Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

Kscd01

Xe hơi
Biển số
OF-341252
Ngày cấp bằng
3/11/14
Số km
136
Động cơ
275,020 Mã lực
Một binh chủng đặc biệt tinh nhuệ,TG phải nể phục
 

cothienlac

Xe máy
Biển số
OF-197200
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
91
Động cơ
326,610 Mã lực
bộ đội đặc công mình vốn rất giỏi , giờ thời bình những tập luyện ác chiến lắm
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Đây là 1 câu chuyện mình đọc trong cuốn "Chân trần, chí thép" mới ra của tác giả người Mỹ James G.Zumwalt, Trung tá Thủy quân lục chiến, con trai của Đô đốc Chỉ huy trưởng hải quân mỹ tại Việt Nam

Khi trời hửng sáng

Câu chuyện sau cho ta một cái nhìn xuyên suốt tinh thần của người Việt Nam, về việc họ sử dụng lòng kiên trì như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù cũng như họ làm thế nào để phát huy tính kiên nhẫn cho thành công của các trận đánh.
Không một nhóm đơn lẻ nào khiến lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lo ngại bằng Đặc công Bắc Việt.
Các binh sĩ đặc công đã được đối thủ của họ trên chiến trường nể phục. Họ luôn tạo ra nhiều mối đe dọa đột kích nhằm vào quân Mỹ, trong đó đặc biệt đáng chú ý là khả năng siêu việt trong việc âm thầm đột nhập vào những nơi được canh gác cẩn mật nhất. Trong vài trường hợp, lính đặc công mất cả ngày để đột nhập và thoát ra khỏi căn cứ mà kẻ thù không hề hay biết. Họ luôn làm việc theo nhóm với số thành viên tùy thuộc vào nhiệm vụ, và người ta có thể cho rằng, nếu đem ra cân đo đong đếm, đặc công là lực lượng gây ra nhiều tổn thất cho các nỗ lực chiến tranh của người Mỹ hơn bất kỳ một đơn vị chiến đấu đơn lẻ nào khác.

