tự nó là như vậy thì nó là gì? Nếu chúng ta cứ khư khư giữ cái bản ngã: Bảo thủ, áp đặt hơn thua và cố chấp.. thì chúng ta có thể tiếp nhận được cái giá trị của Đạo phật hay không?
Cũng như đoá Sen kia nếu chúng ta sa đà vào tranh luận hơn thua đúng sai thì chúng ta ko thể dừng lại để ngắm vẻ đẹp và hương thơm của nó. Chỉ khi tâm chúng ta cân bằng chúng ta mới có thể nhìn sâu vào bên trong. Hoá ra Sen ko phải là Sen vậy thì gọi nó là gì đâu còn quan trọng nữa. Bản chất nó là hợp thành duyên của nước, của gió, của bùn và của nắng...
Sen có thể tàn nhưng hợp duyên không hề thay đổi. Cái chúng ta cần là nhìn được bản chất của vấn đề.
Trước khi ngài Thích Ca xuất hiện thì hạnh phúc, đau khổ vô minh hay trí tuệ đã có mặt ở thế gian rồi. Ngài là người chỉ ra nguyên nhân của khổ đau phiền não và chỉ ra phương pháp cho chúng sinh loại trừ được phiền não và con đường để có được hạnh phúc và trí tuệ viên mãn. ( Rất nhiều người tu dành phần lớn thời gian để tranh luận hơn thua về pháp môn này pháp môn kia, về nguyên thủy hay ko nguyên thủy về đúng và sai...Điều này làm kích hoạt cái tôi "bản ngã" chỉ chuốc thêm phiền não, vô minh và bị kẹt trên con đường tu tập)
Các Cụ đọc bao nhiêu cuốn kinh, tu bảo nhiêu pháp môn thì cái đích cuối cùng là sự chuyển hoá để có cái Tâm an lạc, Hạnh phúc và Trí Tuệ mà thôi!
Phỏng vậy không các Cụ?
Mình không đến từ đâu cả. Mình cũng ko đi và ko đến. Nên mình đang ở đây giả nhời Cụ.Trong lòng có phật có pháp thì nơi nào cũng thấy phật thấy pháp phải không cụ. Vì nhiếp tâm nên cũng không sinh tâm phân biệt, không sinh thì tất nhiên sẽ không có gì để diệt nữa. Cụ từ đâu đến?
Như LaiMình không đến từ đâu cả. Mình cũng ko đi và ko đến. Nên mình đang ở đây giả nhời Cụ.
Như Lai là sự chuyển hoá. Nếu hiểu Như lai hãy tiếp nối tinh thần của Như Lai. Trong sự tiếp nối đã có cả rồi.Như Lai
Đây tạm coi là 1 loại thần thôngVề thần thông của Phật Thích Ca, mình có quan điểm như sau:
Theo nhà Phật, con người được cấu thành từ 5 hạng mục (ngũ uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
4 hạng mục sau thuộc về phi vật chất, đó là "môi trường" của thần thông phát huy.
Còn hạng mục đầu tiên là sắc, đó là thân xác, máu thịt, xương da...của thân người thì phải chịu theo quy luật tự nhiên của cõi dục giới này, làm sao mà trái được? Ví dụ: nếu vào thời đó bạn đề nghị Phật Thích Ca "ông hãy chỉ tay vào ngọn núi kia khiến nó bùng cháy, ông hãy nhảy lên đỉnh núi đó rồi sau đó bay lượn như chim nửa ngày trên không, ông có thể biến thành con hổ rồi biến thành con rồng được không, hoặc ông có thể duy trì thân xác của ông sống đến 2600 năm sau được không?" thì mình tin Phật Thích Ca không thể chống lại quy luật tự nhiên của cõi sắc giới này được. Đương nhiên Phật Thích Ca biết được các phương pháp dưỡng sinh (hay yoga,...) để có thể đem lợi lạc phần nào kéo dài duy trì thân xác, hoặc có thể theo một số trường phái yoga có thể luyện bịt mắt dùng tay sờ chữ để đọc, khai mở thêm một số khả năng, chứ làm sao mà khiến thân xác (cái sắc của dục giới) chống lại hoàn toàn quy luật tự nhiên mà biến hóa loạn xạ theo trí tưởng tượng (phim chưởng Tàu) của người đời được.
