Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
hồi chống mỹ cứu nước, các đế quốc hùng mạnh nhất cũng đã áp dụng tất cả các biện pháp, lực lượng đặc biệt để trị đặc công nhà mình. kết quả đã thất bại không thể kiểm soát được, gây cho quân mẽo kinh hãi. đặc công nhà mình đã chiến thắng không có đối thủ trong chiến tranh việt nam. Đến cả các cụ cựu chiến binh lão luyện nhà mình còn phải kính nể mấy ông trong ảnh của bác pain nữa là.
 
Chỉnh sửa cuối:

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
bây giờ ăn uống tốt các cụ đặc công nhìn chắc chắn hơn ngày xưa 1 tí nhể. gầy gầy thế mới khoẻ đơi.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
bây giờ ăn uống tốt các cụ đặc công nhìn chắc chắn hơn ngày xưa 1 tí nhể. gầy gầy thế mới khoẻ đơi.
Các cụ có bít những câu của người xưa hông:
Gầy thầy cơm này.
Gái dải khoai, Giai chuột đực này
....
:))
 

vnt8226

Xe tải
Biển số
OF-296121
Ngày cấp bằng
22/10/13
Số km
376
Động cơ
315,560 Mã lực
đặc công thì khủng rồi ạ
bộ đội có đặc công
cảnh sát có đặc nhiệm, chữ đặc chắc là đặc biệt hết, mà phỏng cái gì đặc biệt đều khó, đều cần tài
 

lila

Đi bộ
Biển số
OF-307944
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
3
Động cơ
300,130 Mã lực
Nói đến đặc công Việt Nam thì đúng là có quá nhiều điều chưa biết, vì các trận đánh của ĐC có tính chất đặc biệt nên dc công bố rất ít (khác hẳn với các đơn vị khác thường có khi còn phải chém mạnh để tuyên truyền)
Có một số thông tin em lượm lặt dc từ nguồn nước ngoài khá tin cậy thì thấy ĐC của Việt Nam dân thường thì ít biết nhưng dc tụi chuyên gia nghiên cứu đánh giá rất cao.
Như trong “Snakes in the Eagle's Nest: A History of Ground Attacks on Air Bases” của RAND Corporation chuyên nghiên cứu về các trận đánh sân bay quân sự trên thế giới từ WW2 đến nay của các đơn vị đặc nhiệm trên thế giới thì ĐC giữ vị trí số 1 bỏ xa các đối thủ khác cả về số lượng lẫn tỉ lệ thành công.
Cả thế giới từ năm 42 đến nay có khoảng 650 vụ tấn công sân bay quân sự ( bằng các đơn vị đặc nhiệm dưới mặt đất) thì ĐC Việt Nam chiếm tới khoảng 80% (gần 500 vụ) phá hủy và làm hư hỏng hơn 1500 máy bay các loại. Các đơn vị đặc nhiệm nổi tiếng khác có lối đánh giống ĐC (sapper) như SAS/RAF/SBS Commandos (Anh), Luftwaffe SS Jäger (Đức) OSS ( Mỹ), Commandos Marine/ French SAS (Pháp) … tổng thành tích trên các chiến trường châu Âu, châu Phi trong WW2 cộng lại cũng chỉ chưa tới 20% (130 vụ).
Cũng theo tài liệu này thì ĐC Việt Nam có đến 5 lần đánh thành công sân bay Mỹ trên đất Thái Lan như sân bay Udorn và sân bay Ubon chứ không phải chỉ 1 lần đánh vào sân bay U-Tapao. Còn mấy lão CCB Mẽo thuộc lực lượng đặc biệt K9 chuyên bảo vệ vòng trong sân bay đóng ở Thái (có trang bị chó nghiệp vụ) thì nói khẳng định có ít nhất 8 vụ xâm nhập của ĐC vào có sân bay của Mỹ trên đất Thái, 3 vụ khi lộ thì họ rút đi luôn ( chắc mấy bác chỉ vào vào trinh sát thôi chứ ko đánh).
 

kduc

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
9,132
Động cơ
1,609,291 Mã lực
Lực lượng đặc công của ta thì nên gọi là lực lượng đột nhập phá hại thì đúng hơn mặc dù cũng được luyện tập đủ bài võ nghệ, bắn súng. Đặc công ta ko nặng lắm về tấn công trực diện như Hải Cẩu hay Alpha hay thậm chí như lực lượng Đặc nhiệm Thái, Nhật, Hàn mà chỉ nặng về lén lút đột nhập để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác vũ khí của đặc công chúng ta cũng thôi sơ quá, ko nhiều và đa dạng về chủng loại vũ khí tấn công nên hạn chế cũng là điều đương nhiên.
Cụ này bị ảnh hưởng nặng nề của Holywod :D, chiến tranh thì chỉ quan trọng hiệu quả chứ có phải phim chưởng đâu mà phải hô 1 lúc mới đấm.
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,061
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Đặc công nhà ta hi sinh cũng nhiều lắm các cụ ạ. Nhà em có ông bác ruột là đặc công chiến trường K cũng là 1 trong những chiến sĩ đặc công hi sinh, và nay gia đình em cũng chưa tìm được mộ bác ấy :(
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,785
Động cơ
369,006 Mã lực
Đặc công nhà ta hi sinh cũng nhiều lắm các cụ ạ. Nhà em có ông bác ruột là đặc công chiến trường K cũng là 1 trong những chiến sĩ đặc công hi sinh, và nay gia đình em cũng chưa tìm được mộ bác ấy :(
Chia buồn với gia đình cụ. Cuộc chiến nào chả có tổn thất, sự chiến đấu hi sinh của các anh thật hào hùng!\m/
 

