[Funland] Chắc nhiều cụ mợ đã nghe bài hát này

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,262
Động cơ
230,989 Mã lực
Mời các Cụ nghe cùng em

 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,230
Động cơ
439,694 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Chắc nhiều cụ mợ nghe bài hát này rồi, nhưng câu chuyện xung quanh bài hát khá thú vị. Như em.nhận thấy đôi khi người không ưa mình lại giúp thành công và không phải những thứ mình không thích đều không tốt ;))
Que Sera, Sera (Whatever Will Be Will Be) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất thế giới, công chúng Việt Nam nhiều thập niên qua gần như đã thuộc làu bản Việt ngữ của nhạc sĩ Phạm Duy -Biết ra sao ngày sau. Nhưng lúc ấy, vào năm 1956, người trong cuộc dường như chẳng thể ngờ bài hát ấy lại có số phận ngọt ngào đến vậy.
Bài hát này đã đổi vận cuộc đời của Doris Day và đưa bà trở thành một trong những giọng ca được yêu thích nhất tại Mỹ.
“Hãy cho cô ấy một bài hát”
Câu ra lệnh này là của Alfred Hitchcock, ông trùm phim kinh dị, một vị đạo diễn hét ra lửa, người lúc ấy đang đạo diễn bộ phim The Man Who Knew Too Much.
Doris Day lúc đó đang là ca sĩ có chút ít tiếng tăm, một “con gà” của hãng đĩa Columbia và ông chủ hãng này đang rất muốn lăng xê Doris Day trong địa hạt điện ảnh. Và thật sự thì cô cũng đã có 2 bộ phim nhận được sự tán dương trước đó.
Nhưng Alfred Hitchcock thì không thích Doris Day. Ông chỉ thích những ai nghe lời ông và phải phục tùng mệnh lệnh của ông trong khi Doris Day khá yểu điệu thục nữ, không phải tuýp người ông cần.
Nhưng để có được Jimmy Stewart, cuối cùng Alfred Hitchcock đồng ý cho Doris Day vào vai nữ chính.
Và thực tế chua chát cũng đã xảy ra. Trong suốt quá trình quay phim, Doris Day luôn rơi vào tâm trạng căng thẳng cực độ khi luôn bị đạo diễn Alfred Hitchcock chê bai và hăm dọa.

