[Funland] Cha ông ta mở cõi

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Quá trình mở rộng bờ cõi người Việt về phương Nam trong lịch sử

Môn lịch sử ở trường phổ thông dạy rất lờ mờ về việc này nên đa số những người ít sự tò mò biết rất ít về sự thật lịch sử này.
Với mong muốn cùng anh em OFer tranh luận làm rõ vấn đề em mở topic này, kính mong các bậc trí giả hưởng ứng.
Chân thành cảm ơn



Lãnh thổ Việt Nam từ xa xưa dưới sự lãnh đạo của những bậc quân vương anh minh đã không ngừng mở rộng. Quá trình mở mang bờ cõi rất gian khổ và khốc liệt có thể đổi cả xương máu của ông cha ta. Thời kì này gắn liền với hàng loạt danh tướng dũng mãnh trên sa trường như: Lý Thường Kiệt, Đinh Liệt…


Cương thổ nước Đại Việt đã được mở rộng từ Bắc vào Nam qua từng thời kỳ trong lịch sử. Thời kỳ đầu, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực châu thổ sông Hồng (Đồng bằng Bắc bộ hiện nay).

Do đặc điểm địa-chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam mở rộng lãnh thổ sang phía Đông thì gặp biển, phía Tây thì bị các dãy núi hiểm trở của dãy Trường Sơn ngăn cản, phía Bắc là lãnh thổ của nhà Hán, nên chúng ta chỉ có thể lần lượt tấn công và mở rộng lãnh thổ vào phương Nam. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.


Quá trình mở mang bờ cõi rất gian khổ và khốc liệt có thể đổi cả xương máu (Hình minh họa)

Sát nhập Chiêm Thành

Nhà Lý-Trần-Hồ

Nhà Lý đây là thời kỳ thường xuyên có các cuộc giao tranh giữa các vương triều Đại Việt với Chiêm Thành ở phía nam. Phần thắng thường thuộc về nước Đại Việt, vốn là nước mạnh hơn.


Vua Lý Thánh Tông

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ (Jaya Rudravarman). Chế Củ buộc phải dâng đất của ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là trại Tân Bình, lãnh thổ Đại Việt thêm vùng đất này, nay là Quảng Bình và bắc Quảng Trị.


Lý Thường Kiệt làm Đại tướng đi tiên phong trong cuộc Chiến tranh Việt-Chiêm 1069

Nhà Trần Năm 1306, thuộc vào một giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân (Jaya Simhavarman) . Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu Ô và Châu Rí. Các vùng đất này được vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, nay thuộc vùng nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, lãnh thổ Đại Việt phía nam tới Hải Vân Quan (đèo Hải Vân ngày nay)


Công chúa Huyền Trân

Nhà Hồ Những năm đầu thời kỳ nhà Hồ, từ 1400 đến 1403, nhà Hồ liên tục đem quân tấn công Chiêm Thành và đã mở mang được lãnh thổ từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi ngày nay. Tuy nhiên phần lãnh thổ này bị Chiêm Thành lấy lại sau khi nhà Hồ sụp đổ (1407)

Nhà Hậu Lê

Trong thời kỳ đầu nhà Hậu Lê, Chiêm Thành và Đại Việt quan hệ tương đối giao hảo.

Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở nên căng thẳng, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành. Năm 1471, quân Việt phá tan kinh đô Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay), vua Trà Toàn (Pau Kubah) bị bắt và chết trên đường về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sát nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam.


Danh tướng Đinh Liệt và Đinh Lễ

Quân đội nhà Lê còn tiến tới phía nam vùng đất Phú Yên ngày nay, Lê Thánh Tông đã cho khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi Thạch Bi (đá bia), ghi công mở đất và phân định ranh giới. Chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.


