[Funland] Chắc nhiều cụ sai chính tả đây!

tuhocmmo

Xe máy
Biển số
OF-718370
Ngày cấp bằng
1/3/20
Số km
77
Động cơ
80,293 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Hà Nội
Website
tuhocmmo.com
Lâu k đọc báo, giờ em mới biết quy tắc viết:

trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i, ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ…

VD: công ti chứ không phải công ty, công lí chứ không phải công lý, qui định chứ không phải quy định.

Em nghĩ chắc nhiều cụ of cũng sẽ mắc lỗi này nhỉ.


Hàng loạt lỗi chính tả tên vua Lý Công Uẩn trong sách Ngữ văn

Hàng loạt tên vua Lý Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được sửa thành “Lí Công Uẩn”.

Từ đầu tuần này, học sinh lớp 8 học đến bài Ngữ văn có liên quan đến vị vua Lý Công Uẩn đều ngỡ ngàng khi tất cả các chữ “Lý” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành đều đã được chuyển sang chữ “Lí”.
Đã có quy định nhưng vẫn viết sai
Trong khi đó, quy định viết tên riêng của vị vua thời Lý này là “Lý Công Uẩn” hay “Lý Thái Tổ”.
Quy định viết chính tả, chữ hoa, tên riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 25/5/2018. Về cách viết với chữ "y" và "i", quy định nêu rất rõ tại khoản 2, Điều 9: Cách viết âm i sau phụ âm đầu trong các âm tiết không có âm đệm và âm cuối.
Hang loat loi chinh ta ten vua Ly Cong Uan trong sach Ngu van hinh anh 1 sgk2.jpg
Trang sách có ghi tên vua "Lí Công Uẩn".
Thứ nhất, trường hợp âm i đứng ngay sau phụ âm đầu thì được viết bằng chữ i, ví dụ: hi vọng, kỉ niệm, lí luận, mĩ thuật, bác sĩ, tỉ lệ…
Thứ hai, trường hợp âm tiết chứa âm I là tên riêng thì viết theo đúng tên riêng đó, ví dụ: bảy Vy, Vi Văn Định, Nguyễn Vỹ, Thy Ngọc…
Như vậy, cách viết của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã không theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Do sự tuỳ tiện
TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Chu Văn An Hà Nội phân tích: Hai nguyên âm i-y có nhiều tình huống sử dụng theo hai mức độ: Sự phân biệt theo qui tắc chính tả bắt buộc và việc sử dụng theo qui ước, theo thói quen.
Trường hợp thứ nhất là trường hợp theo qui tắc chính tả bắt buộc: Khi bộ phận vần có từ hai âm trở lên trong đó nguyên âm i/y kết hợp với các âm khác để tạo vần, buộc phải theo qui định để đảm bảo đúng ngữ âm, chính xác về ngữ nghĩa. Ví dụ: Tai khác tay; Tiết khác tuyết; Tui khác tuy...
Trường hợp thứ 2 cũng là trường hợp gây tranh cãi như trên, khi i/y là âm chính trong một âm tiết mở; Khi vần chỉ có 1 nguyên âm i hoặc y. Việc lựa chọn i/y có mấy khả năng như sau:
"Khả năng thứ nhất là tuỳ ý người sử dụng, điều này gây sự tuỳ tiện và lộn xộn cho chính tả Tiếng Việt. Trường hợp tên riêng phải chấp nhận thực trạng này. Khả năng thứ 2 là lựa chọn theo thói quen, lâu ngày mặc định thành qui ước (khác với qui tắc). Dựa vào cảm quan thẩm mĩ, mặc định tâm lí người Việt. Đó là, dùng i với các từ thuần Việt, đặc biệt từ láy ( hi hi, ti hí, li ti, bi bô, xầm xì, sù sì); Các từ gợi nét nghĩa tầm thường, hèn hạ, ít ỏi, kém cỏi như: Ngu si, hi hữu, lí nhí... Các từ Hán Việt, các từ gợi nét nghĩa trang trọng, lớn lao, phần lớn dùng y: Công lý/công ty/ hy vọng, kỳ vọng, lý sự...", TS Trịnh Thu Tuyết phân tích.
Từ thực tế này, TS Trịnh Thu Tuyết cho biết: Qui định khó thắng được mỹ cảm và thói quen. Ví dụ, rất ít người muốn dùng "Công ti" thay cho "Công ty" vẫn thường dùng. Bởi đơn giản chữ là phương tiện ghi âm, là qui ước xã hội. Thói quen thành qui ước, qui ước lâu thành chuẩn, thành qui định.
Cho nên, trong cách viết ở sách giáo khoa thì sự tuỳ tiện ấy sẽ được áp vào quy định mà Bộ GD&ĐT ban hành. Cụ thể, ở đây là phải theo quy định của khoản 2, điều 9. "Qui định này giảm thiểu 1 trường hợp phức tạp, gây tranh cãi trong qui tắc chính tả của Tiếng Việt, nhưng xoá nhoà sắc thái phong phú, thẩm mĩ và cảm quan tâm lí của người Việt Nam khi dùng Tiếng Việt", TS Trịnh Thu Tuyết cho biết.
Trong khi đó, một phụ huynh có con học lớp 8 tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phản ánh, khi các con viết đúng tên "Lý Công Uẩn", cô giáo đã căn cứ vào sách giáo khoa cho rằng đó là viết sai và sửa lại thành "Lí Công Uẩn".
Dù đã liên hệ với đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này nhưng phía Bộ vẫn chưa có câu trả lời với lý do chờ phía Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả lời.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT bày tỏ sự ngạc nhiên trước vấn đề này: "Vì sao trong sách giáo khoa lại xảy ra điều đó? Năm 2018, Bộ đã ban hành quy định về chính tả trong chương trình sách giáo khoa phổ thông mới rồi".
 