Năm 1972, Đại tá Tống Viết Dương chỉ huy Trung đoàn Đặc công 113[1]– lực lượng gồm hơn ngàn người – được huấn luyện đặc biệt về chiến tranh phi quy ước. Ông đã phái một nhóm đặc công thực hiện cuộc tấn công nhằm vào kho đạn lớn nhất của kẻ thù, nằm tại Long Bình (ảnh trên) gần Biên Hòa.
Căn cứ Long Bình rất lớn, bao trùm một diện tích chừng năm cây số vuông. Nhiều loại đạn dược được trữ ở đây, từ đạn súng nhỏ tới đạn pháo và cả vũ khí của máy bay. Tất cả số vũ khí đạn dược này sẽ được phân bổ tới các căn cứ quân sự khắp miền Nam. Ý thức được rằng một kho vũ khí quan trọng như thế rất dễ trở thành mục tiêu tấn công, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tìm cách làm cho Long Bình trở nên bất khả xâm phạm. Họ nghĩ họ đã thực hiện được điều đó.
Căn cứ được bao bọc bởi chín hàng rào kẽm cao hai mét, bên trên chằng chịt gai. Từ hàng rào thứ nhất (ngoài cùng) tới hàng rào trong cùng trải dài hàng trăm mét. Khoảng giữa là những gò đất và vùng ngập nước. Khoảng cách giữa hàng rào thứ nhất với hàng rào thứ hai lớn hơn nhiều cự ly giữa các hàng rào còn lại. Ngay bên trong vành đai ngoài của doanh trại là các tháp canh nằm cách nhau 200 tới 500 mét. Cách bố trí này tạo cho phe phòng thủ có thể dễ dàng bắn chéo cánh sẻ vào quân đột nhập. Mỗi chốt đều có người canh gác 24/24. Ban đêm, đèn pha trên tháp canh liên tục quét cả bên ngoài lẫn bên trong vành đai ngoài cùng từ chập tối tới lúc trời sáng. Nhiều hộp thiếc được buộc vào các hàng rào phía trong để kẻ đột nhập nào sơ ý đụng phải sẽ phát ra âm thanh. Giữa các hàng rào còn có vô số mìn sát thương. Vị trí đặt mìn được thay đổi liên tục để đối phương không tài nào đoán biết được. Bẫy pháo sáng cũng được cài nhiều nơi. Khi bị kích hoạt, ống phóng sẽ bắn pháo sáng lên độ cao hàng trăm mét, rồi một chiếc dù bung ra giúp pháo sáng rơi xuống từ từ, và trong lúc rơi nó soi rọi một vùng rộng lớn. Các kho đạn ở Long Bình được bố trí phân tán trên một khu vực rộng lớn để tránh trường hợp một kho phát nổ sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Binh lính liên tục tuần tra xung quanh bằng xe cơ giới, mỗi đợt tuần tra cách nhau năm phút. Bên cạnh đó, lính tuần đi bộ cùng với chó đánh hơi cũng thường xuyên hỗ trợ lực lượng tuần tra cơ giới.
Mìn bên trong các hàng rào thép gai tạo cảm giác an toàn cho những người phòng thủ, nhưng cũng gián tiếp tạo thuận lợi cho phe xâm nhập. Do có mìn nằm giữa các hàng rào nên người ta không thể vào đấy để cắt cỏ - thế nên cỏ mọc rất um tùm. Cỏ cao tạo ra tấm ****** trang lý tưởng cho những kẻ đột nhập vào căn cứ. Do quá tự tin về mạng lưới bảo vệ, binh tướng ở trong doanh trại để cho cỏ mọc tự do từ vành đai ngoài cùng vào tận trong cùng, giúp cho người đột nhập có thể ẩn nấp trong suốt hành trình của mình. Đại tá Dương biết rõ lối tiếp cận này.
Những vụ tấn công vào một căn cứ tầm cỡ như Long Bình hiếm khi đến từ một quyết định tức thời; thông thường, chúng chỉ được tiến hành sau hàng tháng – thậm chí hàng năm trời – tính toán. Suốt giai đoạn lên kế hoạch, thông tin tình báo về các mục tiêu tiềm năng được thu thập. Đối với trường hợp Long Bình, căn cứ này cũng chỉ là một trong rất nhiều mục tiêu được tính đến và quyết định tấn công chỉ được đưa ra sau hai năm do thám.
“Nếu chỉ nhằm vào Long Bình thôi thì chẳng khác gì bỏ tất cả trứng vào một rổ”, ông Dương giải thích. Cần nhiều thời gian để thu thập tin tức tình báo về một số mục tiêu khả kích trước khi quyết định đâu là đích ngắm ưu tiên. Ông Dương giải thích rằng sở dĩ Long Bình được chọn là vì hai lý do: “Đó là mục tiêu dễ tiếp cận nhất và với quy mô to lớn của nó, chúng tôi có thể gây tổn thất nặng nề nhất cho hệ thống kho vũ khí của đối phương”.
Ông Dương so sánh việc sử dụng thông tin thu thập được từ một mục tiêu cũng giống như người ta thu hoạch lúa: “Gặt lúa xong thì anh không thể đem ra ăn hết được. Nếu ăn hết thì mai mốt sẽ chết đói. Tin tình báo cũng như lúa gạo, cần phải được thu thập và để dành để có thể dùng trong một thời điểm thích hợp.
Ban ngày, chúng tôi cử người tới căn cứ để lấy tin và họ luôn vào được bên trong. Đôi khi chúng tôi có thể cài người vào căn cứ. Có nhiều cách để thực hiện điều đó. Chúng tôi cho người giả vờ tới gặp bạn hoặc người thân trong căn cứ nhưng thực ra là để quan sát và thu thập thông tin cần thiết, chẳng hạn cự ly và vị trí các khu nhà kho. Hoặc đôi khi một sĩ quan miền Nam làm việc cho chúng tôi tới Long Bình nhận hàng và chúng tôi gửi kèm nhân viên tình báo theo. Cũng có lúc người của chúng tôi trà trộn vào công nhân địa phương làm việc ở căn cứ, chẳng hạn tài xế và dân bốc vác, vốn là những cơ sở tin cậy. Những công nhân này còn tự nguyện cung cấp thông tin, chẳng hạn địa điểm nào theo họ là xung yếu nhất. Cũng có khi sĩ quan trung thành của chính quyền Sài Gòn vô tình cung cấp thông tin cho chúng tôi”.
Sau một thời gian đủ dài, tất cả thông tin về tổng kho Long Bình đã được thu thập đủ và căn cứ này được xác định là mục tiêu ưu tiên của Trung đoàn 113.
Nhiều ngày trước khi cuộc tấn công thực sự diễn ra, một buổi “tập khô” đã được lên kế hoạch và thực hiện. Đây là đòi hỏi cơ bản trong quá trình chuẩn bị tấn công những mục tiêu quan trọng. Cuộc chạy thử do một tổ trinh sát gồm hai người đảm trách, nhằm tránh nguy cơ tổn thất toàn đội đặc công. Việc này có rất nhiều mục tiêu như: thử hệ thống vành đai phòng thủ và an ninh của căn cứ, thiết lập lối vào ra căn cứ và xác định thời gian thực tế có thể tiếp cận các mục tiêu được định sẵn bên trong căn cứ để đặt thuốc nổ.
Tổ trinh sát hai người thực hiện tất cả những hoạt động mà đội đặc công sẽ tiến hành thực sự, với chỉ một khác biệt quan trọng duy nhất – họ không mang theo chất nổ. Vài ngày sau, khi cuộc tấn công thực sự được tiến hành, hai trinh sát này sẽ dẫn đường cho đồng đội tiến vào khu căn cứ.
Khi màn đêm buông xuống, tổ trinh sát hai người khởi sự cuộc “tập khô” nhằm vào tổng kho Long Bình. Một cách chậm rãi, hai người dễ dàng tiếp cận vành đai ngoài cùng nhờ sự che phủ của cỏ. Khi tới hàng rào, họ không cắt dây kẽm – một nhiệm vụ chỉ được thực hiện trong cuộc tấn công thực sự. Thay vào đó, họ tìm cách kéo các sợi dây ra, tạo khoảng hở vừa đủ để chui vào trong, sau đó phục hồi lại nguyên trạng. Nếu cắt dây kẽm gai thì sẽ để lại dấu vết cho thấy rằng căn cứ có thể đã bị đột nhập; cuộc tấn công thực sự sẽ thiếu đi yếu tố bất ngờ.
Vượt được hàng rào ngoài cùng, đội trinh sát chậm rãi trườn qua bãi mìn trong khi vẫn luôn tìm cách tránh bị lính trên tháp canh phát hiện. Mìn và bẫy pháo sáng được định vị và vô hiệu hóa bằng cách găm một cái đinh vào. Vừa xử lý các thiết bị này, nhóm vừa chậm chạp tiến về hàng rào kế tiếp. Sau khi vượt qua mỗi hàng rào, họ lặp lại các thao tác như định vị và vô hiệu hóa mìn cùng pháo sáng ở khu vực giữa các hàng rào, để từ đó mở một lộ trình xuyên qua hệ thống hàng rào bảo vệ khu căn cứ.
Cuộc “tập khô” bắt đầu từ 8 giờ tối; mục tiêu của nhóm là đi được nửa chặng đường giữa hàng rào thứ năm và sáu vào lúc 11 giờ khuya. Tiến độ đã được thực hiện đúng. Vẫn còn nhiều giờ nữa mặt trời mới mọc nhưng nhóm không mạo hiểm tiến quá gần tới phía trong căn cứ lúc bình minh lên. Thế nên lợi dụng cỏ cao, hai thành viên đào mỗi người một lỗ dưới đất và trườn xuống đó nằm đợi.
Khi hừng đông, các hoạt động thường nhật bắt đầu diễn ra bên trong căn cứ Long Bình – có một điều là những người phòng thủ ở đấy không biết rằng có kẻ đã đột nhập ngay bên hông họ. Đội trinh sát lặng lẽ nằm ở nơi ẩn nấp suốt ngày, chỉ cách quân địch vài mét.
Sau khi màn đêm buông xuống, nhóm tiếp tục tiến lên để vượt qua những hàng rào còn lại. Đến quá nửa đêm, họ trườn qua hàng rào cuối cùng, tiến vào khu nhà kho. Tại đây, họ tranh thủ tính cự ly giữa các mục tiêu và xác định khoảng thời gian cần để tiếp cận chúng. Nhiệm vụ hoàn tất, nhóm rút lui lặng lẽ y như lúc đột nhập, trườn qua chín hàng rào đúng theo lộ trình khi họ đến.
Vào lúc bình minh, tổ tiền trạm trở về đơn vị an toàn, báo cáo mọi việc với nhóm đặc công chịu trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công tổng kho Long Bình.
Ngay khi tổ tiền trạm vừa rút khỏi Long Bình, một trinh sát được điều đến chốt tại một địa điểm bí mật với cự ly đảm bảo an toàn, để từ đó có thể liên tục theo dõi hoạt động của tổng kho cũng như quan sát lối đi mà nhóm đột nhập vừa thiết lập. Bước đi này là nhằm biết chắc rằng phía bên kia không có hành động nào ảnh hưởng tới lộ trình ấy trước khi cuộc tấn công thực sự diễn ra.
Để đáp ứng tiến độ, đội đặc công đã khởi sự vào buổi tối trước cuộc tấn công hai ngày, vào lúc tám giờ. Hai trinh sát cũ dẫn đầu cuộc tái đột nhập vào căn cứ Long Bình. Lần này, có năm tổ đặc công theo sau họ - mỗi tổ mang theo thuốc nổ và thiết bị hẹn giờ.
Có hai mươi người tham gia vào chiến dịch. Mỗi tổ gồm ba hoặc bốn người, tùy thuộc vào mục tiêu tấn công được giao. Mục tiêu càng lớn thì càng cần nhiều chất nổ, vì thế cần thiết phải tăng thêm người để mang thêm thuốc nổ.
Khi tới hàng rào ngoài cùng, đội đặc công liền cắt dây thép để tạo ra một lỗ đủ lớn cho một người chui qua. Người chui sau cùng có nhiệm vụ nối lại các dây thép để tránh bị lộ. Nhóm dẫn đầu tiếp tục tiến theo lộ trình mà họ đã thực hiện mấy ngày trước đó, và họ tiếp tục kiểm tra mọi thứ để đảm bảo rằng không có quả mìn nào mới được cài lên trên lối đi ấy.
Sau khi đội đặc nhiệm xuất phát tiến về căn cứ Long Bình, Đại tá Dương không còn liên lạc với họ nữa. Các thành viên của đội trao đổi với nhau bằng cách dùng ngón tay ra hiệu. Khi tới khoảng giữa hàng rào thứ năm và thứ sáu, đội dừng lại và đào hố. Trời vừa hửng sáng, họ đã có chỗ ẩn nấp kín đáo. Đội đặc công nằm im suốt ngày, âm thầm chờ đợi màn đêm buông xuống. Đến khi trời tối, họ lại tiếp tục hành trình.
Chừng nửa đêm, toàn đội lọt qua hàng rào cuối cùng. Giờ đây, mỗi một thành viên sẽ tập trung cho nhiệm vụ của mình và vẫn cẩn trọng không để lọt vào mắt lính gác trong căn cứ. Chất nổ được gắn với thiết bị hẹn giờ MI-8. Thiết bị chỉ bé bằng ngón tay này cho phép cài thời gian phát nổ chậm hàng tiếng đồng hồ để nhóm đặc công có đủ thời giờ rút về nơi an toàn. Sau khi hẹn giờ nổ là ba tiếng đồng hồ, đội đặc công bắt đầu rút.
Toàn đội tập hợp bên ngoài hàng rào trong cùng trước khi cùng nhau rút đi. Thời gian chậm trễ cho phép chỉ là năm phút – không hơn. Những người đã tập hợp trước sẽ không tiếp tục chờ trong trường hợp có một tổ nào đó trở ra chậm.
Chiến dịch diễn ra suôn sẻ - các tổ chiến đấu đều hoàn tất nhiệm vụ và có mặt ở điểm hẹn đúng giờ. Cuộc rút lui bắt đầu với mỗi thành viên bám theo dấu vết người bò ngay trước mình trên đúng lộ trình mà họ đã đột nhập: một người để lại dấu chân hoặc dấu tay và mười chín người còn lại đặt chân và tay đúng vào dấu người đi đầu tiên để lại. Do lộ trình đã được khai thông nhiều lần, giờ đây nhóm rút lui nhanh hơn so với lúc họ đột nhập. Sau khi ra được bên ngoài, các thành viên đội đặc công trực chỉ sở chỉ huy trung đoàn. Tại đây, đội báo cáo với ông Dương rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ.
***