Nhạc sĩ Ray Evans (phải) và Jay Livingston​
Nhưng biết Doris Day là một ca sĩ có tiếng, đạo diễn Alfred Hitchcock quyết định đặt hàng một bài hát cho cô hát trong phim để cân bằng.
Vào một **** chiều đẹp trời, nhạc sĩ Jay Livingston nhận được cuộc gọi từ Alfred Hitchcock. Ở đầu dây bên kia, vị đạo diễn nói rằng ông đang rất đau đầu. “Ông ấy bảo chúng tôi rằng ông ấy có Doris Day đang đóng trong phim này, người mà ông không hề muốn thuê. Nhưng chi nhánh MVA đã tạo áp lực rằng nếu ông muốn có Jimmy Stewart thì đồng thời phải nhận cả Doris Day” - nhạc sĩ Livingston kể lại. Và cuối cuộc nói chuyện Alfred Hitchcock “ra lệnh” cho Livingston “Hãy cho cô ấy một bài hát”.
Ray Evans và Jay Livingstonlà cặp sáng tác ca khúc phim rất nổi tiếng ở Mỹ. Trước cuộc gọi của Hitchcock thì bộ đôi này đã có kha khá giải thưởng Oscar dành cho nhạc phim hay nhất. Và đó là lí do và sao Hitchcock muốn dựa vào họ để tìm một hướng đi mới cho Doris Day trong phim.
Đề bài đưa ra cũng đơn giản, “bài hát này sẽ được Doris Day thể hiện trong cảnh phim khi cô ấy hát ru cho cậu con trai của mình. Quan trọng hơn, tựa bài hát nên là tiếng nước ngoài, không nên lấy tựa tiếng Anh vì chồng của Doris Day trong phim là một vị đại sứ và ông ấy đã đi rất nhiều nơi trên thế giới” - Hitchcock yêu cầu.
Đáp lại, cả 2 nhạc sĩ Ray Evans và Jay Livingston nhận lời và hứa sẽ gửi bài sớm.
Điều gì đến, sẽ đến
Cả 2 vị nhạc sĩ đã suy nghĩ rất lâu trước đề bài của Hitchcock. Họ không biết bắt đầu từ tứ nào để khai triển. Bỗng nhạc sĩ Livingston chợt nhớ ra 2 năm trước khi ông xem bộ phim của Italia, The Barefoot Contessa, mà trong đó khẩu hiệu cho gia đình của nhân vật Rossano Brazzi là Che Sera, Sera (Điều gì đến sẽ đến) đã từng làm ông chú ý.
“Đó là một tứ khá hay và tôi quyết định bám vào đó để sáng tác bài hát”, nhạc sĩ Livingston nhớ lại. Bộ đôi Evans và Livingston quyết định lấy luôn khẩu hiệu trong phim này làm tựa đề bài hát, Che Sera, Sera nhưng họ đổi chữ “Che” thành “Que”, có nghĩa là từ tiếng Italia trở thành tiếng Tây Ban Nha mà vẫn giống nhau về mặt ngữ nghĩa. Lí do của sự thay đổi này là ở Mỹ, cộng đồng Latin nói tiếng Tây Ban Nha rất đông.
Khi có tựa đề bài hát thì hai nhạc sĩ bắt đầu sáng tác.
Rất nhanh chóng, bài hát được gửi tới Hitchcock và hãng Paramount. Và cũng gần như ngay lập tức, bài hát được chấp thuận và đạo diễn Hitchcok còn quyết định đưa nó trở thành bài hát chủ đề cho phim.
Nhưng tin vui chưa được bao lâu thì bộ đôi nhạc sĩ tài năng bỗng chưng hửng khi nhân vật chính của bài hát này, Doris Day, lắc đầu quầy quậy và không chịu hát. Cô bảo rằng bài hát này trẻ con quá và cô hoàn toàn không muốn ghi âm. Sự thật thì Doris Day muốn giữ tiếng tăm vì trước đó cô nổi tiếng với những bản tình mùi mẫn chứ chưa bao giờ ca những bài mang tính nhí nhảnh và trong trẻo như thế này.
Que sera sera mang về cho 2 tác giả Ray Evans và Jay Livingston giải thưởng Oscar cho Nhạc phim hay nhất. Trước đó, họ cũng đã 2 lần đoạt giải tương tự với bài hát Mona Lisa (phim Captain Carey) và Buttons and Bows (phim The Paleface).

Hai vị nhạc sĩ bắt đầu nản, đạo diễn Hitchcock cũng thở dài nhưng cuối cùng hãng Paramount ra sức ép thông qua Marty Melcher, người chồng như là quản lý của Doris Day, yêu cầu cô phải hát, nếu không mọi chuyện sẽ thay đổi.
Cuối cùng Doris Day miễn cưỡng vào phòng thu âm và ra điều kiện chỉ hát đúng một lần, còn chất lượng thế nào thì “que sera, sera”. Hát xong, Doris Day nói với 2 nhạc sĩ: “Đây là lần đầu tiên cũng là sau cùng các vị nghe tôi hát bài này”.
Đáp lại, Evans lẫn Livingston thở dài. Họ không biết đứa con tinh thần mà họ đang rất hy vọng sẽ chết yểu ra sao.
Đổi vận
Bộ phim The Man Who Knew Too Much của đạo diễn thiên tài Alfred Hitchcock ra rạp toàn quốc vào ngày 1/6/1956 và thắng lớn ở các phòng vé. Với số vốn 1,2 triệu USD nhưng bộ phim này nhanh chóng thu về 12 triệu USD. Và người được khen nhất trong bộ phim là Doris Day.
Các phóng viên tới tấp hỏi Alfred Hitchcock rằng ông đã làm gì mà Doris Day thay đổi đến vậy. Đáp lại Hitchcock nói rằng: “Đó là bộ phim của cô ấy, không phải tôi”.
Hitchcock nói vậy là vì bộ phim của ông dù đạt doanh thu cao nhưng lại bị phê bình dữ dội từ những nhà phê bình và cả báo giới. Chỉ một điều duy nhất mà bộ phim này gây chú ý chính là bài hát của phim -Que Sera Sera.
Bài hát này nhanh chóng bay ra khỏi bộ phim và trở thành bài hát nổi tiếng nhất năm 1956 khi nó đứng thứ 2 tại Mỹ và đứng quán quân tại Anh. Người thể hiện bài hát, Doris Day, đang từ việc phụng phịu khi bị hát Que Sera Sera, bắt đầu từ đây, xem nó như là tấm bùa hiển linh đưa sự nghiệp của cô lên cao chót vót.
Bài hát cũng giúp cho bộ đôi nhạc sĩ Evans và Livingston một lần nữa dành giải Oscar cho Bài hát trong phim hay nhất.
Và cũng từ đó trở đi, Que Sera, Sera được yêu mến trên toàn thế giới, được chuyển ngữ ra rất nhiều thứ tiếng và cũng trở thành một trong những bài hát làm nên nhiều tên tuổi khác.
Nhưng chưa có ai qua được giọng hát của Doris Day dù, kì lạ thay, cô chỉ cần thu âm đúng một lần.
Em nghe bài hát này từ hồi còn bé tý, mà mới biết lịch sử của bài hát này, thật sự là thú vị.
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,262
Động cơ
230,989 Mã lực
Em thích bản này hơn, hình như ra trước bản Celine