Tháp Cánh Tiên hiện còn trong thành Vijaya xưa

Chúa Nguyễn (Đàng Trong)

Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, do áp lực từ các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ phương bắc và nhu cầu mở rộng đất đai về phương nam, các chúa Nguyễn đã bắt đầu một công cuộc mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam chưa từng thấy trong lịch sử.
Năm 1611, vua Po Nit tiến đánh Quảng Nam, trước hành động này chúa Nguyễn Hoàng phái Văn Phong đem quân vào đánh nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hòa, nay thuộc Phú Yên.

Năm 1653 vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm (Po Nraop) nhằm đòi lại đất Phú Yên đã đưa quân sang đánh chiếm. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Tấm xin hàng, chúa Nguyễn để từ sông Phan Lang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Lang trở ra lấy làm phủ Thái Ninh, sau đổi làm phủ Diên Khánh, nay thuộc Khánh Hòa. Tại đây đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm thái thú.


Chúa Nguyễn Phúc Tần cùng quan quân đi đánh Chiêm Thành

Năm 1693 với lý do vua nước Chiêm Thành là Bà Tranh (Po Saot) bỏ không tiến cống, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai quan tổng binh là Nguyễn Hữu Cảnh đem binh đi đánh bắt được Bà Tranh cùng thân thuộc về Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận Phủ, nay thuộc Bình Thuận. Đất này cho con cháu của Bà Tranh làm đề đốc trấn giữ, bắt đổi y phục như người Việt Nam để phủ dụ dân Chiêm Thành.

Tuy nhiên, do sự kháng cự của người Champa và cũng cần tập trung cho việc khai phá đất Nam bộ của Chân Lạp nên qua năm 1697, chúa Nguyễn đổi Thuận Phủ ra làm Thuận Thành Trấn, dành cho người Chăm cơ chế tự trị nhưng vẫn thuộc sự bảo hộ của chúa Nguyễn. Đến năm 1832, vua Minh Mạng xóa bỏ cơ chế tự trị trên và lập thành tỉnh Bình Thuận.
 

keeponlylove

Xe điện
Biển số
OF-308533
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
4,434
Động cơ
311,132 Mã lực
Cụ cho cái bản đồ để dễ theo dõi.
 

Mrwrong

Xe tải
Biển số
OF-77892
Ngày cấp bằng
15/11/10
Số km
418
Động cơ
421,761 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đận mở cõi đầu tiên là cụ An bí thư huyện ủy Cổ Loa lật ghế cụ Hùng bí thư Huyện ủy Phong Châu phải không các cụ?
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,885
Động cơ
756,697 Mã lực
May cho Mã là Cà mau chưa kịp nối với Kuala Lumpur.
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,201
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Đận mở cõi đầu tiên là cụ An bí thư huyện ủy Cổ Loa lật ghế cụ Hùng bí thư Huyện ủy Phong Châu phải không các cụ?
Nhà cháu nghĩ tại Cụ Hùng không có con giai mà mấy thằng phó cứ nhăm nhăm trèo lên ngồi ghế nóng nên Cụ Phán mới dẹp đội này dù vì sao giọt máu đào hơn ao nước lã chả gì Mr ấy cũng là ông ngoại của con tao . Cụ Hùng nghe thấy phải nên họp dân tuyên bố , sợ anh ấy lằng nhằng nên Cụ Hùng mới bảo ghi nghị quyết cuộc họp vào cái cột đá trên núi Nghĩa Lĩnh thì phải Cụ ạ . Đâu vào đấy rồi anh ý mới về Cổ Loa ( Nghe đồn đất ấy đang GPMB chuẩn bị làm mấy dự án nhớn nên anh ý đầu cơ thời phải )
 

XK1959

Xe đạp
Biển số
OF-394024
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
32
Động cơ
235,420 Mã lực
Tuổi
65


Nước Văn Lang đây ạ

 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT PHƯƠNG NAMSong Thuận

Tổng quát:
Theo truyền thuyết, bờ cõi nước Văn Lang (bao gồm đất Bách Việt và Âu Lạc) có
biên cưong phía bắc từ dãy núi Ngũ Lĩnh (Động Đình Hồ) tới phía nam giáp nước Hồ Tôn
(Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), phía đông giáp biển Nam Hải và phía tây giáp nưóc Ba
Thục. (1)