lila

Đi bộ
Biển số
OF-307944
Ngày cấp bằng
16/2/14
Số km
3
Động cơ
300,130 Mã lực
Lực lượng đặc công của ta thì nên gọi là lực lượng đột nhập phá hại thì đúng hơn mặc dù cũng được luyện tập đủ bài võ nghệ, bắn súng. Đặc công ta ko nặng lắm về tấn công trực diện như Hải Cẩu hay Alpha hay thậm chí như lực lượng Đặc nhiệm Thái, Nhật, Hàn mà chỉ nặng về lén lút đột nhập để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác vũ khí của đặc công chúng ta cũng thôi sơ quá, ko nhiều và đa dạng về chủng loại vũ khí tấn công nên hạn chế cũng là điều đương nhiên.
Cái này cụ sai rồi tất cả các lực lượng đặc biệt thế giới khi tấn công đều phải lợi dụng yếu tố bất ngờ cả hay gọi là tập kích chứ ko thằng nào dám dàn quân ra đánh trực diện như bộ binh đâu trừ trường hợp bất khả kháng, trong những trường hợp như vậy thì kể cả SEAL, Delta Force… thì sức chiến đấu ko hơn anh lính bộ binh là bao nhiêu có khi còn kém hơn. ĐC Việt tuy nhiệm vụ phần lớn là đột nhập phá hoại nên dc Tây nó tính vào nhánh sapper nhưng ko phải chỉ có mỗi khả năng đó. Cái tên Đặc Công bản thân bắt nguồn từ chữ “công đồn đăc biệt” vì khả năng chính là đánh chiếm các cụm phòng ngự kiên cố, ngoài ra nhiều khả năng khác vd như đánh giải vây của ĐC cũng rất tốt.
Ngay cả Mẽo và 1 vài nước cũng lấy 1 số trận đánh của ĐC để nghiên cứu về cách đánh và khả năng tác chiến độc lập điển hình là trận tập kích đài radar của CIA trên đất Lào. Đài này rất quan trọng, dùng để chỉ điểm và cảnh báo cho các máy bay từ Thái Lan sang đánh miền Bắc nên dc bố trí trên đỉnh núi Pha Thí cao hơn 1700m rất hiểm trở chỉ có 1 đường nhỏ để lên (hầu như phải tiếp tế bằng trực thăng) dc phòng thủ bởi hơn 200 lính đặc nhiệm Mèo và Thái Lan trên đỉnh và hơn 800 lính tuần tra phòng thủ dày đặc quanh chân núi. Đám lính người Mèo (lính Vàng Pao) và lính Thái dc CIA huấn luyện như giống như FULRO và biệt kích Nùng ở Việt Nam (ranger) rất thiện chiến lại ở địa hình rừng núi quen thuộc nên Mỹ ko bao giờ ngờ dc ĐC sẽ có thể đánh thành công trạm radar này, vài tháng trước đó mình có dùng An-2 không kích nhưng ko phá hủy dc vì công sự quá kiên cố. Tuy vậy Mẽo vẫn rất cẩn thận trên đỉnh núi khu vực trung tâm và thông tin dành cho sỹ quan tình báo CIA và sỹ quan điều khiển radar của KQ kể cả lính Mèo cũng ko dc lai vãng và đêm vẫn tổ chức gác sách đầy đủ (có khoảng hơn 2 chục sỹ quan Mỹ ở khu này và vài trung đội bảo vệ).
Trận này mấy bác ĐC tổ chức 1 phân đội khoảng hơn 3 chục người trang bị chỉ trang bị 3 khẩu B40 còn lại toàn AK và lựu đạn, lương khô ăn đường mỗi người chỉ có gạo rang còn lại thì thức ăn chính là bánh chưng và bánh dày (ko nấu nướng để giữ bí mật). Sau vài ngày tiếp cận và luồn tránh các chốt các toán cảnh giới dưới chân núi lợi dụng đem tối đội chia làm 2 nhóm leo lên vách đá dựng đứng ém quân (vách núi ban ngày Mỹ còn cẩn thận đến mức cho người thỉnh thoảng thả lựu đạn xuống) :-s
Gần sáng bắt đầu tiếp cận mục tiêu là khu của sỹ quan Mỹ ở thì nhóm 1 đụng 1 chốt gác mới lập (may là thằng gác cũng bị bất ngờ ko kịp phản ứng) nên cả đội đồng loạt tấn công luôn. Nhóm 2 có nhiệm vụ đánh tập kích khu vực lính Thái thì do tính nhầm đường đang bị măc kẹt trong 1 khe đá chưa ra dc. Tuy vậy vì bất ngờ nên chỉ có vài chú Mẽo trốn kịp và 3 chú bị thương nhưng giả chết. Vì có lệnh giữ trận địa chờ quân đến tiếp quản nên mấy bác ấy ko rút mà lập tức tổ chức phòng ngự luôn. Từ lúc đó đến sáng lính Mèo và Thái trên đỉnh núi tổ chức phản công, sáng ra dc tăng cường thêm không quân và trực thăng Mỹ hỗ trợ. Ba chú Mẽo bị thương giả chết lừa lúc quân mình ko để ý bò dc ra bãi đá ở góc khuất, trực thăng Mỹ liều phi vào thả dây xuống bốc lên dc nhưng rốt cuộc 2 chú cũng bị dính đạn chết nốt (đạn xuyên cả sàn trực thăng). Mấy bác ĐC giữ vững trận địa thêm 2 ngày thì dc lệnh mới nên đến đến đêm phá hủy dàn radar rồi tổ chức rút ra an toàn :)
Cả trận này mình hy sinh (1) bác bị thương nhẹ (2), phía Mỹ chết (12) mất tích (5) bị thương 4 còn lính Mèo, Thái thì chết tất cả (42) bị thương ko rõ, dàn radar và một số pháo 105mm bị phá hủy hoàn toàn. Sau trận đánh tuy ĐC rút đi nhưng Mỹ buộc phải bỏ ko dám dùng lại căn cứ này nữa :D
Kể 1 trận điển hình để cụ thấy khả năng tấn công trực diện và phòng thủ của ĐC như thế nào. Lính SEAL ngày nay có mơ cũng bao giờ ko dám nghĩ là có thể thực hiện dc thành công vụ này chỉ với trang bị và hỗ trợ như thế đâu. Vậy mà các bác ĐC vẫn còn tự đánh giá là chưa dc hoàn hảo vì theo kế hoạch nếu nhóm 2 ko đi cắt sai đường và nhóm 1 ko bị lộ sớm thì còn làm dc thêm khu vực chốt của lính Thái và cái sân bay trực thăng nữa cơ :">
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Lực lượng đặc công của ta thì nên gọi là lực lượng đột nhập phá hại thì đúng hơn mặc dù cũng được luyện tập đủ bài võ nghệ, bắn súng. Đặc công ta ko nặng lắm về tấn công trực diện như Hải Cẩu hay Alpha hay thậm chí như lực lượng Đặc nhiệm Thái, Nhật, Hàn mà chỉ nặng về lén lút đột nhập để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác vũ khí của đặc công chúng ta cũng thôi sơ quá, ko nhiều và đa dạng về chủng loại vũ khí tấn công nên hạn chế cũng là điều đương nhiên.
cu này thời gian học lịch sử Việt Nam lại trốn học đi xem phim rambo và phim chưởng dài tập. Nên mới ra nông nỗi này.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Đặc công nhà ta hi sinh cũng nhiều lắm các cụ ạ. Nhà em có ông bác ruột là đặc công chiến trường K cũng là 1 trong những chiến sĩ đặc công hi sinh, và nay gia đình em cũng chưa tìm được mộ bác ấy :(
xin chia buồn với gia đình cụ. cụ thật tự hào vì có bác là lính đặc công, lực lượng này phải khẳng định 100/100 là rất dũng cảm và mưu trí.
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,061
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
xin chia buồn với gia đình cụ. cụ thật tự hào vì có bác là lính đặc công, lực lượng này phải khẳng định 100/100 là rất dũng cảm và mưu trí.
Em cảm ơn Cụ catrinh và cụ TuDo2808! Hồi đó đơn vị bác em khoảng 15 người, nhưng sau chiến tranh thì chỉ còn 2 chiến sĩ; Bác em nhập ngũ năm 1968, sau một năm huấn luyện thì được về phép 1 lần, sau đó không về nữa; Nhưng lần về phép đó đã để lại ấn tượng không thể quên trong tất cả các anh em ruột, trong đó có mẹ em; bác ấy cược với bác cả nhà em là đấm đổ cây chuối ngốp thân to bằng bình nước lọc 20lit bây giờ ấy chỉ một phát đấm, thế mà đúng 1 phát cây chuối đổ gập thật! Nghe bác cả kể lại e thấy ĐC ta không phải chuyện vừa
 
