[Funland] Cha ông ta mở cõi

kevinnbt

Xe tải
Biển số
OF-13177
Ngày cấp bằng
15/2/08
Số km
393
Động cơ
521,924 Mã lực
Nói đến lịch sử ông cha mà cháu xấu con nhà bà hổ :D ngày xưa mỗi lần đến cái môn này cháu thiếu mỗi cái tè ra quần thui, cháu chả thê nào nhớ được mấy mốc cả hzzz chắc óc bé
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,706
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Nói đến lịch sử ông cha mà cháu xấu con nhà bà hổ :D ngày xưa mỗi lần đến cái môn này cháu thiếu mỗi cái tè ra quần thui, cháu chả thê nào nhớ được mấy mốc cả hzzz chắc óc bé
Hỏi khí không phải cụ có biết mấy triều Đường Tống Minh Thanh hơn không ạ. Như em thế éo nào mà thuộc mấy vua đời nhà Thanh từ lúc nào không biết: Khang Hy, Ung Chính, Càn Long :))
 

lapcap

Xe tải
Biển số
OF-369725
Ngày cấp bằng
9/6/15
Số km
204
Động cơ
253,820 Mã lực
thông tin này em mới biết đó, sao nghe cứ lạ lạ chưa từng thấy cô giáo nói đến. Biết thêm lịch sử vê đất nước mình
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,421
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Nói về việc xâm lược, diệt tộc diệt quốc thì cha ông ta là số 1. Hàng xóm to bên cạnh cũng phải lậy bằng cụ. Thế nên em chưa bao giờ dám chửi các nước khác là quân xâm lược hay đế quốc abc. Hic, phạm húy
 

oto2banh1618

Xe điện
Biển số
OF-23278
Ngày cấp bằng
31/10/08
Số km
4,350
Động cơ
529,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thân yêu
Bạn ạ, Bách Việt gồm gần 100 tộc Việt (Việt Mân, Việt ...) tạo nên nước Văn Lang. Việt Nam bây giờ chỉ là hậu duệ của Âu Việt và Lạc Việt thôi.Gần 100 tộc Việt khác đã bị Hán hóa, rõ nhất còn lại dân tộc Choang ở Quảng Tây là còn giữ được nền văn hóa nhưng đang Hán hóa.

-------
Ng Việt Kinh hiện nay đại bộ phận là con cháu Mân Việt- phúc kiến
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,865
Động cơ
422,560 Mã lực
1835 cụ Mạng chính thức xóa sổ nước của cụ Chế Linh nha
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Các bạn nghĩ gì về bài báo này?


Những “nỗi oan” của Triệu Đà
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…

NỖI OAN THỨ NHẤT: TRIỆU ĐÀ LÀ NGƯỜI PHƯƠNG BẮC
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc??? Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.





Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.

NỖI OAN THỨ HAI: TRIỆU ĐÀ DẪN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC VIỆT
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là … Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

NỖI OAN THỨ BA: TRIỆU ĐÀ LỪA LẤY LẪY NỎ THẦN VÀ DIỆT AN DƯƠNG VƯƠNG
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.

Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

NỖI OAN THỨ TƯ: TRIỆU ĐÀ TRỊ VÌ 70 NĂM, THỌ 121 TUỔI
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.





Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.





Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (ảnh theo Nguyễn Lương).
 
Chỉnh sửa cuối:

cán bộ quèn

Xe tăng
Biển số
OF-387088
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
1,706
Động cơ
249,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu nghĩ tại Cụ Hùng không có con giai mà mấy thằng phó cứ nhăm nhăm trèo lên ngồi ghế nóng nên Cụ Phán mới dẹp đội này dù vì sao giọt máu đào hơn ao nước lã chả gì Mr ấy cũng là ông ngoại của con tao . Cụ Hùng nghe thấy phải nên họp dân tuyên bố , sợ anh ấy lằng nhằng nên Cụ Hùng mới bảo ghi nghị quyết cuộc họp vào cái cột đá trên núi Nghĩa Lĩnh thì phải Cụ ạ . Đâu vào đấy rồi anh ý mới về Cổ Loa ( Nghe đồn đất ấy đang GPMB chuẩn bị làm mấy dự án nhớn nên anh ý đầu cơ thời phải )
E không đồng ý, hôm họp Ban Cụ ko ý kiến giề? E đã nói ko giải phá chỗ đó... E định tiến sang tận trường học sa sa ý, tìm thằng Thủy mất dạy đòi cái nỏ... cũng nhân tiện lập cái phố đèn đo đỏ mà các Cụ cản Em.
Kính thư e Hùng!
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Bản đồ quá trình mở cõi của Tổ tiên