Nhưng thần thông về khía cạnh vô sắc, mình tin Phật Thích Ca đạt được đến tận cùng. Bạn đứng trước mặt Phật Thích Ca, mình tin chắc Ngài đọc được tuyệt đối chính xác bạn đang nghĩ gì, sẽ nói gì, kiếp trước của bạn là gì,...thậm chí Ngài có thể hiểu được tâm ý của con chim, con voi,... Hoặc khi nhập định, Ngài có thể giao tiếp với các cảnh giới khác, với các thế giới ngoài tri giác con người phàm phu, và đặc biệt có thể nhìn rõ đường đi của nghiệp lực, nhân quả....nói chung những thứ phi vật chất thì Ngài đã đạt đến vô đẳng.
Thế nên, việc tin rằng thần thông của Phật có thể chống lại cả quy luật tự nhiên của cõi dục giới này, là niềm tin ngây thơ, bị ảnh hưởng bởi phim chưởng, truyện thần thoại. Phật, hơn ai hết, hiểu rõ quy luật của từng cõi, với cõi dục giới này, chim có thể bay, người không thể bay (mà không có trợ giúp thiết bị), đó là quy luật không thể chống lại.
Về đặc dị công năng trong cõi dục này, mình tin rằng còn nhiều pháp sư tập trung tu luyện có thể còn thể hiện hơn cả Phật Thích Ca.Đây tạm coi là 1 loại thần thông
Các thứ cụ nêu thuộc về thần thông ngoài cõi dục giới vật chất, nên nó không bị ngăn ngại, vô hạn.Thần thông của Chư Phật Bồ Tát Đại Thừa có sai khác so với hàng Nhị Thừa lại càng Sai khác với Chư Thiên cụ ạ:
SỰ SAI KHÁC VỀ ĐẠO LỰC THẦN THÔNG CỦA CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT ĐẠI THỪA SO VỚI HÀNG TIỂU THỪA (NHỊ THỪA)
Trích Chú Giải Kinh Vô Lượng - Phẩm Thứ Sáu- Phát Đại Thệ Nguyện
Lão cư sỹ Hoàng Niệm Tổ chú giải
Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hoà Việt Dịch
Chư thiên trong tam giới do quả báo nên đều tự nhiên cảm được năm thứ thần thông đầu (thậm chí quỷ thần cũng có chút thần thông), nhưng chẳng đắc Lậu Tận Thông. Chỉ bậc thánh mới chứng nổi Lậu Tận Thông vì phải đoạn sạch phiền não thì mới là Lậu Tận vậy.
Cần chú ý một điều: Chúng sanh nơi Cực Lạc chứng được những thần thông vượt xa những thứ thần thông do Thiền Ðịnh phát sanh như trong các kinh luận khác đã nói. Nêu một ví dụ: Phàm phu đạt được Túc Mạng Thông thì không thể biết việc quá khứ lâu hơn tám vạn kiếp được. Trong kinh này lại nói biết đến vô lượng kiếp là do chúng sanh nơi Cực Lạc nhờ vào sức bổn nguyện của Phật mà đạt được thần thông Ðại Thừa Bất Cộng nên vượt xa phàm phu lẫn Tiểu thừa.
Sách Bình Giải bảo: “Tiểu Thừa chỉ dựa vào bốn căn bản định để chứng đắc năm thứ thần thông đầu. Với Lậu Tận Thông, họ còn ở mức Tứ Thiền chưa đạt đến trung gian và ba thứ vô sắc (chữ “vô sắc” ở đây chỉ Vô Sắc Định. Chữ “ba” trong câu nói trên là lầm. Có tám thứ Định là Tứ Thiền của Sắc giới và Tứ Vô Sắc Định của Vô Sắc giới). Ðại Thừa nương vào hết thảy Thiền nên đều đạt được cả sáu. Những thần thông nói trong kinh này lại khác hẳn những loại thần thông nói trên, vì hết thảy trời người [cõi Cực Lạc] nương vào đại nguyện của Phật. Vì vậy, ta bảo: Lấy sức bổn nguyện của Phật Di Ðà làm tăng thượng duyên như sách Sự Tán bảo: ‘Tam Minh tự nhiên nương Phật nguyện; chắp tay giây lát đắc thần thông’, há nào phải dựa vào sức Thiền hữu lậu?”