Khói của vụ nổ ở kho Long Bình, nhìn từ xa
Khi trời vừa hửng sáng, Đại tá Dương cùng người chỉ huy đội đặc công đứng trên một gò đất cao nhìn về căn cứ Long Bình. Cả hai liên tục xem đồng hồ. Không khí yên tĩnh sau đó đã bị phá vỡ. Một tiếng nổ lớn, nối tiếp là những tiếng nổ lớn khác khi các khối chất nổ do nhóm đặc công cài vào phát hỏa – tiếp theo đó là các loạt nổ liên hồi từ đạn dược ở trong kho. Bình minh như đến sớm hơn vào buổi sáng ấy, khi có tới 30.000 tấn chất nổ phát hỏa soi sáng cả bầu trời. Mặt đất dưới chân hai người rung chuyển sau mỗi một tiếng nổ. Sự chấn động lan xa tới ba mươi cây số.
Khi ánh ngày chan hòa, ông Dương thấy một quầng khói lớn cuộn lên từ căn cứ Long Bình. Hài lòng với kết quả đạt được, ông cùng đồng sự nhanh chóng rút vào rừng. Cả hai không nói gì, những chuỗi tiếng nổ không ngớt đã nói thay lời họ. Hai năm lên kế hoạch đã thu được thành công lớn. Kẻ thù đã hứng chịu một đòn nặng nề và điều mà Dương còn hài lòng hơn nữa đó là ông không mất một người lính đặc công nào.
Vô cùng tự hào và ngưỡng mộ các anh, những chiến sĩ đặc công VN!
 