 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Sao nhiều thông tin lịch sử như cụ trình bày em không đc biết ở hồi phổ thông nhỉ? hay là do thông tin này nó không có tính xác thực.
Thế mới cần nghiên cứu bạn ạ.
Nhiều thông tin được coi là "tế nhị" do liên quan đến các nước khác người ta lờ đi.
 

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
8,006
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
Thớt này hấp dẫn đây,em đánh dấu đêm về đọc.
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Anh hùng dân tộc mở đất Phương Nam (2)



2- Công Chúa Huyền Trân (1287 - 1340)



Tượng công chúa Huyền Trân tại Huế - Nguồn: Wikipedia.Tiểu sử và công lao: Công chúa Huyền Trân sinh năm 1287, là con gái Thượng Hoàng Trần
Nhân Tông (1258-1308), em gái vua Trần Anh Tông (1276-1320). Thượng Hoàng Trần Nhân
Tông nhường ngôi cho con năm 1293, lên làm Thái thượng Hoàng. Năm 1301, nhận lời mời
của vua Chiêm Chế Mân, Thượng Hoàng sang Chiêm Thành du ngoạn 9 tháng và hứa gả con
gái là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Sau đó, Chế Mân sai sứ sang Đại Việt hỏi việc
hôn lễ, nhưng triều thần phản đối chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển
Trần Khắc Chung tán thành.

Năm 1306 vua Chiêm Chế Mân dâng đất hai châu Ô, Lý làm quà dẫn cưới (12) , vua Trần Anh
Tông đồng ý gả Huyền Trân về làm Hoàng Hậu nước Chiêm. Dân Đại Việt, nhất là những
triều thần chống đối việc gả bán, coi đây là một việc làm đáng xấu hổ. Đối với Huyền Trân,
đây là nỗi buồn day dứt, tình nhà nợ nước đôi đường ngổn ngang (13).

Vua Trần Anh Tông đổi châu Ô là Thuận Châu (nay là nam Quảng Trị) và châu Lý là Hóa
Châu (nay là tỉnh Thừa Thiên). Huyền Trân qua làm dâu nước Chiêm dược 1 năm, đến tháng
5 năm 1307, vua Chế Mân qua đời. Sợ Hoàng Hậu Huyền Trân phải lên giàn hỏa “tuẫn táng”
theo tục người Chiêm, vua Trần Anh Tông đã sai Trần Khắc Chung đem thuyền sang cứu
Huyền Trân. Việc giải cứu Huyền Trân bị coi là hành vi bất tín đối với nước Chiêm, khiến dân
Chiêm nổi lên đòi lại đât và đánh phá Đại Việt nhiều lần.

Huyền Trân xuất gia đi tu năm 1309, pháp danh Hương Tràng, và mất tại chùa Nộm Sơn
(Quảng Nghiêm Tự) vào ngày 9 tháng Giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng Đại Việt tôn
kính và biết ơn bà nên tôn là “Thần Mẫu”. Hiện nay có nhiều đền thờ Huyền Trân tại nhiều nơ
i.Nguyên nhân cuộc hôn nhân và kết quả “Nam tiến” lần hai: Từ thời nhà Lý (Lý Thái Tổ
tức Lý Công Uẩn), triều đình nước Đại Việt đã có lệ gả công chúa cho các Tù Trưởng (sắc tộc
thiểu số) ở biên thùy để tạo liên hệ huyết thống vương triều, với mục đích dùng các phò mã
làm phên dậu che chắn biên cương. Thí dụ sách Việt Sử Lược, trang 78 có chép: “Năm 1029
cho Châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái lấy công chúa Bình Dương (Lạng Châu nay
thuộc về Nam Lạng Sơn). Lạng Châu có Động Giáp ở phía Nam ải Chi Lăng rất to, chúa động
họ Giáp, sau đổi ra họ Thân, ba đời làm phò mã. Thân Thiệu Thái là con Thân Thừa Qúy.
Thừa Qúy nguyên là họ Giáp, làm tù trưởng Động Giáp”. (nguồn trích từ Facebook - Họ Thân
ở Bắc Giang).