Chân Tử Đan

Xe máy
Biển số
OF-729049
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
76
Động cơ
72,979 Mã lực
Tuổi
36
ô ép nhiều cụ ngọng
 

discussion

Xe hơi
Biển số
OF-643869
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
127
Động cơ
111,570 Mã lực
Đó là 1 bất cập lớn nhất ở tiếng Việt. Bất khả thi để một người biết mình đang đúng hay sai chính tả khi sử dụng -y hay -i, trừ khi dùng từ điển.
 

maihong_AIA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-725930
Ngày cấp bằng
17/4/20
Số km
1,173
Động cơ
86,652 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng sai đôi khi chỉ có thể tương đối.
Khi cái sai được chấp nhận thì nó lại đúng trong một số trường hợp
 

Fall&Rise

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-387942
Ngày cấp bằng
20/10/15
Số km
1,457
Động cơ
252,890 Mã lực
em chỉ quan tâm khi "thú" đi với "i" hay "y" thôi :P
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,089
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Không phải đâu cụ ei. Em đang dùng đt ko tìm đc nhưbg đã có 1 cái quya định cho phép viết y với i như nhau ở một số trừing hợp. Mà từ trước đến giờ em chưa thấy văn bản nào viết là Công ti cả, toàn Công ty. Lý do tại sao lại viết thế em biết có lý do của nó nhưng ko tiện nói ra đây. Về cơ bản là ở mình nó lởm khởm và nói đúng ra là kiểu chưa tiến hóa hết.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Trừ một số trường hợp đặc biệt, i ngắn với y dài được dùng thoải mái cụ ạ, vốn dĩ đa số trường hợp dùng i ngắn hay y dài đều không có vấn đề gì, nhưng trong trường hợp tên riêng như trong chữ Lý thì vẫn phải là y dài. Vụ này em nghĩ do cá nhân người đánh máy có thói quen dùng i ngắn và lạm dụng sai trong việc ghép chữ tên riêng.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
3,067
Động cơ
500,226 Mã lực

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,289
Động cơ
619,809 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Lại phải mượn lại câu anh Giang còi nói khi lai chym về giáo dục: “tôi xin các người”.
 

Velvet rose

Xe tải
Biển số
OF-599251
Ngày cấp bằng
15/11/18
Số km
451
Động cơ
131,270 Mã lực
Lại địch cải tổ chữ viết kí âm tiếng Việt à? :))
 

hatchback

Xe buýt
Biển số
OF-95098
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
932
Động cơ
396,692 Mã lực
Các cụ cứ phức tạp.
Tất nhiên tùi í các cụ thôi. Nhưng theo em các cụ cần chấp nhận.
Đã có thời đại nào rực rỡ thế này chưa?
Ngọng thì nhiều nhưng mấy nước chọn được thằng ngọng làm bộ trưởng bộ dáo giục?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top