duongcaiquan

Đi bộ
Biển số
OF-320826
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
3
Động cơ
290,430 Mã lực
Em cảm ơn Cụ catrinh và cụ TuDo2808! Hồi đó đơn vị bác em khoảng 15 người, nhưng sau chiến tranh thì chỉ còn 2 chiến sĩ; Bác em nhập ngũ năm 1968, sau một năm huấn luyện thì được về phép 1 lần, sau đó không về nữa; Nhưng lần về phép đó đã để lại ấn tượng không thể quên trong tất cả các anh em ruột, trong đó có mẹ em; bác ấy cược với bác cả nhà em là đấm đổ cây chuối ngốp thân to bằng bình nước lọc 20lit bây giờ ấy chỉ một phát đấm, thế mà đúng 1 phát cây chuối đổ gập thật! Nghe bác cả kể lại e thấy ĐC ta không phải chuyện vừa
Trường hợp cụ nói giống thân sinh của sếp em, cũng quê Hà Nội (Gia Lâm) nhập ngũ 1968, về thăm nhà một lần và sau đó hy sinh bên Lào, giờ vẫn chưa tìm thấy hài cốt.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
cám ơn cụ lila đã nhắc em nhớ trận tấn công căn cứ pa thí của đặc công ta. Thật ra Pa thí còn bị không quân ta tấn công thành công rồi, gây cho kẻ thù càng đề phòng cao độ. Ở đây em chỉ nêu về trận đặc công ta tấn công, thiệt hại của ta là 6 còn đối phương thì khoảng 800, ta làm chủ điểm cao đến trưa thì rút. cụ thể đây:

Bài 5: Pa Thí: Kỳ vĩ và tự hào

QĐND - “Cầu được, ước thấy”, trong chuyến công tác tại Lào vừa qua, tôi đã được thăm đỉnh núi Pa Thí thuộc tỉnh Hủa Phăn. Nơi mà giặc Mỹ đã từng thách thức rằng: “Nếu Việt Cộng và Lào Cộng chiếm được Pa Thí thì Mặt Trời sẽ mọc ở đằng Tây và nước biển sẽ chảy vào Lào...”. Vậy mà bằng một trận chiến đấu phối hợp ăn ý giữa quân đội cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt Nam, điều giặc Mỹ không thể ngờ tới đã xảy ra…


Thế hệ học sinh vùng Pa Thí (Hủa Phăn) hôm nay


Trên đường đi đến đỉnh núi Pa Thí, Đại úy Voong Púa, cán bộ Tỉnh đội Hủa Phăn đã kể cho chúng tôi nghe về trận chiến đấu quả cảm, sáng tạo của bộ đội tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Lào diễn ra tại Pa Thí gần nửa thế kỷ trước.