 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,230
Động cơ
439,694 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Bài hát trong phim cũng rất hay và nổi tiếng, bài As time goes by. Ngày xưa em xem phim này ở rạp chiếu phim nhỏ phố Lý Thường Kiệt ko biết bây giờ còn chiếu nữa không.

Bộ phim ”Casablanca” do hãng Warner Bros sản xuất năm 1942, phát hành 1943, do Michael Curtiz làm đạo diễn.

“As Time Goes By” là ca khúc do Herman Hupfeld viết cho sân khấu kịch Broadway năm 1931 trong vở nhạc kịch Everybody’s Welcome. Frances Williams đã hát bài hát này đầu tiên, nó còn được ghi âm bởi nhiều nghệ sĩ khác trong năm 1931 – điển hình như Rudy Vallee. Và ca khúc này trở nên rất nổi tiếng khi xuất hiện trong một scene bất hủ của bộ phim kinh điển năm 1942: Casablanca.

Đôi tình nhân xa cách bỗng gặp lại nhau như một duyên phận. Họ say đắm nhìn nhau – tình yêu đong đầy ánh mắt – và không có gì hay hơn là một ca khúc nói hộ tình yêu nơi họ bằng A Time Goes By qua giọng hát của Dooley Wilson – và lời ca hay nhất đẹp nhất trong ca khúc chỉ có thể là:

You must remember this
A kiss is still a kiss, a sigh is just a sigh.
The fundamental things apply
As time goes by.


Không biết có bao nhiêu đôi lứa yêu nhau đã nói tặng nhau bốn câu hát này khi đã một lần xem Casablanca?

You must remember this
A kiss is still a kiss
A sigh is still (just) a sigh
The fundamental things apply
As time goes by

And when two lovers woo
They still say: “i love you”
On that you can rely
No matter what the future brings
As time goes by

Moonlight and love songs – never out of date
Hearts full of passion – jealousy and hate
Woman needs man – and man must have his mate
That no one can deny

It’s still the same old story
A fight for love and glory
A case of do or die
The world will always welcome lovers
As time goes by


Tiếng piano văng vẳng yếu ớt giữa loạt âm thanh ở quán rượu. Khúc tình ca lọt thỏm trong tiếng đạn bom. Hai con người bơ vơ tựa vào nhau tìm lại thoáng hương xưa rồi xa nhau vĩnh viễn. Ngày mai họ đi về đâu? Chính bản thân họ cũng chẳng biết. Con người quá bé nhỏ trước sức mạnh vũ bão của chiến tranh. Câu chuyện tình yêu thời chiến đẹp như hoa cúc trắng đặt trên đầu ngọn súng. Một ánh mắt xa vắng của Rick, một cái nhìn băn khoăn, tràn đầy lo lắng của Ilsa làm nhói lòng. Mong manh lắm, tình yêu!