Vị trí nước Văn Lang (Âu Lạc & Bách Việt) thời nhà Tần (Trích VNSL - Trần Trọng Kim)Nước Văn Lang được thành lập từ thời Hùng Vương thứ nhất, thay thế nước Xích Quỷ (2879
TCN - Trước Công Nguyên) của Kinh Dương Vương, tươmg đương với thời “Tam Hoàng Ngũ
Đế” bên Tàu (2900 TCN). Vào thời đó, Thần Nông (2) có thể là một nhà thông thái ở miền
Nam nước Tàu ngày nay, đã dạy dân tộc Việt (3) và cư dân trong vùng cách cầy ruộng, trồng
lúa (đặc biệt là lúa nước), và tìm được nhiều cây để trị bệnh.Tam Hoàng trong lịch sử cổ đại Trung Hoa gồm có: Hoàng Đế (người tạo ra ra nền văn minh
Trung Hoa), Thần Nông (dạy dân cách cầy ruộng, trồng lúa và và tìm được nhiều cây để trị
bệnh) và Phục Hi hay Thái Hạo (người đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch).

Có nhiều thuyết về Tam Hoàng và Ngũ Đế. Cũng vì Thần Nông có thể là một nhân vật miền
Nam, nên các nhà viết sử Trung Hoa không thống nhất ý kiến, khi thì nhận Thần Nông là một
trong Tam Hoàng khai sáng nước Trung Hoa, khi thì hạ Thần Nông xuống hàng Ngũ Đế (sau
Tam Hoàng). Tuy nhiên, dù ở địa vị nào, Thần Nông cũng được coi là một trong những vị vua
khai sáng ra nên văn minh Trung Hoa.

Nước Văn Lang bị đổi tên thành Âu Lạc sau khi Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18 vào
năm 257 TCN. “Hùng Vương thua chạy, nhẩy xuống giếng mà tự tử” (4).Thời kỳ Thục Phán tức An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc (257 TCN) tương đương với
thời nhà Tần (221-206 TCN) thống nhất nước Trung Hoa trong sử Tàu. Nhà Tần do Tần Thủy
Hoàng làm vua đã tiêu diệt 6 nước (lục quốc trong thất hùng): Hàn (-230), Triệu (-228), Nguỵ
(-225), Sở (-223), Yên (-222), và Tề (-221).Nhà Tần (221-206 TCN) đánh lấy đất Bách Việt (5) và Âu Lạc vào năm 214 TCN, sau khi
nước Tần đã thống nhất thiên hạ.

Năm 207 tr. TL, nhà Triệu (207-111 TCN) do Triệu Đà (ngưòi nước Triệu) bị nhà Tần tiêu diệt
năm 228 TCN, phải di cư xuống miền Nam và cưới vợ người Việt tên là Trình Thị) (6) đã đánh
bại An Dương Vương, lập ra nước Nam Việt (nước của người Việt ở phía Nam nước Tàu),
đóng đô tại Phiên Ngung (tỉnh Quảng Đông ngày nay). Nước Nam Việt rộng tương đương với
nước Văn Lang trong truyền thuyết.