Pa Thí cách biên giới Lào - Việt 24km theo đường chim bay, cách thị xã Sầm Nưa 48km theo đường chim bay và khoảng 70km theo đường ô tô. Đỉnh núi Pa Thí cao 1.768m so với mực nước biển và là một trong những đỉnh núi cao nhất của vùng Thượng Lào. Thấy được vị trí lợi hại của Pa Thí, từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, giặc Mỹ đã xây dựng Pa Thí một cứ điểm quân sự mạnh. Trên đỉnh Pa Thí, chúng lắp đặt một đài ra-đa hiện đại có khả năng phát hiện hoạt động lên xuống của máy bay từ tất cả các sân bay ở vùng Thượng Lào và miền Bắc Việt Nam. Với “con mắt thần” Pa Thí, tất cả đường bay của bọn giặc lái Mỹ gây tội ác ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng Bắc Lào đều được điều khiển một cách chính xác.

Để bảo vệ “con mắt thần” trên đỉnh Pa Thí, địch tổ chức một trận địa liên hoàn gồm nhiều tầng, lớp khác nhau. Gần đỉnh núi, chúng xây dựng hai sân bay trực thăng để liên tục cung cấp đạn dược, đồ ăn thức uống. Trên đỉnh núi có 4 trung đội phỉ chốt giữ cùng 19 cố vấn Mỹ. Xung quanh là các bãi mìn dày đặc, chỉ để duy nhất một lối đi lên được canh gác cẩn mật. Dưới chân núi là 15 đại đội thiện chiến phỉ Vàng Pao có sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.

Việc đánh căn cứ Pa Thí được quân đội cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt Nam nghiên cứu khá kỹ lưỡng. Bộ đội đặc công của ta và của bạn tấn công theo hướng mà quân đội Mỹ không thể ngờ tới, đó là hướng vách đá dựng đứng. Sau khi chiếm được đỉnh Pa Thí, liên quân Lào - Việt lập tức chuyển sang đồng loạt tiến công các mục tiêu chủ yếu (như trạm dẫn đường, sở chỉ huy, sân bay...); sau đó chuyển sang đánh lấn các mục tiêu khác dưới sự chi viện của không quân và pháo binh. Đến trưa 11-3-1968, liên quân Lào - Việt đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Pa Thí. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 872 tên trong đó có tên thiếu tá chỉ huy trưởng và một số cố vấn, nhân viên kỹ thuật đài ra-đa, làm tan rã 3 đại đội, bắn rơi 10 máy bay, thu 300 súng, giải phóng 10 xã với hơn 10 nghìn dân.

Đường lên đỉnh Pa Thí vô cùng khó khăn, chỉ có một lối đi an toàn duy nhất do công binh Mỹ chém vào đá tạo nên, nhưng lối đi này cũng dựng đứng, đi chệnh đường rất có thể gặp phải mìn từ chiến tranh còn sót lại. Vì thế, chúng tôi phải bám sát Đại úy Voong Púa và phải hơn 3 giờ sau, chúng tôi mới leo được lên đỉnh Pa Thí.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, Pa Thí giờ đây đã đổi thay nhiều, nhưng vết tích chiến tranh vẫn còn lại khá lớn. Khu vực đặt ra-đa của Mỹ giờ vẫn còn một số thiết bị hỏng, cạnh đó là xác một chiếc máy bay và gần như nguyên vẹn một cỗ máy đào công sự của Mỹ. Ở vị trí cao nhất của Pa Thí là khẩu súng đại liên của Mỹ, sau gần nửa thế kỷ đã hoen gỉ nhưng vẫn còn nguyên dòng chữ USA. Đứng trên độ cao gần 2000m, nhìn xuống phía dưới, tôi bỗng lạnh người. Niềm tự hào về chiến thắng, về tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trào dâng trong tôi. Tại đây, phóng xa tầm mắt, có thể nhìn thấy cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), thị xã Sầm Nưa. Thế nhưng, hình ảnh của núi rừng hùng vĩ bỗng nhòe đi khi chúng tôi nghe Trung úy Bô Tha, Phó đại đội trưởng phụ trách đơn vị quân đội Lào chốt giữ tại đỉnh Pa Thí kể rằng, mảnh đất này trước kia đã thấm không ít máu của bộ đội cách mạng Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Những bãi mìn xung quanh Pa Thí cho đến thời điểm này vẫn chưa gỡ hết và rất có thể sẽ vẫn còn hài cốt của bộ đội cách mạng Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam…

Đứng trên đỉnh Pa Thí hùng vĩ, tôi chợt nhớ tới lời kể của Đại tá Nguyễn Khiên, nguyên Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn công binh 217, đơn vị đã bí mật mở đường cho bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội cách mạng Lào tiềm nhập đánh cứ điểm Pa Thí: Chỉ tính riêng từ năm 1965 đến năm 1969, Trung đoàn công binh 217 đã có hơn 500 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trong các trận lớn nhỏ và hơn 1000 thương binh...