Chỉnh sửa cuối:

USSR

Xe hơi
Biển số
OF-26598
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
129
Động cơ
488,690 Mã lực
Không biết các cụ đặc công nhà mình giờ đã đổi bài tập thể lực và đối kháng chưa vậy, chứ nhìn sang chú tầu thấy tụi này chùng đã chuyển hình thức tập luỵen và đào tạo sang cái mới ròi, bỏ hẳn đi mấy tiết mục nặng tính biểu diễn.

Tại sao chính đặc nhiệm Bắc Kinh lại quay lưng với tuyệt kỹ võ Thiếu Lâm?

Dù được giới võ thuật xưng tụng là sao Bắc đẩu của làng võ, nhưng tuyệt kỹ công phu của võ Thiếu Lâm lại mới bị chính đặc nhiệm của Bắc Kinh từ chối. Tại sao lại có sự "lạ đời" như vậy?

Một lữ đoàn đặc nhiệm Quân khu Bắc Kinh, Trung Quốc mới quyết định hủy bỏ đào tạo nhiều loại tuyệt kỹ võ công như đập gạch trên đầu, dùng cổ họng đẩy cong cây thép… vì bị chỉ trích thiếu tính thực tế và có thể biến binh lính thành những “con hổ giấy” trên chiến trường.