Thái Thượng Hoàng Nhân Tông sang chơi Chiêm Thành với tư cách là một Thiền Sư (sau này
lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng Giác Điếu Ngự) do lời mời
của vua Chiêm Chế Mân. Thiền Sư được vua Chiêm và triều đình tiếp đón rất nồng hậu. Có lẽ
nghĩ đến tình giao hảo giữa hai nước Chiêm Việt, đã liên kết đánh thắng quân Nguyên Mông
xâm lăng vừa qua, nên Nhân Tông đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Đây là
sách lược “hòa thân” dùng mỹ nhân thay chiến tướng để giữ yên biên cương rất hữu hiệu của
nhà Lý và nhà Trần. Chế Mân (Jaya Sinhavarman III) theo sử Chiêm là một ông vua anh minh,
có tài thao lược, lại thương dân và hiếu hòa, nên được nhân dân rất tôn trọng. Trong cuộc
chiến tranh chống quân Nguyên, Chế Mân đã liên kết với Đai Việt tạo nhiếu chiến thắng và
trở thành anh hùng nước Chiêm. Riêng về hành động dâng đất Chiêm cho Đại Việt, thật là
điều khó hiểu đối với dân Chiêm. Có lẽ vùng đất từ Nam Quảng Trị (châu Ô) tới tỉnh Thừa
Thiên - Huế (châu Lý) gần sát với các châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chánh mà xưa kia vua Chế
Củ đã dâng cho Đại Việt (thời vua Lý Thánh Tông) và dân Chiêm đã bỏ đi sang bên kia đèo
Hải Vân về phía nam? Dân Đại Việt có lẽ đã sống đông đảo, trà trộn với dân Chiêm ở vùng Ô,
Lý, cho nên trên danh nghĩa vua Chế Mân dâng đất cho Đại Việt, nhưng trên thực tế, vùng đất
này đã có nhiều dân Đại Việt sinh sống rồi?

Sau khi được Chế Mân chính thức giao đất 2 châu Ô Lý, nước Đại Việt đã tiến sâu về phía
Nam, tới đèo Hải Vân, cách Ải Nam Quan gần 900 km.
 

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,523
Động cơ
495,633 Mã lực
Các bạn nghĩ gì về bài báo này?


Những “nỗi oan” của Triệu Đà
Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Vũ Đế. Oan không phải vì những gì Triệu Vũ Đế đã làm, mà vì các sử gia Việt mắt mờ, bị sử Tàu đánh tráo khái niệm, đánh tráo thời gian, biến một vị đế vương oai hùng đầu tiên của nước Nam người Việt thành một người Tàu xâm lược, thâm độc…