Trên đỉnh núi Pa Thí kỳ vĩ, nhớ về quá khứ đau thương và hào hùng, tôi chợt nghĩ về tương lai của đỉnh núi này mấy chục năm sau. Biết đâu, lúc đó Pa Thí sẽ là địa điểm du lịch nổi tiếng và du khách từ muôn phương sau khi thưởng lãm những hang đá nổi tiếng của “Thủ đô kháng chiến Viêng Xay” sẽ đến đây để nghe khúc ca vĩ đại của tình đoàn kết Việt - Lào.
Trận Pa thí này thấy có nhiều thông tin khác nhau. Phía Mỹ cho rằng họ mặc dù mất Pa thí nhưng họ đã tiêu diệt hết toàn bộ các lực lượng tiến công của ta bằng hỏa lực máy bay, khoảng 2 trung đoàn. Cũng như trạm radar là do họ tự ném bom phá hủy chứ không phải do ta đánh.
Phía ta thì cho rằng ta ném bom một lần bằng An2 đã phá hủy trạm radar nhưng mất 2 máy bay lúc quay về do bị cao xạ địch bắn. Lần thứ 2 đặc công tấn công phá hủy hoàn toàn trạm radar thì ta hy sinh 5 người.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Trận Pa thí này thấy có nhiều thông tin khác nhau. Phía Mỹ cho rằng họ mặc dù mất Pa thí nhưng họ đã tiêu diệt hết toàn bộ các lực lượng tiến công của ta bằng hỏa lực máy bay, khoảng 2 trung đoàn. Cũng như trạm radar là do họ tự ném bom phá hủy chứ không phải do ta đánh.
Phía ta thì cho rằng ta ném bom một lần bằng An2 đã phá hủy trạm radar nhưng mất 2 máy bay lúc quay về do bị cao xạ địch bắn. Lần thứ 2 đặc công tấn công phá hủy hoàn toàn trạm radar thì ta hy sinh 5 người.
Cụ có biết khoảng 2 trung đoàn là khoảng bao nhiêu quân không? Cụ cần dẫn nguồn về thông tin này, e đã từng đến đây, con số của Mẽo thổi phồng thì đã được chứng minh nhiều tài liệu.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
792
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Lâu rồi em không vào thớt, thôi thì đọc được bài hay, cũng liên quan đến lực lượng đặc biệt nhất của Mẽo. Em cứ liệu đăng lên làm tư liệu lưu sau này, đừng cụ nào chê em đào mộ nhé.


Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh
30/05/2016 | 08:27

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey được lựa chọn làm chủ tịch HĐQT ĐH Fulbright. Nhưng lựa chọn này là điều khó hiểu khi ông từng tham gia vụ thảm sát đẫm máu ở Việt Nam năm 1969.
Trong cuộc họp báo trao giấy phép thành lập của ĐH Fulbright hôm 25/5, khi Zing.vn hỏi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey rằng ông “có hối hận” về cuộc thảm sát năm 1969 tại Thạnh Phong (huyện Thạch Hoà, Bến Tre), ông Kerrey chỉ trả lời một câu rất ngắn: “Có.”
Khi được hỏi thêm, Kerrey, một cựu lính đặc nhiệm SEALs khét tiếng của Hải quân Mỹ trong chiến tranh, chỉ nói: “Tôi không bình luận gì thêm ngoài những gì đã nói trước đó trên báo.”
Cuộc họp báo đúng ra sẽ là một ngày vui vẻ nhưng không khí chùng xuống sau câu hỏi đó. Kerrey, cựu thượng nghị sĩ của bang Nebraska và từng là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992, lúng túng và cúi gằm mặt sau câu hỏi.
Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh - ảnh 1
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fullbright Việt Nam ngày 25/5. Ảnh:Thanh Tùng