Quyết định trên được tờ Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army-PLA Daily) thông tin hôm 24.2.2014.

Theo đấy, lữ đoàn đặc nhiệm Quân khu Bắc Kinh thu hẹp phương pháp đào tạo công phu truyền thống giống với các chương trình huấn luyện của các võ tăng Thiếu Lâm bằng cách hủy bỏ hơn 10 khóa huấn luyện cổ điển, bao gồm cả các tuyệt kỹ như dùng búa tạ đập vỡ gạch trên đầu, đập gậy vào lưng và dùng yết hầu chống thanh thép để đẩy xe ôtô.


Lính Trung Quốc biểu diễn pha đập gạch trên đầu

Nguyên nhân dẫn tới quyết định trên do các cách đào tạo công phu như vậy dù khi biểu diễn các kỹ năng ngoạn mục thường được khen ngợi nhưng lại bị chỉ trích là thiếu tính thực tế. Nó chỉ giống như những “màn trình diễn” của đặc nhiệm quân đội.

“Nhưng khả năng chiến đấu mà phương pháp này đem lại không có hiệu quả, những binh sĩ cần phải được thiết kế huấn luyện để đáp ứng một cuộc chiến thực sự”, ông Zhang Aijun , chỉ huy lữ đoàn nói với PLA Daily.

Lữ đoàn đặc nhiệm Quân khu Bắc Kinh cho rằng, nếu không cắt bỏ những “kỹ năng sai” trong quá trình đào tạo thì trên chiến trường các binh lính sẽ trở thành một “con hổ giấy”. Cho nên huấn luyện chiến đấu phải tập trung vào nhu cầu chiến tranh đòi hỏi. Hầu hết các ý kiến của các chuyên gia quân sự Trung Quốc khẳng định chiến trường hiện nay là nơi “những khẩu súng nói chuyện với nhau” nên các công phu đào tạo theo cách cổ truyền không phải tất cả đều cần thiết.

Đồng quan điểm, võ sư Liang Jianfeng, hiệu trưởng của một trường học võ thuật tại Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Global Times cũng chỉ ra, việc huấn luyện công phu những kỹ năng trên sẽ mất rất nhiều thời gian, hao tốn năng lượng để thực hành, thậm chí còn gây ra nguy hiểm và đòi hỏi phải duy trì liên tục các bài tập để giữ được phong độ. Song trong chiến đấu thực tế, những kỹ năng này không thực sự thiết thực.

Không chỉ vậy, nếu so khí công của Trung Quốc với thiền Yoga của Ấn Độ thì khí công của Trung Quốc lại tập luyện khó nhọc, cứng hơn. Trong lần tập trận quân sự chung giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2007, quân đội Ấn Độ đã cho thấy những bài tập Yoga mềm mại với binh sĩ mặc quần đùi lộn ngược, nhào nghiêng giống như một cây gậy mềm mại.

Quân đội Ấn Độ cho rằng, Yoga và hoạt động mềm mại như vậy sẽ giúp binh lính linh hoạt, tăng cường thể chất nhưng cũng giảm bớt áp lực cho người lính và có thể nhanh thích ứng với các môi trường khác nhau.


Dùng yết hầu đẩy cong cây thép

Một số nước cũng hướng tới tính thực tế khi đào luyện người lính thích ứng với môi trường. Với kinh nghiệm chiến đấu trong rừng, trong các đợt tập trận chung Hổ mang vàng với Mỹ, lính Mỹ sẽ được đào luyện các kỹ năng sinh tồn như ăn bọ cạp, côn trùng, uống máu rắn độc. Trong khi đó, tại những vùng lạnh thì quân đội Hàn Quốc lại hướng tới đào tạo vóc dáng khỏe mạnh và luyện cho binh sĩ cởi trần chống chọi với những cơn tuyết lạnh.

Năm 2012, trong cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phô diễn cho Mỹ thấy những “Ninja” trong quân đội.

Mặc dù vậy, trước xu hướng hiện đại hóa và thực dụng trong tác chiến của quân đội các nước tiên tiến trên thế giới, trong lần kiểm tra Quân khu Bắc Kinh vào tháng 7.2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi tất cả các khóa huấn luyện quân sự cần tập trung vào việc nâng cao khả năng chiến đấu thực sự.

Trong khi đấy, quân đội Mỹ đang đẩy mạnh triển khai rộng rãi các phương tiện chiến tranh hiện đại và máy bay trực thăng thay thế cho việc chạy bộ quá xa và cũng loại bỏ các khóa đào tạo mạo hiểm với lưỡi lê.