NỖI OAN THỨ NHẤT: TRIỆU ĐÀ LÀ NGƯỜI PHƯƠNG BẮC
Sử ký Tư Mã Thiên chép: Vua Nam Việt họ Triệu tên là Đà người huyện Chân Định, trước làm quan úy. Thông tin thư tịch chỉ có vậy, thế mà không biết căn cứ vào đâu sách vở lại chú thích huyện Chân Định đời Tần “nay là” huyện Chính Định, Hà Bắc, Trung Quốc??? Triệu Đà bị biến thành người nước Triệu thời Chiến Quốc, quê gốc Hà Bắc.
Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép: Năm thứ 33 Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đày đến đấy canh giữ. Ở phía Tây Bắc đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Cùng năm Tần đánh Việt thì Mông Điềm mới vượt sông Hoàng Hà đánh Hung Nô và người Nhung, lập các huyện mới. Vậy đất Hà Bắc, tức là Bắc sông Hoàng Hà, tới lúc này mới lọt vào tay Tần, lấy đâu ra ông Triệu Đà người Hà Bắc lại cùng năm đó làm tướng Tần đánh Việt được?
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chép: Bấy giờ nhà Tần đã chiếm cả thiên hạ, cướp lấy đất Dương Việt, đặt ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận. Như vậy thời kỳ này đất Giao Chỉ đã nằm trong đất nhà Tần. Huyện Chân Định hoàn toàn có thể nằm ở chính Giao Chỉ chứ không đâu xa. Sự thật thì huyện Chân Định thời Tần là ở đất Thái Bình ngày nay. Chân Định là tên cũ của huyện Kiến Xương, mãi tới thời Thành Thái (1889) mới đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Huyện Kiến Xương nay còn di tích là đền Đồng Xâm tại xã Hồng Thái thờ Triệu Vũ Đế, là bằng chứng rõ ràng rằng Chân Định của Triệu Đà là ở đất Thái Bình chứ không hề ở Hà Bắc, Trung Quốc. Tại Đồng Xâm Triệu Vũ Đế lấy vợ là Hoàng hậu Trình Thị. Như vậy Triệu Đà là người Việt chính gốc, chứ chẳng phải Tần hay Triệu nào ở tận Bắc Hoàng Hà.





Đền thờ Triệu Vũ Đế ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.

NỖI OAN THỨ HAI: TRIỆU ĐÀ DẪN QUÂN TẦN XÂM LƯỢC VIỆT
Nỗi oan giời thấu thứ hai là Triệu Đà bị coi là kẻ xâm lược, đã cầm đầu quân Tần đánh Việt. Gọi là oan vì lần tìm hết các thư tịch cũ đều không hề có sách nào cho biết Triệu Đà đã cầm đầu quân Tần. Chỉ có trong Hoài Nam Tử có đoạn: [Nhà Tần] sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt. Cụm từ “Úy Đà” ở đây bị hiểu thành Triệu Đà. Hóa thành Triệu Đà cùng Đồ Thư đã dẫn quân xuống phương Nam.
Úy Đà là chức vụ của tướng Đồ Thư, với nghĩa như Đô Úy, tức là tướng thống lĩnh quân đội. Úy Đà biến thành tên riêng Triệu Đà dẫn đến nỗi oan chữ nghĩa khó giải của Triệu Vũ Đế.
Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ chép: Thời Tần, Đà được làm lệnh ở huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải. Nếu Triệu Đà là tướng cùng Đồ Thư dẫn mấy chục vạn quân đánh Việt thì sao lại chỉ được làm một huyện lệnh nhỏ nhoi ở Nam Hải?
Huyện Long Xuyên nay là Long Biên, nơi còn đình đền thờ Triệu Vũ Đế tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên). Theo sự tích ở đình Xuân Quan thì Triệu Vũ Đế khi đi qua bến sông này đã thấy rồng bay lên nên sau nhân đó đặt tên là … Thăng Long. Đình Xuân Quan được xây trên hành cung cũ của Triệu Vũ Đế, có tên là điện Long Hưng.
Thiên Nam ngữ lục thì chép về Triệu Đà:

Hiệu xưng là Triệu Vũ Hoàng
Chín lần xem trị bốn phương đẹp lòng
Long Biên thành hiệu Thăng Long
Vì xưa rồng dậy dưới sông Nhị Hà.

Triệu Vũ Đế lấy vợ ở đất Chân Định (Kiến Xương – Thái Bình), khởi nghĩa kháng Tần từ đất Long Biên (Thăng Long), hoàn toàn không phải kẻ xâm lược, dẫn quân Tần đánh Việt.