Năm 111 trước TL, vua nhà Tiền Hán (206 TCN-25 SCN) (Tây Hán – kinh đô tại Tràng An nay
là Tây An do Hán Cao Tổ Lưu Bang sáng lập), là Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN) sai Phục Ba
tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân sang xâm lăng Nam Việt và mở đằu thời kỳ “Bắc thuộc lần thứ nhất” kể từ năm 111 TCN.Năm 40 TL, Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định và quân Đông Hán, gìành độc lập dân tộc được
3 năm. Thời kỳ này tương đương với nhà Hậu Hán do Hán Quang Vũ làm vua (Nhà Hậu Hán
còn gọi là Đông Hán vì dời đô từ Tây An tới Lạc Dương ở phía Đông).
Năm 43 , Vua Quang Vũ sai Mã Viện sang đánh Hai Bà Trưng, lập lại thời kỳ Bắc thuộc (lần
2).
Đối chiếu với Sử Tàu, sau khi Nhà Đông Hán (25-220) mất ngôi, nước Tàu chia ra 3 nước
(Tam Quốc (220-265): Bắc Nguỵ, Tây Thục, Đông Ngô. Giao Châu thuộc Đông Ngô. Ngô
Tôn Quyền là người đầu tiên tách các châu quận từ Hợp Phố vế phía Bắc gọi là Quảng Châu.
Từ Hợp Phố về phiá Nam là Giao Châu. Sau, nhà Ngô lại hợp lại thành Giao Châu.



Giao Châu thời Đông Ngô (Tam Quốc)(Trích VNSL - Trần Trọng Kim)

Thời kỳ nhà Ngô (7) đô hộ nước ta, bà Triệu Thị Trinh ở Cửu Chân đã nổi lên đánh thứ sử
Giao Châu Lục Dận (năm 248).

Đến năm 264, vua nhà Ngô chính thức lấy đất Nam Hải (Quảng Đông), Thương Ngô và Uất
Lâm (Quảng Tây) làm Quảng Châu và lấy đất Hợp Phố (Quảng Đông), Giao Chỉ, Cửu Chân
và Nhật Nam (Bắc phần và mấy tỉnh Trung phần Việt Nam làm Giao Châu –(Theo tài liệu
Wikipedia, sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng, quân Hán chỉ vào đến đèo Ngang – Không
kiểm soát được Nhật Nam).

Sau nhà Đông Ngô, nhà Tấn cai trị Giao Châu. Nhà Tấn suy yếu, 18 nước nổi lên xưng
vương thành ra loạn Ngũ Hồ. Đến năm 420, nước Tàu chia thành Nam Bắc Triều. Giao Châu
phụ thuộc Nam Triều (gồm có Tống, Tề, Lương). Nhà Tống và Tề lần lượt mất ngôi, nhà
Lương lên nắm quyền, sai Tiêu ******* làm thứ sử Giao Châu.

Năm 541 Lý Bôn (Lý Bí, dòng dõi người Tàu) nổi lên đánh đuổi thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư,
lên làm vua năm 544, xưng là Nam Việt Đế (nghĩa là vua nước Nam Việt, nhưng lại đặt tên
nước là Vạn Xuân). Thời kỳ Lý Bôn Khởi Nghĩa tương đương với năm Đại Đồng thứ 7 đời
vua Vũ Đế nhà Lương (Vũ Đế là miếu hiệu, tên gọi sau khi vua chết).

Trong khi Lý Phật Tử (Hậu Lý Nam Đế) (571- 602) làm vua nước Vạn Xuân ở Nam Việt, bên
Tàu nhà Tùy thống nhất được Nam Bắc, bèn cử Lưu Phương đem quân sang đánh Nam Việt.
Lý Phật Tử đầu hàng, Giao Châu lại thuộc nhà Tùy (589-617) bên Tàu. Đây là thời kỳ Bắc
thuộc lần 3, kéo dài 336 năm
.

Bên Tàu, sau khi nhà Tùy mất ngôi, nhà Đường (618-907) lên thay, đã chia Giao Châu làm
12 châu, 59 huyện và đặt ra “An Nam Đô Hộ phủ” để cai trị. “Đô Hộ” theo Trần Trọng Kim là
một chức quan, và nước ta có tên gọi là An Nam từ đó.

Ở phía nam Giao Châu có nước Lâm Ấp khá hùng mạnh, dân chúng nguồn gốc Mã Lai (?),
theo văn minh Ấn Độ, được thành lập từ thế kỷ thứ 2. Khoảng cuối thế thứ 8, Chư Cát Địa lên
làm vua Lâm Ấp, đổi tên nước là Hoàn Vương quốc.Năm 808, quan Đô hộ Trương Chu của nhà Đường đem binh thuyền sang đánh, giết hại rất
nhiều người. Vua Hoàn Vương lui về phía nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và đổi tên nước là Chiêm Thành (VNSL - Trần Trọng Kim, tr. 61).

