Cụ và một số cụ trên không đúng!
Nếu xét về học thuật Ngôn ngữ học thì có khái niệm " Khu biệt ngôn ngữ". Tức là tùy từng địa phương, địa điểm với phương ngữ, tập quán văn hóa, tôn giáo, nhận thức mà chấp nhận hiểu Từ, Ngữ, Câu theo nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Lang bạt kỳ hồ!
Nguyên nghĩa: Cái yếm (phần lông trước ngực) của con sói.
Nhưng sang ta, nghĩa sẽ chuyển thành chỉ 1 ai đó phiêu bạt, bôn tẩu khắp nơi.
Ở đây, việc chữ Y và I lại là câu chuyện của phiên âm và ngữ nghĩa. Em tán thành bài báo trên và cho rằng việc quá tùy tiện trong tư duy, trong hành xử và việc " dân chủ quá trớn" đã gây ra việc lộn xộn trong cách dùng thậm chí cả cách giải thích của BGD.
Chữ Sĩ có có nghĩa người có học, có thuật khác hoàn toàn chữ Sỹ có nghĩa người làm nghề, có nghiệp đó.
Việc tùy tiện thay chữ I cho chữ Y trong họ của Đức Lý Thái Tổ , theo em là ngu và mất dạy thậm chí có thể nói là sự sụp đổ của nền Văn hóa xứ Việt mình.