NỖI OAN THỨ BA: TRIỆU ĐÀ LỪA LẤY LẪY NỎ THẦN VÀ DIỆT AN DƯƠNG VƯƠNG
Triệu Đà bị coi là kẻ thâm độc, xâm lược nước ta vì truyền thuyết Việt kể Triệu Đà sau khi đánh An Dương Vương không được, phải giả vờ xin hòa, cho con là Trọng Thủy xin cưới công chúa Mỵ Châu của An Dương Vương và xin ở rể. Trọng Thủy nhân cơ hội đánh tráo lẫy nỏ thần của nước Âu Lạc, rồi tìm cách về nước, dẫn quân sang, đuổi An Dương Vương cùng đường mà phải chém Mỵ Châu và đi vào biển…
Một lần nữa các sử gia Việt đã lấy truyền thuyết ghép nối vào lịch sử, nhưng ghép theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Thư tịch Trung Hoa không hề có chỗ nào ghi Triệu Đà đánh An Dương Vương cả. Nam Việt Úy Đà liệt truyện chỉ ghi: Cao Hậu mất,… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc mình.
Nếu Triệu Đà là người cầm quân Tần đánh Việt từ năm Tần Thủy Hoàng thứ 33 (214 TCN), lập ra quận huyện đầy đủ rồi, thì làm gì còn An Dương Vương và nước Âu Lạc nào sau đó nữa để mà Triệu Đà phải dụng tâm, khổ kể như vậy?
Các sử gia cho rằng Triệu Đà đã dùng phương sách “Hòa tập Bách Việt”, lấy vợ Việt, cho con trai mình lấy con gái vua Việt để dễ bề cai trị người Việt. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể trong truyền thuyết mà không có sử liệu nào cho biết rằng Triệu Đà đã đánh diệt An Dương Vương. Thậm chí truyền thuyết của người Choang ở Quảng Tây lại kể Trọng Thủy là hoàng tử của nước Tây Âu, cầm gươm “Hòa tập Bách Việt” sang nước Lạc Việt… Trọng Thủy ở đây không phải con của Triệu Đà.
Chuyện Trọng Thủy của nước Tây Âu đánh Lạc Việt đúng ra là chuyện Tần đánh Việt năm 257 TCN. Tây Âu ở đây là Tần. Trọng Thủy là con vua Tần. Nhà Tần còn mang họ Triệu như Tần Thủy Hoàng có tên Triệu Chính, lấy theo họ mẹ là Triệu Cơ. Sự trùng hợp này đã dẫn đến sự hiểu nhầm oan ức rằng Triệu Đà đã phái con sang do thám nước Việt và diệt An Dương Vương.
Bài thơ Khối tình con của Tản Đà nói đến chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy:

Một đôi kẻ Việt người Tần
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương.

Mỵ Châu là Việt thì Trọng Thủy là Tần, chứ không phải Triệu. Không phải Triệu Đà đã đánh An Dương Vương, mà là Tần Triệu đã thực hiện chính sách “hòa tập Bách Việt”, lập quận huyện ở trên đất Việt, di dời hàng vạn hộ dân xuống nơi đây.

NỖI OAN THỨ TƯ: TRIỆU ĐÀ TRỊ VÌ 70 NĂM, THỌ 121 TUỔI
Chính vì “Hội nhà sử” ngày nay quá tin vào những chú dẫn “đểu” của sử Tàu mà không suy xét nên Triệu Đà mới thọ đến 121 tuổi, làm vua 70 năm (từ năm 207 TCN đến năm 137 TCN). Chỉ với tuổi thọ này cũng đủ thấy “nỗi oan” của Triệu Đà to như cái đình mà vẫn được các “học giả” tin sái cổ.
Khi đọc kỹ Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy có 2 lần Triệu Đà xưng vương. Lần thứ nhất là vào năm Tần Nhị Thế thứ hai (207 TCN) Triệu Đà chiếm lại 3 quận mà Tần lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải) và tự lập làm Nam Việt Vũ Vương. Lần thứ hai là sau khi Cao Hậu (Lữ Hậu) mất năm 180 TCN Đà uy hiếp Mân Việt và Tây Âu, tự tôn là Nam Việt Vũ Đế.
Theo vậy hóa ra Tây Âu Lạc thì không nằm trong 3 quận mà Tần đã chiếm (Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải)? Điều này vô lý vì sách Hoài Nam tử cho biết: Trong 3 năm, [quân Tần] không cởi giáp dãn nỏ. Giám Lộc không có đường chở lương, lại lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương để đánh nhau với người Việt. Giết được quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống. Quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống đã bị Giám Lộc, Đồ Thư giết thì sao mãi tới thời Tây Hán vẫn còn Tây Âu?
Tuổi thọ “xưa nay”… không có của Triệu Đà cùng với 2 lần xưng vương và sự vô lý về vị trí nước Tây Âu cho thấy, từ năm 207 TCN đến 137 TCN ít nhất phải có 2 nhân vật, cùng được gọi là Triệu Đà. Triệu Đà thứ nhất là người đã lãnh đạo nhân dân Việt kháng Tần, giành lại đất đai của người Việt mà Tần lập quận huyện trước đó vào năm Tần Nhị Thế thứ ba (207 TCN). Còn Triệu Đà thứ hai nổi lên sau sự kiện Lữ Hậu mất (180 TCN), “mua chuộc” Mân Việt và Tây Âu theo mình. Nói cách khác một Triệu Đà chống Tần, còn một Triệu Đà chống Hán.