Minh Nhân
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
cám ơn cụ lila đã nhắc em nhớ trận tấn công căn cứ pa thí của đặc công ta. Thật ra Pa thí còn bị không quân ta tấn công thành công rồi, gây cho kẻ thù càng đề phòng cao độ. Ở đây em chỉ nêu về trận đặc công ta tấn công, thiệt hại của ta là 6 còn đối phương thì khoảng 800, ta làm chủ điểm cao đến trưa thì rút. cụ thể đây:

Bài 5: Pa Thí: Kỳ vĩ và tự hào

QĐND - “Cầu được, ước thấy”, trong chuyến công tác tại Lào vừa qua, tôi đã được thăm đỉnh núi Pa Thí thuộc tỉnh Hủa Phăn. Nơi mà giặc Mỹ đã từng thách thức rằng: “Nếu Việt Cộng và Lào Cộng chiếm được Pa Thí thì Mặt Trời sẽ mọc ở đằng Tây và nước biển sẽ chảy vào Lào...”. Vậy mà bằng một trận chiến đấu phối hợp ăn ý giữa quân đội cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt Nam, điều giặc Mỹ không thể ngờ tới đã xảy ra…


Thế hệ học sinh vùng Pa Thí (Hủa Phăn) hôm nay


Trên đường đi đến đỉnh núi Pa Thí, Đại úy Voong Púa, cán bộ Tỉnh đội Hủa Phăn đã kể cho chúng tôi nghe về trận chiến đấu quả cảm, sáng tạo của bộ đội tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Lào diễn ra tại Pa Thí gần nửa thế kỷ trước.

Pa Thí cách biên giới Lào - Việt 24km theo đường chim bay, cách thị xã Sầm Nưa 48km theo đường chim bay và khoảng 70km theo đường ô tô. Đỉnh núi Pa Thí cao 1.768m so với mực nước biển và là một trong những đỉnh núi cao nhất của vùng Thượng Lào. Thấy được vị trí lợi hại của Pa Thí, từ những năm sáu mươi của thế kỷ trước, giặc Mỹ đã xây dựng Pa Thí một cứ điểm quân sự mạnh. Trên đỉnh Pa Thí, chúng lắp đặt một đài ra-đa hiện đại có khả năng phát hiện hoạt động lên xuống của máy bay từ tất cả các sân bay ở vùng Thượng Lào và miền Bắc Việt Nam. Với “con mắt thần” Pa Thí, tất cả đường bay của bọn giặc lái Mỹ gây tội ác ở miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng Bắc Lào đều được điều khiển một cách chính xác.

Để bảo vệ “con mắt thần” trên đỉnh Pa Thí, địch tổ chức một trận địa liên hoàn gồm nhiều tầng, lớp khác nhau. Gần đỉnh núi, chúng xây dựng hai sân bay trực thăng để liên tục cung cấp đạn dược, đồ ăn thức uống. Trên đỉnh núi có 4 trung đội phỉ chốt giữ cùng 19 cố vấn Mỹ. Xung quanh là các bãi mìn dày đặc, chỉ để duy nhất một lối đi lên được canh gác cẩn mật. Dưới chân núi là 15 đại đội thiện chiến phỉ Vàng Pao có sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.

Việc đánh căn cứ Pa Thí được quân đội cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt Nam nghiên cứu khá kỹ lưỡng. Bộ đội đặc công của ta và của bạn tấn công theo hướng mà quân đội Mỹ không thể ngờ tới, đó là hướng vách đá dựng đứng. Sau khi chiếm được đỉnh Pa Thí, liên quân Lào - Việt lập tức chuyển sang đồng loạt tiến công các mục tiêu chủ yếu (như trạm dẫn đường, sở chỉ huy, sân bay...); sau đó chuyển sang đánh lấn các mục tiêu khác dưới sự chi viện của không quân và pháo binh. Đến trưa 11-3-1968, liên quân Lào - Việt đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Pa Thí. Kết quả ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 872 tên trong đó có tên thiếu tá chỉ huy trưởng và một số cố vấn, nhân viên kỹ thuật đài ra-đa, làm tan rã 3 đại đội, bắn rơi 10 máy bay, thu 300 súng, giải phóng 10 xã với hơn 10 nghìn dân.

Đường lên đỉnh Pa Thí vô cùng khó khăn, chỉ có một lối đi an toàn duy nhất do công binh Mỹ chém vào đá tạo nên, nhưng lối đi này cũng dựng đứng, đi chệnh đường rất có thể gặp phải mìn từ chiến tranh còn sót lại. Vì thế, chúng tôi phải bám sát Đại úy Voong Púa và phải hơn 3 giờ sau, chúng tôi mới leo được lên đỉnh Pa Thí.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, Pa Thí giờ đây đã đổi thay nhiều, nhưng vết tích chiến tranh vẫn còn lại khá lớn. Khu vực đặt ra-đa của Mỹ giờ vẫn còn một số thiết bị hỏng, cạnh đó là xác một chiếc máy bay và gần như nguyên vẹn một cỗ máy đào công sự của Mỹ. Ở vị trí cao nhất của Pa Thí là khẩu súng đại liên của Mỹ, sau gần nửa thế kỷ đã hoen gỉ nhưng vẫn còn nguyên dòng chữ USA. Đứng trên độ cao gần 2000m, nhìn xuống phía dưới, tôi bỗng lạnh người. Niềm tự hào về chiến thắng, về tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào trào dâng trong tôi. Tại đây, phóng xa tầm mắt, có thể nhìn thấy cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), thị xã Sầm Nưa. Thế nhưng, hình ảnh của núi rừng hùng vĩ bỗng nhòe đi khi chúng tôi nghe Trung úy Bô Tha, Phó đại đội trưởng phụ trách đơn vị quân đội Lào chốt giữ tại đỉnh Pa Thí kể rằng, mảnh đất này trước kia đã thấm không ít máu của bộ đội cách mạng Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam. Những bãi mìn xung quanh Pa Thí cho đến thời điểm này vẫn chưa gỡ hết và rất có thể sẽ vẫn còn hài cốt của bộ đội cách mạng Lào và bộ đội tình nguyện Việt Nam…

Đứng trên đỉnh Pa Thí hùng vĩ, tôi chợt nhớ tới lời kể của Đại tá Nguyễn Khiên, nguyên Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn công binh 217, đơn vị đã bí mật mở đường cho bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội cách mạng Lào tiềm nhập đánh cứ điểm Pa Thí: Chỉ tính riêng từ năm 1965 đến năm 1969, Trung đoàn công binh 217 đã có hơn 500 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trong các trận lớn nhỏ và hơn 1000 thương binh...