Như vậy, thần thông của trời, người cõi Cực Lạc chẳng do tu tập mà chứng đắc, chẳng đợi phải tu mới có, mà là tự nhiên được thành tựu. Thần thông ấy cũng chẳng giống với Ngũ Thông do quả báo mà có của chư thiên; chỉ là nương vào Tu Đức của Phật Di Ðà làm nhân, nương theo Như Lai nguyện lực mà thọ hưởng quả đức an lạc tự nhiên. Do đó, cảm được quả báo vượt xa lệ thường. Vì vậy, sách Yếu Tập nhận định: “Chẳng nương vào bốn thứ Tịnh Lự (Thiền Định) để làm cái nhân tu tập thần thông, chỉ hễ sanh về đấy liền được quả báo tùy ý như vậy, há chẳng sung sướng lắm sao!”
Hơn nữa, thần thông của chư Phật, Bồ Tát và Nhị Thừa cũng có nhiều điểm sai khác. Sách Bình Giải dựa trên Ðại Thừa Nghĩa Chương nêu ra những điểm sau:
* Rộng, hẹp chẳng giống nhau: Như kinh Ðịa Trì nói Thanh Văn thông tỏ hai ngàn cõi nước, Duyên Giác thông tỏ sáu ngàn cõi nước (Kinh này bảo thấy trọn ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đủ thấy khác biệt rất lớn).
* Nhiều ít khác biệt: Trong một tâm niệm, Nhị Thừa chỉ có thể hóa hiện được một việc, chẳng thể làm nổi nhiều việc; chư Phật, Bồ Tát có thể hóa hiện ra hết thảy hình dạng trong khắp mười phương thế giới, cùng một lúc có thể hiện thân trong năm đường.
* Lớn nhỏ sai khác: Nhị Thừa hóa ra thân lớn chẳng vào trong được thân nhỏ, hóa thân nhỏ chẳng dung nổi thân lớn. Chư Phật, Bồ Tát hiện thân to chật cả tam thiên thế giới, lại có thể đem thân ấy nhét trong một vi trần, hóa hiện thân nhỏ như mảy trần nhưng thân ấy chứa được hết thảy. Hơn nữa, với hết thảy sắc vật, Bồ Tát có thể đem cái lớn bỏ trong cái nhỏ, dùng cái nhỏ đựng cái lớn. Nhị Thừa không thể làm nổi như thế.
* Nhanh, chậm sai khác: Nhị Thừa muốn đến được chỗ xa xôi, phải mất một thời gian mới tới vì chẳng được Như Ý Thông. Chư Phật, Bồ Tát trong một niệm đến khắp mười phương thế giới do đã chứng đắc Như Ý Thông.
* Thật, giả sai khác: Hết thảy thứ do Nhị Thừa hóa hiện chỉ là tương tự, chẳng thể thật sự dùng được. Chư Phật Bồ Tát hóa hiện ra thứ gì cũng đều có công dụng thật sự.
* Việc làm sai khác: Chư Phật, Bồ Tát hóa ra vô lượng người khiến cho mỗi người đều có tâm, mỗi người làm một việc hoàn thành khác nhau. Nhị Thừa chẳng thể làm nổi như vậy.
* Hóa hiện sai khác: Chư Phật, Bồ Tát chỉ hiện một thân mà mỗi người mỗi thấy khác nhau; chỉ nói ra một tiếng mà mỗi người nghe mỗi khác; an trụ một cõi mà hiện đủ mười phương. Nhị thừa không thể làm như thế được.