Bài hát cùng tên Casablanca cũng là tác phẩm âm nhạc có nhiều người hâm mộ. Thoạt tiên tựa bài hát Casablanca khiến người nghe liên tưởng tới bộ phim kinh điển Casablanca của những năm 1940; tuy nhiên bài hát Casablanca được sáng tác bởi Bertie Higgins vào thập niên 80 (trong album Just Another Day In Paradise). Nội dung và bối cảnh bài hát có lẽ được lấy cảm hứng từ bộ phim Casablanca (1942) và ca khúc As Time Goes By trong phim).

Những thước phim đen trắng chân thành kể chuyện tình đẹp như giấc mơ xa xôi. Giấc mơ ấy vẫn thường hằng khát khao yêu và được yêu vĩnh viễn. Casablanca hấp dẫn mọi thời đại là bởi vì tận sâu lòng người luôn đợi tình yêu lớn trong đời. Đó là tình yêu mà người ta không chỉ biết chết cho người mình yêu mà còn biết sống trong đau khổ để dành tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Rick biết yêu và biết hy sinh. Ilsa biết yêu và biết dừng lại. Ai nói khi ra đi, nàng không giữ một mảnh trời riêng trong hồn? Mảnh trời riêng có ông hiện diện? Ai nói Victor không biết nàng có cõi riêng, nhưng ai nói lòng ông ấy không xót xa? Ừ, thì cũng có buồn vì lòng vẫn mong ông và nàng nối lại tình yêu xưa, cho cung đàn cũ được tấu khúc tương phùng. Nhưng thôi, dẫu xót xa mấy cũng đành. Họ chỉ còn có thể gặp nhau trong giấc mộng mà thôi.

Hãy để những khúc bi ca về tình yêu lãng mạn ngân nga trong tâm hồn con người thay cho điệp khúc bom nổ, đạn rơi. Xin hãy để cho nhân loại được sống trong tình yêu dịu dàng với lời hát rằng: “Ánh trăng xanh dịu êm và những bài tình ca sẽ còn mãi trong những cuộc hẹn hò, trái tim vẫn cứ đong đầy cảm xúc, những người đàn ông và đàn bà cần nhau… Rồi mọi thứ sẽ là chuyện xưa thuộc về quá vãng, dưới chân cầu nước vẫn chảy đấy thôi, thời gian vẫn cứ trôi…

Phim được đề cử 8 giải Oscar và đoạt 3 giải: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản xuất sắc nhất. Hai ngôi sao Humphrey Bogart (vai Rick) và Ingrid Bergman (vai Ilsa) đã làm say đắm bao khán giả. Năm 1998, Viện Điện ảnh Hoa Kỳ bình chọn Casablanca đứng đầu danh sách 20 phim lãng mạn nhất và chiếm vị trí thứ 2 trong số 100 phim hay nhất mọi thời đại. Năm 2005, dẫn đầu danh sách 100 phim có lời thoại hay nhất mọi thời đại, tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 phim hay nhất mọi thời đại. Kịch bản phim cũng được bình chọn là xuất sắc nhất mọi thời đại.

Bán đấu giá cây đàn piano trong phim Casablanca

Cây đàn piano, đạo cụ trong bộ phim từng đoạt ba giải Oscar năm 1942 Casablanca được mang ra đấu giá tại New York, Mỹ ngày 14-12-2012 nhân dịp kỷ niệm 70 năm bộ phim ra đời.

Nhà đấu giá Sobethy cho biết cây đàn nổi tiếng trên có mức giá khởi điểm từ 800.000-1,2 triệu USD. “Còn điều gì tuyệt vời hơn để bày tỏ ba từ “Anh yêu em” như cây đàn piano trong bộ phim Casablanca?” – ông David Redden, giám đốc của Sobethy, phát biểu.

Năm 1988, nhà đấu giá Sobethy đã bán cây đàn có 58 phím trên cho một nhà sưu tập Nhật Bản với giá 154.000 USD – mức giá cao nhất cho một đạo cụ phim lúc bấy giờ. Kể từ đó, Sobethy cho biết các buổi bán đấu giá những kỷ vật trong phim thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.