Cuộc thảm sát đẫm máu
Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng tham gia một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969 khiến nhiều phụ nữ và trẻ em thiệt mạng.
Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá huỷ hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
Các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey cùng đồng đội sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu.
Đầu năm 1969, trung đội SEALs của Kerrey được điều tới Việt Nam. Kerrey được coi là một chỉ huy đầy nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu quyết liệt. Hải quân Mỹ khi đó tham gia vào chiến dịch Phượng Hoàng nhằm tìm diệt lãnh đạo lực lượng kháng chiến.
Tình báo Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đó báo có lãnh đạo cao cấp của mặt trận giải phóng ở Thạnh Phong và bí thư xã đang chuẩn bị họp ở khu vực. Ngay lập tức, trưởng thôn và bí thư ở đây được đưa vào tầm ngắm của Kerrey.
Ngôi làng nhỏ ven biển
Thạnh Phong là một làng nhỏ với khoảng 75-150 người, nằm ngay bờ biển. Ngôi làng quá nhỏ, không có trường học mà chỉ có 4-5 cụm nhà nhỏ trải trên một khoảng tầm 500 m dọc bờ biển.
Ngày 13/2/1969, theo báo cáo của lực lượng SEALs, trung đội của Kerrey tiến vào làng Thạnh Phong, lục soát trong 2 cụm nhà, “tra hỏi 14 phụ nữ và trẻ em” để tìm bí thư làng. Họ rời đi khỏi làng ngày hôm sau. Theo New York Times, việc Kerrey đã tới đây chứng tỏ trung đội này biết rất rõ tình hình ở làng trước khi quay lại.
Đội của Kerrey trở lại lần nữa vào ngày 25/2 khi nguồn tin tình báo nói bí thư thôn sẽ tổ chức cuộc họp.
Kerrey vẫn biện hộ rằng việc thảm sát chủ yếu là vì lý do tự vệ nhưng các đồng đội của Kerrey thì lại kể khác.
Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh - ảnh 2
Thượng nghị sĩ Bob Kerrey. Ảnh:Thanh Tùng
Cuộc chém giết
Trong số này, những điều Gerhard Klann kể lại có nhiều chi tiết trùng hợp với nhân chứng nữ từng được kênh CBS phỏng vấn cho chương trình truyền hình “60 Minutes II”.
Từng thành viên trong đội của Kerrey có những phản ứng khác nhau về vụ việc. Nhiều người từ chối không bình luận. Rick Knepper, một thành viên của đội, nói: “Quá khó để nói về thời gian của tôi ở Việt Nam. Xin hãy tha cho tôi.”
Kerrey kể lại đó là một đêm không trăng và đội đặc nhiệm của ông nhanh chóng chiếm các vị trí ở bờ biển ngay gần làng Thạnh Phong sau khi được canoe thả xuống. Sau khi dừng chút để làm quen với bóng tối và nghe ngóng, đội của Kerrey tiến về làng cùng với súng M-16, súng ngắn, lựu đạn sáng, súng máy,...
Khi tiến gần tới làng Thạnh Phong, họ bất ngờ gặp một cụm nhà mà thông tin tình báo trước đó không báo. Cuộc chém giết diễn ngay sau đó. Kerrey sau này nói rằng chịu trách nhiệm cho vụ việc nhưng cho rằng mình không ra lệnh.
“Nguyên tắc tác chiến khi đó là giết tất cả những ai chúng tôi gặp. Giết những ai chúng tôi gặp, không thì phải huỷ chiến dịch,” Kerrey nói.
Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh - ảnh 3
Bob Kerrey hồi còn trong lực lượng Seals của hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.Ảnh: Politico
Kerrey sau này vẫn nói không nhìn rõ ai ở trong cụm nhà này và thường chối là có tham gia cuộc chém giết. Nhưng điều chắc chắn là họ không tìm thấy được bất cứ vũ khí nào trong khu nhà.
Sau khi sát hại hết ở cụm nhà đầu tiên, trung đội đi dọc theo con đê để tới làng Thạnh Phong. Họ bò khoảng 15 phút thì đến một cụm 4-5 nhà nữa.
Trong báo cáo khi đó nói rằng có vài phát súng bắn ra. Nhưng tới năm 2001 thì Kerrey nói rằng ông không chắc chắn chuyện đội của ông khi đó có bị bắn hay không.
Điều chắc chắn sau đó là Knepper, một thành viên trong đội, ngay lập tức đã nã lại bằng rocket chống tăng LAW. Ngay sau đó, Kerrey ra lệnh cho toàn đội nã đạn vào cụm nhà này. Khi đội SEALs tiến tới dãy nhà lá, họ đã bắn tổng cộng 1.200 viên đạn.
“Điều mà tôi sẽ nhớ đến tận khi chết là khi bước vào và thấy khoảng 14 cái xác là phụ nữ và trẻ em, tôi không nhớ chính xác con số nữa,” Kerrey nói trong một phỏng vấn năm 1998. “Tôi hy vọng thấy lính Việt Cộng với súng ống nhưng thay vào đó chỉ thấy phụ nữ và trẻ em.

Kerrey nói khi vào trong xóm thì thấy vài người khác chạy đi, đội quân của Kerrey lại tiếp tục xả súng và giết chết hết những người này. Một báo cáo sau này nói có 7 người bị bắn chết. Trong bóng tối, nhóm không xác định được những người này là đàn ông hay phụ nữ.
Những điểm bất thường của vụ thảm sát
Bài điều tra của New York Times đặt nghi vấn chuyện 14-15 phụ nữ-trẻ em tụ tập lại và bị bắn chết cùng lúc như vậy trong khi đội quân của Kerrey hoảng loạn. Tờ báo cho rằng lúc bắn hoảng loạn vậy thì vẫn phải có người sống sót.