* Hóa các căn có công dụng sai khác như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật, Bồ Tát lục căn hỗ dụng” (Chư Phật Bồ Tát dùng lẫn sáu căn - dùng căn này làm chuyện khác, như trong lỗ chân lông, tức là thân căn, vang ra các bài kệ. Như vậy, Bồ Tát đã dùng thân căn thay thế cho thiệt căn nói kệ). Nhị Thừa chẳng thể làm được như vậy.
* Tự tại sai khác: Như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật Bồ Tát phàm sở tác vi, thân tâm tự tại, bất tương tùy trục, kỳ thân hiện đại, tâm diệc bất đại. Nhược thân hiện tiểu, tâm diệc bất tiểu. Hỷ ưu đẳng nhất thiết giai nhĩ” (Chư Phật, Bồ Tát hễ làm điều gì thân tâm tự tại, chẳng vướng theo duyên. Dẫu thân hiện lớn, tâm chẳng lớn theo. Dẫu thân hiện nhỏ, tâm cũng chẳng nhỏ theo. Hết thảy hỷ, ưu v.v… đều như vậy - ý nói thân hiện vẻ vui mừng, tâm không vui mừng). Nhị Thừa chẳng được như thế.
Thần thông của trời, người cõi Cực Lạc như sách Hợp Tán nói: “Nay đã là sức thần thông bất cộng của Ðại Thừa, lại thêm nhờ sức bổn nguyện (của Phật Di Ðà), nên há lại giống với thần thông của phàm phu, Tiểu Thừa ư!”
Câu “tự tri vô lượng kiếp thời, túc mạng sở tác thiện ác” (tự biết được việc thiện ác đã làm trong túc mạng đến vô lượng kiếp) chính là nguyện thứ sáu “đắc Túc Mạng Thông”. “Túc” (宿) là đời quá khứ, tục gọi là đời trước, “mạng” (命) là sanh mạng. Như vậy, “túc mạng” là nhiều kiếp sống trước trong quá khứ. Biết được các việc thiện ác trong nhiều kiếp sống quá khứ thì gọi là Túc Mạng Thông.
Sách Bình Giải giảng: “Việc đã đi vào quá khứ gọi là Túc, pháp quá khứ tiếp nối thì gọi là Mạng. Hiểu rõ những việc ấy không vướng mắc thì gọi là Túc Mạng Thông”.
Sách Hội Sớ cũng nói: “Biết kiếp trước của thân mình từ một đời, hai đời, ba đời cho đến trăm ngàn vạn đời và các việc đã làm, cũng có thể biết kiếp trước của chúng sanh trong lục đạo và việc họ đã làm thì gọi là Túc Mạng Thông”.
Nhị Thừa biết được nhiều lắm là đến tám vạn kiếp, Bồ Tát biết đến vô cực. Lời nguyện trong kinh này lại nói là Túc Mạng đến vô lượng kiếp thì chính là nói đến thần thông của Đại Thừa Bồ Tát vậy.
Nguyện này gồm hai ý nghĩa:
- Một là như sư Trừng Hiến người Nhật nói: “Do chẳng biết túc mạng nên chẳng sốt sắng làm lành, chẳng sợ điều ác. Với muôn điều thiện trở nên lười biếng, tạo tác các ác cũng chỉ do không biết túc nghiệp. Vị La Hán kia nhớ nỗi khổ trong Nê Lê (địa ngục) mà toát mồ hôi lẫn máu (Xưa kia có vị La Hán nhớ đến khi xưa ở trong địa ngục, chịu các sự thống khổ thảm thiết mà kinh sợ cùng cực, mồ hôi toát ra có lẫn cả máu).
Ngài Phước Tăng thấy xương đời trước của mình liền chợt khai ngộ. Lại có người chẳng biết kẻ ấy là mẹ đẻ trong đời trước nên lấy làm vợ, chẳng biết là oán gia đời trước nên nuôi như con, chẳng biết là cha đời trước nên đem nấu thành thức ăn ngon v.v... Ðấy đều do mê muội túc sự (chuyện trong đời trước), ham đắm nỗi vui trong đời, nay chợt nghe bổn duyên đều sanh tâm nhàm chán vậy”.