Nguồn: https://songnhac.vn/as-time-goes-by-song-mai-cung-casablanca.html/

Một ngày mưa u ám ở xứ sở lá phong, nghe lại những bài hát kinh điển mà các cụ đưa lên, nhớ về tuổi trẻ mộng mơ của mình nhiều quá. Cả một quãng đường mấy chục năm về trước chợt hiện lên qua từng bài hát này. Xin cám ơn chủ thớt và các cụ đã chia sẻ tuyệt phẩm một thời ko bao giờ quên.

Cụ nào xem phim này rồi thì ôn lại những trích đoạn hay nhất nhé



 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,280
Động cơ
517,667 Mã lực
Bài hát trong phim cũng rất hay và nổi tiếng, bài As time goes by. Ngày xưa em xem phim này ở rạp chiếu phim nhỏ phố Lý Thường Kiệt ko biết bây giờ còn chiếu nữa không.

Bộ phim ”Casablanca” do hãng Warner Bros sản xuất năm 1942, phát hành 1943, do Michael Curtiz làm đạo diễn.

“As Time Goes By” là ca khúc do Herman Hupfeld viết cho sân khấu kịch Broadway năm 1931 trong vở nhạc kịch Everybody’s Welcome. Frances Williams đã hát bài hát này đầu tiên, nó còn được ghi âm bởi nhiều nghệ sĩ khác trong năm 1931 – điển hình như Rudy Vallee. Và ca khúc này trở nên rất nổi tiếng khi xuất hiện trong một scene bất hủ của bộ phim kinh điển năm 1942: Casablanca.

Đôi tình nhân xa cách bỗng gặp lại nhau như một duyên phận. Họ say đắm nhìn nhau – tình yêu đong đầy ánh mắt – và không có gì hay hơn là một ca khúc nói hộ tình yêu nơi họ bằng A Time Goes By qua giọng hát của Dooley Wilson – và lời ca hay nhất đẹp nhất trong ca khúc chỉ có thể là:

You must remember this
A kiss is still a kiss, a sigh is just a sigh.
The fundamental things apply
As time goes by.


Không biết có bao nhiêu đôi lứa yêu nhau đã nói tặng nhau bốn câu hát này khi đã một lần xem Casablanca?

You must remember this
A kiss is still a kiss
A sigh is still (just) a sigh
The fundamental things apply
As time goes by

And when two lovers woo
They still say: “i love you”
On that you can rely
No matter what the future brings
As time goes by

Moonlight and love songs – never out of date
Hearts full of passion – jealousy and hate
Woman needs man – and man must have his mate
That no one can deny

It’s still the same old story
A fight for love and glory
A case of do or die
The world will always welcome lovers
As time goes by


Tiếng piano văng vẳng yếu ớt giữa loạt âm thanh ở quán rượu. Khúc tình ca lọt thỏm trong tiếng đạn bom. Hai con người bơ vơ tựa vào nhau tìm lại thoáng hương xưa rồi xa nhau vĩnh viễn. Ngày mai họ đi về đâu? Chính bản thân họ cũng chẳng biết. Con người quá bé nhỏ trước sức mạnh vũ bão của chiến tranh. Câu chuyện tình yêu thời chiến đẹp như hoa cúc trắng đặt trên đầu ngọn súng. Một ánh mắt xa vắng của Rick, một cái nhìn băn khoăn, tràn đầy lo lắng của Ilsa làm nhói lòng. Mong manh lắm, tình yêu!

Bài hát cùng tên Casablanca cũng là tác phẩm âm nhạc có nhiều người hâm mộ. Thoạt tiên tựa bài hát Casablanca khiến người nghe liên tưởng tới bộ phim kinh điển Casablanca của những năm 1940; tuy nhiên bài hát Casablanca được sáng tác bởi Bertie Higgins vào thập niên 80 (trong album Just Another Day In Paradise). Nội dung và bối cảnh bài hát có lẽ được lấy cảm hứng từ bộ phim Casablanca (1942) và ca khúc As Time Goes By trong phim).