Trên đỉnh núi Pa Thí kỳ vĩ, nhớ về quá khứ đau thương và hào hùng, tôi chợt nghĩ về tương lai của đỉnh núi này mấy chục năm sau. Biết đâu, lúc đó Pa Thí sẽ là địa điểm du lịch nổi tiếng và du khách từ muôn phương sau khi thưởng lãm những hang đá nổi tiếng của “Thủ đô kháng chiến Viêng Xay” sẽ đến đây để nghe khúc ca vĩ đại của tình đoàn kết Việt - Lào.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
790
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Và đây nữa, để tiêu diệt cứ điểm Pa thí, còn có các lực khác, các anh đã nằm lại tại trận địa. Đến hôm nay, các thế hệ sau này mãi ghi nhớ chiến công của các anh, xin thắp một nén hương để tỏ lòng tôn kính, các anh hùng liệt sĩ:


Quy tập các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào tại Nghĩa trang Đồng Tâm, Bá Thước. Ảnh: M.T
(THO) - Thiếu úy Khăm Kẹo lái xe kỳ cựu nhất của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hủa Phăn (Lào) kể với tôi rằng: Năm 1966-1967, bố Khăm Kẹo đã cùng bộ đội Việt Nam làm con đường lên Pha Thí. Bây giờ ông bố đã trên 70 tuổi rồi. Cứ mỗi lần thấy xe của Khăm Kẹo chuẩn bị đi Pha Thí, ông lại dặn: “Con xin với cấp trên chạy tuyến đường khác, đừng đi tuyến Pha Thí, nguy hiểm lắm, không may xe lao xuống vực là đời con bằng hết”.
Năm 1986, tôi và anh em trong đội công tác đi khảo sát để đưa bộ đội lên Pha Thí, chiếc xe Gát do lái xe Lê Văn Quân lái đã lao xuống vực sâu. Trước khi xe đổ, Quân còn kịp thét lên “Vĩnh biệt các anh” rồi mới chịu ôm trọn vô lăng – xe lăn 17 vòng xuống đáy vực, bận ấy ngoài Quân bị thương gãy chân, gãy tay, còn thêm 2 chiến sỹ nữa bị thương nặng.

Sau 12 năm, hôm nay đoàn chúng tôi trở lại Pha Thí, chiến trường xưa ác liệt nhất của Sầm Nưa thuộc tỉnh Hủa Phăn. Đang là mùa khô của Lào, nhưng do bị ảnh hưởng gió mùa đông bắc ở Việt Nam trời Sầm Nưa mấy hôm nay u ám. Mưa giăng giăng, rét đến kinh khủng, đường ô tô lên Pha Thí xe chỉ chạy được một chiều, lại phải vượt qua 5 cái dốc cổng trời. Chiếc xe Zin 64-67 do Phạm Đình Sao lái như con trâu già phì phò nặng nhọc, bò chậm chạp chở 16 cán bộ và chiến sỹ, còn chiếc xe u-oát hồng thập tự mới được đi đại tu về lần đầu được đưa đi thử nghiệm ở Lào do Lê Hữu Khiêm lái thì tay lái một đường xe đi một nẻo, *** xe cứ đánh pan tưởng chừng muốn hắt 7 con người ngồi trên đó xuống vực. Hai xe bò cách thị xã Sầm Nưa 17 km hết 3 giờ không đi được nữa. Mưa to, xe của bạn đi cùng bị hỏng, toàn đội nằm lại ở một bản nhỏ người Mông bàn tính cách giải quyết. Tôi được anh em trong đội cử quay lại Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn xin chi viện xe và phụ tùng thay thế. Gặp tôi bùn đất be bét khắp người, đồng chí Bua Phim, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn kéo tôi vào phòng rồi nhỏ nhẹ: “Mình khuyên Thư nếu trời nắng hãy đi Pha Thí, còn thời tiết thế này nên quay lại Sầm Nưa, đừng để anh em thương vong khi chưa cần thiết”. Tôi nêu quyết tâm của anh em trong đội và biện pháp khắc phục xe trên đường đi. Cuối cùng thấy tôi kiên quyết đi, đồng chí Bua Phim cũng đành nói: “Tôi chịu các ông rồi” và anh đã chỉ thị cho cơ quan kỹ thuật mở kho dự trữ cấp cho tôi một ít phụ tùng và cho một xe chở tôi trở lại bản người Mông.