Họ đều giống nhau ở tình yêu thương Chúng sinh và Nhân loại.Em có thắc mắc thế này:
- Phật Thích Ca, chúa Giê su và Nhà tiên tri Mohamed đều là những người đạt được cảnh giới tột cùng của sự "giác ngộ".
- Vậy tại sao 3 tôn giáo lớn mà các vị trên đại diện vẫn có những điểm bất đồng? Hay sự bất đồng này là do "tam sao thất bản" từ những người kế thừa, phát triển các tôn giáo này gây nên?
Cõi cực lạc ( 6 cõi ) làm gì có trời người hở cụ. Đến được cõi đó thì do sự tiếp dẫn của Phật Vô Lượng Thọ ( Phật A Di Đà ) và sự trợ nguyện của những người thiện tri thức hồi hướng dành cho người mới thân hoại mạng chung ( đã chết ) trong 7 ngày ( chậm ), 8 tiếng ( sớm ) và thần thức người đó cũng niệm 10 niệm a di đà Phật.Thần thông của Chư Phật Bồ Tát Đại Thừa có sai khác so với hàng Nhị Thừa lại càng Sai khác với Chư Thiên cụ ạ:
SỰ SAI KHÁC VỀ ĐẠO LỰC THẦN THÔNG CỦA CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT ĐẠI THỪA SO VỚI HÀNG TIỂU THỪA (NHỊ THỪA)
Trích Chú Giải Kinh Vô Lượng - Phẩm Thứ Sáu- Phát Đại Thệ Nguyện
Lão cư sỹ Hoàng Niệm Tổ chú giải
Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hoà Việt Dịch
Chư thiên trong tam giới do quả báo nên đều tự nhiên cảm được năm thứ thần thông đầu (thậm chí quỷ thần cũng có chút thần thông), nhưng chẳng đắc Lậu Tận Thông. Chỉ bậc thánh mới chứng nổi Lậu Tận Thông vì phải đoạn sạch phiền não thì mới là Lậu Tận vậy.
Cần chú ý một điều: Chúng sanh nơi Cực Lạc chứng được những thần thông vượt xa những thứ thần thông do Thiền Ðịnh phát sanh như trong các kinh luận khác đã nói. Nêu một ví dụ: Phàm phu đạt được Túc Mạng Thông thì không thể biết việc quá khứ lâu hơn tám vạn kiếp được. Trong kinh này lại nói biết đến vô lượng kiếp là do chúng sanh nơi Cực Lạc nhờ vào sức bổn nguyện của Phật mà đạt được thần thông Ðại Thừa Bất Cộng nên vượt xa phàm phu lẫn Tiểu thừa.
Sách Bình Giải bảo: “Tiểu Thừa chỉ dựa vào bốn căn bản định để chứng đắc năm thứ thần thông đầu. Với Lậu Tận Thông, họ còn ở mức Tứ Thiền chưa đạt đến trung gian và ba thứ vô sắc (chữ “vô sắc” ở đây chỉ Vô Sắc Định. Chữ “ba” trong câu nói trên là lầm. Có tám thứ Định là Tứ Thiền của Sắc giới và Tứ Vô Sắc Định của Vô Sắc giới). Ðại Thừa nương vào hết thảy Thiền nên đều đạt được cả sáu. Những thần thông nói trong kinh này lại khác hẳn những loại thần thông nói trên, vì hết thảy trời người [cõi Cực Lạc] nương vào đại nguyện của Phật. Vì vậy, ta bảo: Lấy sức bổn nguyện của Phật Di Ðà làm tăng thượng duyên như sách Sự Tán bảo: ‘Tam Minh tự nhiên nương Phật nguyện; chắp tay giây lát đắc thần thông’, há nào phải dựa vào sức Thiền hữu lậu?”
Như vậy, thần thông của trời, người cõi Cực Lạc chẳng do tu tập mà chứng đắc, chẳng đợi phải tu mới có, mà là tự nhiên được thành tựu. Thần thông ấy cũng chẳng giống với Ngũ Thông do quả báo mà có của chư thiên; chỉ là nương vào Tu Đức của Phật Di Ðà làm nhân, nương theo Như Lai nguyện lực mà thọ hưởng quả đức an lạc tự nhiên. Do đó, cảm được quả báo vượt xa lệ thường. Vì vậy, sách Yếu Tập nhận định: “Chẳng nương vào bốn thứ Tịnh Lự (Thiền Định) để làm cái nhân tu tập thần thông, chỉ hễ sanh về đấy liền được quả báo tùy ý như vậy, há chẳng sung sướng lắm sao!”
