Thời xưa các cụ nhà mình đi chiếm đất cũng kinh phết. Thời Minh Mạng ôm được gần hết Đông Dương, dẹp hết người Chăm, Khơ me, Ai lao.
Không có giờ này Việt Nam có nhà nước Hồi giáo sát mít
Sửu nhi khiêu khích như đợt vừa rồi, khéo vài thành phố sáng nhất biển Đông
Lãnh thổ Việt Nam thời vua Minh Mạng.
Lúc nhà Nguyễn còn thua ở miền Nam, nhà Trịnh thất thế ở miền Bắc và nhà Tây Sơn còn bận lo đánh dẹp nên nước Tiêm La (Thái Lan) thừa cơ mà giữ lấy quyền bảo hộ Chân Lạp (Cam bốt) và hiếp chế các nước đất Lào.
Đến sau khi Thế Tổ Gia Long nhất thống Bắc Nam, thanh thế lẫy lừng thì Chân Lập lại xin về thần phục nước Nam và các nước Ai Lao, Vạn Tượng đều sang triều cống nhà Nguyễn.
Thời vua Minh Mạng, vì hay bị giặc Tiêm La quấy nhiễu, nhiều xứ ở Ai Lao xin thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, đều xin làm nội thuộc và trở thành các châu, phủ của Việt Nam.
Về Chân Lạp, cuối năm 1833 nhân có giặc Lê Văn Khôi nổi loạn nên quân Tiêm La cũng thừa cơ đem 5 đạo quân sang đánh nước ta ở Hà Tiên, Châu Đốc, An Giang, Cam Lộ, Cam Cát, Cam môn và Trấn Ninh. Nhưng Thánh Tổ Minh Mạng nghe cấp báo liền phái các ông Trương Minh Gỉang, Nguyễn Văn Xuân, Phạm Văn Điển, Lê Văn Thụy cầm quan binh đi chống giữ. Chỉ một tháng mà lấy lại được Hà Tiên và Châu Đốc, đuổi quân Tiêm ra khỏi bờ cõi rồi tiến lên đánh lấy Nam Vang, truy sát quân Tiêm La, phá liền mấy trận chém tướng bắt binh, thu giữ khí giới nhiều vô kể. Tướng Tiêm Phi Nhã Chất Tri phỉa đem bại binh về nước. Quan quân đuổi đến Pursat thì dừng cho người Chân Lạp tự chống giữ, chỗ nào hiểm yếu thì đắp đồn chống giặc. Chỉ trong năm tháng từ tháng giêng đến tháng năm mà quân thù bị đánh đuổi, quân ta toàn thắng mà bờ cõi lại ven nguyên như cũ.
Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân mất, không có con trai nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp làm quan cho người Việt. Năm sau, Trương Minh Giảng lập công chúa Angmey, con của Nặc Ông Chân, còn gọi là Ngọc Vân công chúa, làm quận chúa. Ông đổi nước Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan coi sóc mọi việc quân sự và dân sự.
Lãnh thổ nước Việt Nam trước giờ mở mang rộng lớn nhất là ở thời vua Minh Mạng vậy. Phần là do ngài chịu khó sửa sang quân bị, chăm lo sĩ tốt. Phần cũng vì Thế Tổ Gia Long đời trước cũng đã chịu khó đánh nam dẹp Bắc mà tạo nên cái thanh thế lẫy lừng cho đời sau kế tiếp vậy.
Phiền một nỗi quan lại Đại Nam tại Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp, lại bắt Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đày Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Việt Nam, dân chúng Chân Lạp oán giận và nổi dậy chống quân Việt Nam ở khắp nơi. Người em của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn khởi nghĩa với sự giúp đỡ của Tiêm La, thành ra quan quân đánh mãi không được mà đến khi Thánh Tổ mất rồi lại đành phải bỏ Trấn Tây mà rút về An Giang, đó cũng là do mình không biết bênh vực kẻ hèn yếu mà lại đem lòng tham tàn mà ức hiếp người ta nên mới sinh ra sự đáng tiếc là như vậy.
#AdMC