Đồng đội của Kerrey, Gerhard Klann thì kể câu chuyện rất khác. Klann từ lâu luôn bị ám ảnh bởi câu chuyện này và kể cho một đại tá SEALs khác vào năm 1980 với hy vọng gỡ bỏ phần nào gánh nặng. Sĩ quan chỉ huy của Klann kể lại rằng Klann cố vượt qua ký ức của vụ thảm sát đó bằng cách uống rất nhiều rượu.
Klann và bà Phạm Trí Lãnh, người phụ nữ sống sót trong vụ thảm sát và từng được chương trình “60 Minutes II” của CBS phỏng vấn, nhớ lại câu chuyện khá giống nhau.
Klann kể lại rằng ở ngay khu làng đầu tiên (khác với Kerrey nói là toàn đàn ông) thực tế chỉ có một cụ ông và một cụ bà cùng ba đứa trẻ dưới 12 tuổi.
Các đồng đội nói khi họ thấy cụ già ngồi gần cửa và hai phụ nữ và hai người nam giới trong nhà, Kerrey ra lệnh cho họ giết những người này. Klann túm lấy ông già, bịt mồm mang đi và dùng dao đâm ông liên tiếp.
Lãnh đạo ĐH Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh - ảnh 4
Các thành viên trong biệt đội của Kerrey tham gia vụ thảm sát: Tucker, Klann và Ambrose.
Ảnh: Politico
“Ông ấy không chết, tiếp tục vùng lại,” Klann kể. Kerrey khi đó bước tới đẩy ông già xuống đất. Kerrey đạp chân mình lên ngực ông dằn ông xuống, trong khi Klann dùng dao cắt cổ ông già.
Trong lúc Klann giết ông già thì các thành viên trong nhóm xông vào giết người phụ nữ và ba đứa trẻ.
Hai đợt xả súng, “đứa trẻ sống sót sau cùng”
Bà Lãnh, khi đó 30 tuổi, nói bà may mắn nấp đi ngay tại khu nhà đầu tiên sau khi nghe tiếng khóc. “Tôi nấp sau cây chuối và thấy chúng cắt cổ người đàn ông,” bà kể. “Đầu ông ta vẫn lủng lẳng trên người.” Bà cũng kể là thấy lực lượng đặc nhiệm này dùng dao đâm chết người phụ nữ và ba đứa trẻ.
Quảng cáo

Bà Lãnh nói hai người là ông và bà của ba đứa trẻ. Sau vụ sát hại đầu, có thành viên trong đoàn muốn rút đi vì tiếng kêu khóc của nạn nhân nhưng các thành viên nói muốn tiếp tục để bắt ông bí thư thôn.
Klann sau đó nói họ bắt hết phụ nữ và trẻ em từ các nhà quanh xóm và dồn ra góc thôn. Sau khi tra khảo mà không tìm được gì, cả nhóm quyết định không giữ tù nhân và cũng không thả vì những người này có thể báo động cho lính mặt trận giải phóng.
Cuối cùng họ quyết định là “giết hết những người này và rút lui.” Klann nói Kerrey ra lệnh giết và toán lính của Kerrey đứng cách 6-10 m bắt đầu xả súng máy trong vòng khoảng 30 giây.
Bắn xong, họ lại nghe thấy tiếng rên rỉ, họ lại bắn tiếp thêm 30 giây lần nữa. Lần cuối, có tiếng khóc của đứa trẻ. “Đứa trẻ sống sót sau cùng,” Klann nói trong nước mắt. “Máu và các cơ quan nội tạng lúc này văng khắp nơi.”
Klann cao lớn (1,88 m và nặng hơn 110 kg) chỉ tay vào trái tim mình nói: “Tôi phải sống với những điều này trong đây. Tôi không thể tống chúng ra khỏi tâm trí mình.”
Báo cáo giả
Ngay sau trận chiến này, thông báo từ Kerrey tới chỉ huy không hề nói gì về chuyện giết dân thường mà chỉ nói là giết 21 lính Việt Cộng.
Nhưng chỉ một ngày sau, thông tin về việc dân thường bị sát hại dã man ở Thanh Phong bắt đầu xuất hiện, và quân đội Mỹ bắt đầu điều tra lại vụ việc.
Báo cáo của quân đội Mỹ sau này nói “24 người chết trong đó 13 phụ nữ và trẻ em cùng một cụ già. 11 người không xác minh được danh tính và được cho là lính Việt cộng.”
Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey thừa nhận là chịu trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.
“Trong thời gian dài, tôi thấy tội lỗi. Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy huỷ diệt... Hãy cứ để người khác đánh giá những gì tôi làm là có được phép trong quân đội, được phép về mặt đạo đức hay không. Nhưng cuối cùng đó vẫn là người phụ nữ đã chết, vẫn là đứa trẻ đã chết... đó vẫn là cái chết,” ông nói.
Đã có rất nhiều cựu binh và các nhóm chống chiến tranh chỉ trích hành động của Kerrey là “tội ác chiến tranh.” Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp. Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York.
Tôi xin lỗi người Việt một lần nữa
Trong email trả lời Zing.vn hôm 29/5, cựu TNS Bob Kerrey, viết:
“Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
“Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”

Bài nào không đúng chủ đề thời xóa thôi, để thớt cho những người khác còn chém tiếp ợ :P
 

hunglawyer

Xe buýt
Biển số
OF-52977
Ngày cấp bằng
16/12/09
Số km
884
Động cơ
460,300 Mã lực
Nơi ở
Đông Anh, Hà Nội
Kụ này dùng từ ếch không thể tưởng được, sặc mùi cay cú của mấy chú cựu quân nhân VNCH, không hiểu ý kụ định nói gì nữa.
Cụ ấy đang so sánh với film Mẽo thôi. Đã là film thì phải có oánh nhau, tức là bị phát hiện rồi chiến đấu. So về hiệu quả thì thua ĐC Viêt :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top