Hơn nữa, thần thông của chư Phật, Bồ Tát và Nhị Thừa cũng có nhiều điểm sai khác. Sách Bình Giải dựa trên Ðại Thừa Nghĩa Chương nêu ra những điểm sau:
* Rộng, hẹp chẳng giống nhau: Như kinh Ðịa Trì nói Thanh Văn thông tỏ hai ngàn cõi nước, Duyên Giác thông tỏ sáu ngàn cõi nước (Kinh này bảo thấy trọn ức na-do-tha trăm ngàn cõi Phật, đủ thấy khác biệt rất lớn).
* Nhiều ít khác biệt: Trong một tâm niệm, Nhị Thừa chỉ có thể hóa hiện được một việc, chẳng thể làm nổi nhiều việc; chư Phật, Bồ Tát có thể hóa hiện ra hết thảy hình dạng trong khắp mười phương thế giới, cùng một lúc có thể hiện thân trong năm đường.
* Lớn nhỏ sai khác: Nhị Thừa hóa ra thân lớn chẳng vào trong được thân nhỏ, hóa thân nhỏ chẳng dung nổi thân lớn. Chư Phật, Bồ Tát hiện thân to chật cả tam thiên thế giới, lại có thể đem thân ấy nhét trong một vi trần, hóa hiện thân nhỏ như mảy trần nhưng thân ấy chứa được hết thảy. Hơn nữa, với hết thảy sắc vật, Bồ Tát có thể đem cái lớn bỏ trong cái nhỏ, dùng cái nhỏ đựng cái lớn. Nhị Thừa không thể làm nổi như thế.
* Nhanh, chậm sai khác: Nhị Thừa muốn đến được chỗ xa xôi, phải mất một thời gian mới tới vì chẳng được Như Ý Thông. Chư Phật, Bồ Tát trong một niệm đến khắp mười phương thế giới do đã chứng đắc Như Ý Thông.
* Thật, giả sai khác: Hết thảy thứ do Nhị Thừa hóa hiện chỉ là tương tự, chẳng thể thật sự dùng được. Chư Phật Bồ Tát hóa hiện ra thứ gì cũng đều có công dụng thật sự.
* Việc làm sai khác: Chư Phật, Bồ Tát hóa ra vô lượng người khiến cho mỗi người đều có tâm, mỗi người làm một việc hoàn thành khác nhau. Nhị Thừa chẳng thể làm nổi như vậy.
* Hóa hiện sai khác: Chư Phật, Bồ Tát chỉ hiện một thân mà mỗi người mỗi thấy khác nhau; chỉ nói ra một tiếng mà mỗi người nghe mỗi khác; an trụ một cõi mà hiện đủ mười phương. Nhị thừa không thể làm như thế được.
* Hóa các căn có công dụng sai khác như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật, Bồ Tát lục căn hỗ dụng” (Chư Phật Bồ Tát dùng lẫn sáu căn - dùng căn này làm chuyện khác, như trong lỗ chân lông, tức là thân căn, vang ra các bài kệ. Như vậy, Bồ Tát đã dùng thân căn thay thế cho thiệt căn nói kệ). Nhị Thừa chẳng thể làm được như vậy.
* Tự tại sai khác: Như kinh Niết Bàn nói: “Chư Phật Bồ Tát phàm sở tác vi, thân tâm tự tại, bất tương tùy trục, kỳ thân hiện đại, tâm diệc bất đại. Nhược thân hiện tiểu, tâm diệc bất tiểu. Hỷ ưu đẳng nhất thiết giai nhĩ” (Chư Phật, Bồ Tát hễ làm điều gì thân tâm tự tại, chẳng vướng theo duyên. Dẫu thân hiện lớn, tâm chẳng lớn theo. Dẫu thân hiện nhỏ, tâm cũng chẳng nhỏ theo. Hết thảy hỷ, ưu v.v… đều như vậy - ý nói thân hiện vẻ vui mừng, tâm không vui mừng). Nhị Thừa chẳng được như thế.