Ngày hôm sau, toàn đội vẫn lên đường theo kế hoạch với tâm trạng lo lắng vì trời mưa ngày càng to. Vượt dốc thứ nhất, khi xe bắt đầu xuống dốc, đã phải cài cả ba cầu, khi xe đang nhích từng tấc một để leo dốc thứ hai thì đột ngột lái xe kêu lên: “Tất cả trèo bám lên đầu xe cho đầu xe chúi xuống”. Cả trên hai chục con người beo níu lấy đầu xe mặt mày be bét bùn đất và cứ lúc trèo lên, khi tụt xuống, cả đội dầm mình trong mưa rét để hành quân. Đồng chí Lâm, cán bộ cơ yếu ngồi cạnh tôi rét run lên cầm cập, anh nói trong hơi thở: “Số mệnh anh em mình nằm trong tay lái của lái xe, nếu chỉ cần tay lái chệch một cái là toàn đội ta về âm phủ theo các đồng chí liệt sỹ...”. Mãi tới 17 giờ xe mới bò lên được bản Mường Nhứt, còn phải đi tiếp 13 km nữa mới đến sân bay Hói Mạ, đó là nơi đồn trú đóng quân canh phòng của đơn vị 18 của bạn. Đứng ở Mường Nhứt nhìn lên thấy mấy cái chấm sáng như sao trời, tôi hỏi một người dân bản: “Cái gì đó ?”, họ cười nói: “Bộ đội ơi, cái chấm sáng kia là nhà tôn của Bộ đội 18 đó”. Chỉ có 13 km mà xe của chúng tôi đi mất 3 giờ mới tới nơi. Cả đội bỏ cả cơm, mặc dù đã đói mềm nằm lăn ra lán mà thở...

Pha Thí đây rồi. Nhìn từ xa núi Pha Thí như một con cá voi khổng lồ bị mắc cạn, nằm mờ ảo trong màn mưa và sương mù dày đặc. Bây giờ chúng tôi đã đến chân Pha Thí, nhìn lên đỉnh núi. Con người trở nên nhỏ bé và bất lực trước những vách đá dựng đứng chọc trời, tạo nên một cảm xúc xa vời vợi. Đỉnh núi cao 1.700m so với mặt biển. Trên đỉnh núi có diện tích 4km2 quanh năm giá lạnh. Đây là điểm cao quân sự hết sức lý tưởng. Vì vậy ngay từ những năm 1964-1968, tổ hợp quân sự do Mỹ - quân Chư Hầu và Phỉ Vàng Pao đã chiếm núi Pha Thí. Từ đây, chúng dùng pháo tầm xa bắn phá dã man vùng giải phóng Lào, trực tiếp uy hiếp 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa. Hơn thế nữa, trạm ra đa do Mỹ điều khiển, luôn chỉ điểm cho không quân Mỹ ném bom các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ 2 nước Lào-Việt.

Do tính chất cực kỳ nguy hiểm của căn cứ Pha Thí, bạn đã yêu cầu ta phải giúp bạn giải phóng Pha Thí. Các đơn vị: E217, 219 công binh đã mở đường từ Sầm Nưa lên Pha Thí. Các đơn vị pháo mặt đất, pháo cao xạ bí mật, vượt núi, xuyên rừng chiếm các điểm cao xung quanh Pha Thí, sẵn sàng chi viện cho các đơn vị bộ binh, đặc công của ta và bạn đánh Pha Thí. Do địa hình hiểm trở, đường lên đỉnh Pha Thí chỉ có lối lên, phải dùng thang dây bò bám vào vách đá để đột nhập các lô cốt hầm ngầm trại lính trên đỉnh Pha Thí. Do địa hình hiểm trở và độc đáo như vậy nên suốt từ năm 1965 mãi đến 1968 ta mới giải phóng được Pha Thí. Biết bao cán bộ và chiến sỹ của các đơn vị: D7, D5, đoàn 766, E923, 907, 959, D54 cao xạ, D41, D31 đã anh dũng hy sinh. Những thổ dân còn sống ở các bản quanh Pha Thí hôm nay kể lại rằng: “Máu của bộ đội Việt Nam đã nhuộm đỏ cả khúc sông Nậm Ét, con suối Huội Hào và cả xung quanh sân bay dã chiến Hói Mạ”.

Còn hôm nay, chúng tôi trở lại chiến trường Pha Thí để tìm lại hài cốt cha ông mình. Pha Thí đã khác xưa. Trên đỉnh núi kia đã có các đơn vị của bạn chốt giữ, sân bay Hói Mạ đã có một bản người Mông, người Lào Lum sinh sống. Dựa vào dân bản, đoàn chúng tôi tìm được địa chỉ của cha ông mình ngã xuống cách đây trên 30 năm. Rừng Lào vẫn uy nghi trầm mặc, tìm nơi yên nghỉ của cha ông mình là cả những câu chuyện huyền thoại. Đoàn đến một khu rừng nằm sát chân núi Pha Thí, bỗng nhiên có một bầy chim lạ thấy đoàn đến chúng không bay đi, cả đàn chim bay phân chia ra đậu thành từng hàng thẳng lối trên các cây rừng kêu thảm thiết. Một chiến sỹ trong đoàn nói: “Hay là linh hồn các bác liệt sỹ hiện hình kêu chúng ta đấy ! Hãy đào thử xem”. Và cả đoàn đào ở các vị trí có chim đậu thì đúng ở đó đều có hài cốt liệt sỹ.