Những thước phim đen trắng chân thành kể chuyện tình đẹp như giấc mơ xa xôi. Giấc mơ ấy vẫn thường hằng khát khao yêu và được yêu vĩnh viễn. Casablanca hấp dẫn mọi thời đại là bởi vì tận sâu lòng người luôn đợi tình yêu lớn trong đời. Đó là tình yêu mà người ta không chỉ biết chết cho người mình yêu mà còn biết sống trong đau khổ để dành tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Rick biết yêu và biết hy sinh. Ilsa biết yêu và biết dừng lại. Ai nói khi ra đi, nàng không giữ một mảnh trời riêng trong hồn? Mảnh trời riêng có ông hiện diện? Ai nói Victor không biết nàng có cõi riêng, nhưng ai nói lòng ông ấy không xót xa? Ừ, thì cũng có buồn vì lòng vẫn mong ông và nàng nối lại tình yêu xưa, cho cung đàn cũ được tấu khúc tương phùng. Nhưng thôi, dẫu xót xa mấy cũng đành. Họ chỉ còn có thể gặp nhau trong giấc mộng mà thôi.

Hãy để những khúc bi ca về tình yêu lãng mạn ngân nga trong tâm hồn con người thay cho điệp khúc bom nổ, đạn rơi. Xin hãy để cho nhân loại được sống trong tình yêu dịu dàng với lời hát rằng: “Ánh trăng xanh dịu êm và những bài tình ca sẽ còn mãi trong những cuộc hẹn hò, trái tim vẫn cứ đong đầy cảm xúc, những người đàn ông và đàn bà cần nhau… Rồi mọi thứ sẽ là chuyện xưa thuộc về quá vãng, dưới chân cầu nước vẫn chảy đấy thôi, thời gian vẫn cứ trôi…

Phim được đề cử 8 giải Oscar và đoạt 3 giải: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và Kịch bản xuất sắc nhất. Hai ngôi sao Humphrey Bogart (vai Rick) và Ingrid Bergman (vai Ilsa) đã làm say đắm bao khán giả. Năm 1998, Viện Điện ảnh Hoa Kỳ bình chọn Casablanca đứng đầu danh sách 20 phim lãng mạn nhất và chiếm vị trí thứ 2 trong số 100 phim hay nhất mọi thời đại. Năm 2005, dẫn đầu danh sách 100 phim có lời thoại hay nhất mọi thời đại, tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 phim hay nhất mọi thời đại. Kịch bản phim cũng được bình chọn là xuất sắc nhất mọi thời đại.

Bán đấu giá cây đàn piano trong phim Casablanca

Cây đàn piano, đạo cụ trong bộ phim từng đoạt ba giải Oscar năm 1942 Casablanca được mang ra đấu giá tại New York, Mỹ ngày 14-12-2012 nhân dịp kỷ niệm 70 năm bộ phim ra đời.

Nhà đấu giá Sobethy cho biết cây đàn nổi tiếng trên có mức giá khởi điểm từ 800.000-1,2 triệu USD. “Còn điều gì tuyệt vời hơn để bày tỏ ba từ “Anh yêu em” như cây đàn piano trong bộ phim Casablanca?” – ông David Redden, giám đốc của Sobethy, phát biểu.

Năm 1988, nhà đấu giá Sobethy đã bán cây đàn có 58 phím trên cho một nhà sưu tập Nhật Bản với giá 154.000 USD – mức giá cao nhất cho một đạo cụ phim lúc bấy giờ. Kể từ đó, Sobethy cho biết các buổi bán đấu giá những kỷ vật trong phim thu hút được nhiều sự quan tâm hơn.

Nguồn: https://songnhac.vn/as-time-goes-by-song-mai-cung-casablanca.html/

Một ngày mưa u ám ở xứ sở lá phong, nghe lại những bài hát kinh điển mà các cụ đưa lên, nhớ về tuổi trẻ mộng mơ của mình nhiều quá. Cả một quãng đường mấy chục năm về trước chợt hiện lên qua từng bài hát này. Xin cám ơn chủ thớt và các cụ đã chia sẻ tuyệt phẩm một thời ko bao giờ quên.

Cụ nào xem phim này rồi thì ôn lại những trích đoạn hay nhất nhé



Rất hữu ích. Cảm ơn cụ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top