Thần thông của trời, người cõi Cực Lạc như sách Hợp Tán nói: “Nay đã là sức thần thông bất cộng của Ðại Thừa, lại thêm nhờ sức bổn nguyện (của Phật Di Ðà), nên há lại giống với thần thông của phàm phu, Tiểu Thừa ư!”
Câu “tự tri vô lượng kiếp thời, túc mạng sở tác thiện ác” (tự biết được việc thiện ác đã làm trong túc mạng đến vô lượng kiếp) chính là nguyện thứ sáu “đắc Túc Mạng Thông”. “Túc” (宿) là đời quá khứ, tục gọi là đời trước, “mạng” (命) là sanh mạng. Như vậy, “túc mạng” là nhiều kiếp sống trước trong quá khứ. Biết được các việc thiện ác trong nhiều kiếp sống quá khứ thì gọi là Túc Mạng Thông.
Sách Bình Giải giảng: “Việc đã đi vào quá khứ gọi là Túc, pháp quá khứ tiếp nối thì gọi là Mạng. Hiểu rõ những việc ấy không vướng mắc thì gọi là Túc Mạng Thông”.
Sách Hội Sớ cũng nói: “Biết kiếp trước của thân mình từ một đời, hai đời, ba đời cho đến trăm ngàn vạn đời và các việc đã làm, cũng có thể biết kiếp trước của chúng sanh trong lục đạo và việc họ đã làm thì gọi là Túc Mạng Thông”.
Nhị Thừa biết được nhiều lắm là đến tám vạn kiếp, Bồ Tát biết đến vô cực. Lời nguyện trong kinh này lại nói là Túc Mạng đến vô lượng kiếp thì chính là nói đến thần thông của Đại Thừa Bồ Tát vậy.
Nguyện này gồm hai ý nghĩa:
- Một là như sư Trừng Hiến người Nhật nói: “Do chẳng biết túc mạng nên chẳng sốt sắng làm lành, chẳng sợ điều ác. Với muôn điều thiện trở nên lười biếng, tạo tác các ác cũng chỉ do không biết túc nghiệp. Vị La Hán kia nhớ nỗi khổ trong Nê Lê (địa ngục) mà toát mồ hôi lẫn máu (Xưa kia có vị La Hán nhớ đến khi xưa ở trong địa ngục, chịu các sự thống khổ thảm thiết mà kinh sợ cùng cực, mồ hôi toát ra có lẫn cả máu).
Ngài Phước Tăng thấy xương đời trước của mình liền chợt khai ngộ. Lại có người chẳng biết kẻ ấy là mẹ đẻ trong đời trước nên lấy làm vợ, chẳng biết là oán gia đời trước nên nuôi như con, chẳng biết là cha đời trước nên đem nấu thành thức ăn ngon v.v... Ðấy đều do mê muội túc sự (chuyện trong đời trước), ham đắm nỗi vui trong đời, nay chợt nghe bổn duyên đều sanh tâm nhàm chán vậy”.
Kính cụ 20 ly mùng 8 tết.Như Lai là sự chuyển hoá. Nếu hiểu Như lai hãy tiếp nối tinh thần của Như Lai. Trong sự tiếp nối đã có cả rồi.
Ngài Như lai cũng không phải tên Như lai nhưng trong Chánh niệm gọi tên nào cũng là Ngài...
Đạo Thiên Chúa bất đồng, theo em hiểu nguyên do là như này:Em có thắc mắc thế này:
- Phật Thích Ca, chúa Giê su và Nhà tiên tri Mohamed đều là những người đạt được cảnh giới tột cùng của sự "giác ngộ".
- Vậy tại sao 3 tôn giáo lớn mà các vị trên đại diện vẫn có những điểm bất đồng? Hay sự bất đồng này là do "tam sao thất bản" từ những người kế thừa, phát triển các tôn giáo này gây nên?