Hay một lần đến suối Huội Hào, khi hoàng hôn đã buông xuống, chim rừng đã nháo nhác về tổ. Toàn đội đã tìm được 30 hài cốt liệt sỹ ở khu vực này. Thế mà lúc ra về, mọi người không ai đi được cứ níu chân lại, chiến sỹ Phan Văn Cẩm gọi tôi: “Chú ơi, tại sao cả dải rừng xanh kia lại có một bụi luồng chết đứng. Ta đào thử xem chú”. Cả đội đốt lửa rừng đào hơn một giờ đồng hồ thì hất tung được bụi tre lên, dưới đó có một hài cốt liệt sỹ nằm ngay thẳng như một pho tượng, trên di hài người liệt sỹ còn cả chiếc dù hoa quấn cổ và chiếc nhẫn bằng đuy ra máy bay còn nằm trong cốt xương...

Rồi một hôm tại khu rừng bản Huội Xiêng, toàn đội mò mẫm cả ngày chỉ tìm được hai hài cốt liệt sỹ, nhưng dân bản ở đây nói rằng có 3 bộ đội Việt Nam hy sinh chôn ở hai khu rừng này. Cả đội thất vọng định thu dọn dụng cụ quay về. Chiến sỹ Bùi Văn Ba nói: “Để cháu trở lại cái chỗ buổi sáng thắp hương để cúng thần thổ địa và kêu các linh hồn liệt sỹ xem sao ?”. Có ai ngờ cái nơi đầu tiên đoàn đến đặt lễ, dâng hương lại chính là nơi có hài cốt liệt sỹ thứ ba mà đoàn đang đi tìm. Thảo nào khi mới đốt hương lên, cả ba thẻ hương cứ cháy bùng bùng và còn nữa... cái ngày 20-12-1998 toàn đội được lệnh chở hài cốt về cửa khẩu Na Mèo – Thanh Hóa xe do Phạm Đình Sao điều khiển. Đại úy Hoàng Minh Thế đội trưởng chỉ huy, ngồi trên xe còn có 7 chiến sỹ trinh sát, đặc nhiệm, thế mà khi xe đến ngã ba đường: một về cửa khẩu Na Mèo, một về cửa khẩu Pa Háng, Sơn La. Lúc lái xe đến ngã ba, tất cả 9 người ngồi trên chiếc xe ấy cứ như người bị thôi miên, không ai nhận ra đường về Na Mèo, Thanh Hóa nữa, mà cứ cho xe chạy hướng Pa Háng, Sơn La. Lúc đó tôi đi trên chiếc xe tiền trạm của bạn đến Quân khu Viêng Xây, chờ đến mỏi cả mắt không thấy xe chở hài cốt đâu cả. Hỏi dân đi đường, mới biết là xe bộ đội chở hài cốt đã đi về hướng Sơn La.

Khi về nước, tôi đến thư viện tìm đọc lại ký sự của Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, ông kể về chiến trường Pha Thí, tôi mới hay các khu vực chúng tôi lấy hài cốt là khu vực trước đây các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam thuộc Quân khu Tây Bắc chiến đấu hy sinh, trong đó có rất nhiều cán bộ và chiến sỹ quê ở Sơn La. Lúc đó, các chiến sỹ của chúng ta hành quân đi từ Sơn La qua cửa khẩu Pa Háng sang Sầm Nưa. Còn hôm nay, sau 30 năm họ lại trở về quê, không còn phải đi bộ, những con người bằng xương bằng thịt năm xưa bây giờ đã hóa thân trong những bộ hài cốt nằm im lặng dưới màu cờ đỏ của Tổ quốc. Những linh hồn liệt sỹ đã thôi miên 9 cán bộ và chiến sỹ ngồi trên chiếc xe kia dẫn đường cho họ được quay trở lại con đường mà họ đã ra đi từ 30 năm trước nay mới được trở về.

Cả đoàn chúng tôi dừng lại bên dòng sông Mã, chúng tôi đốt vàng mã, rải tiền âm phủ, đóng bè chuối thả xuống dòng sông Mã cầu nguyện cho các linh hồn phù hộ cho xe chở về Thanh Hóa được bình an.

Còn biết bao huyền thoại về chuyện đi tìm hài cốt liệt sỹ Việt Nam ở chiến trường Pha Thí, ở đó trong những cánh rừng bạt ngàn bốn mùa mây che phủ. Trong các hang động lạnh lẽo u tịch kia, khi đoàn chúng tôi tìm vào vẫn còn nguyên vẹn những chiếc sạp làm bằng tre nứa cho bộ đội nằm, những thùng phi đựng nước cho thương binh tắm, những bếp dã chiến xếp ba hòn đá thay kiềng, những ống lon, ống bò, những đôi dép cao su đã mòn vẹt theo năm tháng hành quân đánh giặc. Cả đoàn bồi hồi xúc động nhìn lên vách đá trong hang, một dòng chữ nguệch ngoạc đục vào vách hang: “Vĩnh biệt Pha Thí”. Người chiến binh nào biết mình không sống nổi, những ngày nằm điều trị trong hang đá này đã viết những lời cuối cùng để hôm nay chúng tôi được quay trở lại nơi anh ngã xuống để tìm đưa các anh về nước. Các anh đã vĩnh biệt Pha Thí rồi, còn chúng tôi những người còn sống sẽ phải trở lại Pha Thí để tìm lại quá khứ - một thời oanh liệt của các anh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top