Cột nghi môn điện Long Hưng ở Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên.

Câu đối ở điện Long Hưng, Xuân Quan nơi thờ Triệu Vũ Đế:
一指已無秦萬里開先閩貉絶
两立何難漢億年倡始帝王基
Nhất chỉ dĩ vô Tần, vạn lý khai tiên Mân Lạc tuyệt
Lưỡng lập hà nan Hán, ức niên xương thủy đế vương cơ.
Dịch:
Một vùng vắng bóng Tần, vạn dặm mở ra vời xa Mân Lạc
Hai ngôi sánh cùng Hán, ngàn năm gây nền vững vàng đế vương.
Triệu Đà thứ hai là cháu Triệu Đà thứ nhất và có “mồ mả cha mẹ” ở phương Bắc đúng như Sử ký đã chép. Triệu Đà thứ hai có tên… Triệu Hồ, bởi vì Triệu Hồ không phải Triệu Văn Đế như sử vẫn chép. Chứng cứ rõ ràng là ngôi mộ vua Triệu mới phát hiện ở Quảng Đông vào những năm 1980. Trong mộ có ghi tên Triệu Mạt (hay Muội) và ấn vàng Văn đế hành tỉ (文帝行璽 ), nhưng lại còn có ấn vàng Thái tử (泰子). Như vậy người được chôn ở trong mộ là Văn Đế nước Nam Việt nhưng không phải Triệu Hồ vì Triệu Hồ là hàng cháu của Triệu Đà, không thể có chức Thái tử.





Ấn “Thái tử”, Ấn “Văn đế hành tỷ” ở mộ Triệu Muội tại Quảng Châu (ảnh theo Nguyễn Lương).
Bài báo này của ai cụ chủ dẫn nguồn đi chứ? Mấy vấn đề bài báo nêu ra nghi vấn về nội dung trong Chính sử và trong Sử ký thì nghe cũng hợp lý nhưng các giả thiết thay thế mà tác giả nói đến cũng không có chứng cứ gì thuyết phục, ngoài mấy cái di tích đình làng ở mấy làng quê VN, mà em e rằng những di tích đó có niên đại không quá 200 năm! Cách đưa ra lập luận như thế rất không chặt chẽ và phải nói là nguỵ biện. Riêng đoạn cuối nói là Triệu Hồ không thể là thái tử vì là hàng cháu, thì em xin cười tác giả phát: cháu đich tôn hoàn toàn có thể được Triệu Đà phong thái tử khi cha mất sớm. Và quả thực đây là thái tử vì ông là Triệu Văn Đế, vua nối ngôi Triệu Vũ Đế.
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Anh hùng dân tộc mở đất Phương Nam (3)

cách Ải Nam Quan gần 900 km.3- Vua Lê Thánh Tông (1442-1497):




Tượng đồng Lê ThánhTông (h. trên Internet)Tiểu sử và chiến công: Bình Nguyên Lê Tư Thành (Lê Tạo), sinh ngày 20 tháng 7 năm
Nhâm Tuất (1442), con thứ tư vua Lê Thái Tông lên nối ngôi vua năm 1460. Thánh Tông là
một ông vua thông minh, một nhà văn hóa tài giỏi, rất có hiếu với mẹ và biết trọng hiền đãi sĩ.
Trong thời gian làm vua, ông đã cải thiện nhiều việc quan trọng như: Cai Trị, Thuế Khóa,
Canh Nông, Xã Hội (lập nhà Tế Sinh), Luật Pháp (bộ Luật Hồng Đức), sửa đổi Phong Tục, Văn
Học (Đại Việt Sử Ký, Thi cử…), dẹp loạn và mở rộng đất đai.

Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn cầu viện nhà Minh và đánh phá Hóa Châu (nay là tỉnh
Thừa Thiên -Huế). Vua Lê Thánh Tông thân chinh mang 20 vạn quân sang đánh Chiêm
Thành. Vua cho tập trung quân tại Thuận Hóa (vùng đất Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), tập
luyện binh sĩ và sai người lén sang vẽ địa đồ nước Chiêm rồi tiến quân đánh lấy cửa Thị Nại
(Bình Định) (14). Trà Toàn là vua Chiêm chống giữ không nổi, thua chạy về giữ kinh thành Đồ
Bàn (Chà Bàn) (15). Quân ta phá tan thành, bắt được Trà Toàn. Sau chiến thắng, vua Thánh
Tông muốn làm cho nước Chiêm Thành yếu đi, mới chia nước Chiêm ra 3 nước nhỏ, phong
làm 3 vua: Một nước gọi là Chiêm Thành (Phan Lung - Phan Rang nay thuộc Bình Thuận -
Tỉnh Thuận Hải), một nước là Hoa Anh (Hóa Anh, vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa), và một
nước nữa là Nam Ban (Nam Phan, nay là Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắc). Còn đất Đồ Bàn , đất
Đại Chiêm và đất Cổ Lũy (16) thì vua Lê Thánh Tông lấy để lập thêm Đạo Quảng Nam (đạo
thứ 13 gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay).

Như vậy, sau khi tiến công vào đất Chiêm, cuộc Nam tiến do vua Lê Thánh Tông cầm quân
đánh thành Đồ Bàn năm 1471, lãnh thổ Đại Việt đã vượt qua đèo Hải Vân (17) tới đèo Cù
Mông
(18) (giữa Phú Yên và Bình Định), cách Ải Nam Quan khoảng 1300 km..
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


Nước Văn Lang đây ạ

bản đồ này bậy rồi. Bách Việt gồm nhiều nước nhỏ khác nhau chẳng hạn như nước Việt của Việt vương câu tiễn.
Văn Lang chỉ gồm miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay của lạc Việt. Sau hợp với Âu Việt có thêm vùng Lưỡng Quảng nữa. Sau 1000 năm chỉ giữ được phần Lạc Việt cổ
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Cứ khi nào có sự o ép phía Bắc là lại có thớt bàn về mở cõi phía Nam, thật là sự trùng lặp hợp lý đến phi lý:D
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Bài báo này của ai cụ chủ dẫn nguồn đi chứ? Mấy vấn đề bài báo nêu ra nghi vấn về nội dung trong Chính sử và trong Sử ký thì nghe cũng hợp lý nhưng các giả thiết thay thế mà tác giả nói đến cũng không có chứng cứ gì thuyết phục, ngoài mấy cái di tích đình làng ở mấy làng quê VN, mà em e rằng những di tích đó có niên đại không quá 200 năm! Cách đưa ra lập luận như thế rất không chặt chẽ và phải nói là nguỵ biện. Riêng đoạn cuối nói là Triệu Hồ không thể là thái tử vì là hàng cháu, thì em xin cười tác giả phát: cháu đich tôn hoàn toàn có thể được Triệu Đà phong thái tử khi cha mất sớm. Và quả thực đây là thái tử vì ông là Triệu Văn Đế, vua nối ngôi Triệu Vũ Đế.
Nguồn đây, cụ tự nghiên cứu ạ


http://asakicorp.com/bachviet18/
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,893
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51


Nước Văn Lang đây ạ

Cháu hỏi khẽ một câu: thời đại cắt rừng cuốc bộ thì các cụ vua Hùng ngồi ở Phong châu quản lý cái vùng đất tận cửa sông Dương tử thế nào ạ?

Chuyển phát nhanh cái công văn khéo mất cmn mấy năm giời. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top