"Không thể bằng" của cụ, nó rất khác với từ "vô học" cụ ạ!
Càng khác khi ý của cụ bao hàm "tất cả"
Càng dở hơi nữa khi trên này đã vô vàn lần đào xới các thớt "phân biệt vùng miền" rồi lại lấp xuống, lại đào lên...
Vài lời góp ý với cụ để mỗi khi cụ còm đều thể hiện là người có trách nhiệm, có nhận thức.
Con người ở đâu có đặc điểm gắn với đặc tính xã hội, lịch sử, kể cả đất đai thổ nhưỡng ở đó. Thí dụ: miền Trung cằn cỗi -> con người ý chí vươn lên, đoàn kết gắn bó cục bộ. miền Nam đất đai khai hoang trù phú, trẻ trung -> con người hoạt bát phóng khoáng. miền Bắc phong kiến lâu đời, gần TQ -> thâm nho, thủ cựu.
Hay khí hậu, thổ nhưỡng: Nam: con người quảng giao, ấm áp, mặn mà. Trung: con người khắc khổ, cần kiệm. Bắc: con người lạnh lùng, soi xét, so kè...
Không phủ nhận xưa SG có câu: Con nít Bắc kỳ, hỗn láo như ranh. Đó là ý niệm của những con người thù ghét CS (lại là dân
Bắc kỳ chính hiệu - Bắc 54), tìm đến một "xã hội" khác họ cho rằng sẽ tự do, thịnh vượng, được hưởng thụ.... Trong khi đó ở Bắc kỳ, ông, cha, chú cầm súng quá nửa đời, bà, mẹ, chị tần tảo mưu sinh (chủ yếu là kiếm cái ăn qua ngày và gom góp lương thực phục vụ chiến tranh) suốt 2 cuộc chiến tranh, lấy đâu thời gian dạy dỗ, trẻ lớn lên hồn nhiên như cỏ cây... Chính là lứa 30-50 ngày nay (chiếm số đông trong lực lượng lao động) ở miền Bắc!
Câu "con nít Bắc kỳ..." em nghe lần đầu tiên những năm 85-86 từ chính ông trẻ e, ông di cư năm 54, sau đó thù ghét cs suốt 50 năm, ở lại SG không hề ra Bắc, trong khi anh em ông diện HO đã lần lượt về chơi, ra cả HN thăm Lăng Bác... Ông nhắm mắt mà chưa một lần về cố hương. Tuy nhiên cuối đời nhận thức ông thay đổi nhiều.