Năm 907, nhà Đường mất ngôi, nhiều nhà (như Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán,
Hậu Chu) tranh nhau làm vua, sử Tàu gọi là thời Ngũ Quí hay Ngũ Đại (907-959).Nhân “bên Tàu có loạn”, bên ta họ Khúc nổi lên, khởi đầu là Khúc Thừa Dụ (906-907) được
dân đề cử làm Tiết Độ Sứ cai trị Giao Châu và được nhà Đường đang suy yếu chấp nhận cho
ông làm Tĩnh Hải ( Giao Châu) Tiết Độ Sứ.

Khúc Thừa Dụ giao quyền cho con là Khúc Hạo.(907-917). Khúc Hạo là người tài giỏi, thiết
lập được nền móng độc lập cho Giao Châu. Năm 917 Khúc Hạo mất, giao quyền cho con là Khúc Thừa Mỹ (917-923).Đối chiếu với sử Tàu, sau khi nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương phong cho Lưu Ẩn làm
Tiết Độ Sử Quảng Châu và Tĩnh Hải (Giao Châu) (ý đồ giành lại Giao Châu). Lưu Ẩn ở Quảng
Châu đóng tại Phiên Ngung được 4 năm thì mất, giao quyền cho em là Lưu Cung (còn gọi là
Lưu Nham). Lưu Cung không phục nhà Hậu Lương, bèn xưng Đế và đăt tên nước là Nam
Hán. Nhân vì Khúc Thùa Mỹ thần phục nhà Hậu Lương, không theo Nam Hán nên Lưu Cung
tức giận, sai tướng Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu, bắt được Khúc Thừa Mỹ.
Lý Khắc Chính cùng với Thứ Sử Giao Châu Lý Tiến lại cai trị Giao Châu.

Năm 931, Dương Diên Nghệ (còn gọi Dương Đình Nghệ), tướng của Khúc Hạo nổi lên đánh
đuổi Lý Tiến và Lý Khắc Chính về Tàu, rồi tự xưng làm Tiết Độ Sứ. Được 6 năm, Dương Diên
Nghê bị người Nha Tường là Kiều Công Tiễn sát hại và đoạt uy quyền.

Năm 938 Ngô Quyền là tướng của Dương Diên Nghệ, đem quân đánh Kiều Công Tiễn, báo
thù cho chúa. Kiều Công Tiễn bèn cầu cứu Nam Hán đem quân sang xâm phạm Giao Châu.
Ngô Quyền dùng mưu, cắm cọc nhọn bọc sắt ở lòng sông Bạch Đằng, đánh tan quân Nam
Hán và bắt được thái tử Hoàng Tháo mang giết đi. Từ đó Lưu Cung sợ hãi không dám gây
hấn nữa. Nhờ Ngô Quyền, nước ta giành được quyền tự chủ từ đó.

Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944) là loạn 12 sứ quân (945-967). Thời gian Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân, bên Tàu Triệu Khuông Dận thống nhất nước Trung Hoa tức vua Thái Tổ nhà
Tống (960-1279). Năm 970, nhà Tống chiếm được Nam Hán (970).
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,087
Động cơ
548,512 Mã lực
Nơi ở
Trỏng


Nước Văn Lang đây ạ


Phét phèn phẹt!

Nước Văn Lang to thế vào thời nào?Dân cư gồm những ai?Thể chế chính trị có cái gì?Làm sao để đến nỗi tới giờ bàn giao lại cho con cháu còn có một mẩu bằng củ khoai lang hà thế?Hay lại ghi sổ nợ vào cho đời con cháu đòi?

Mà tiện đằng nào cũng giả vờ cho nó sướng,sao không tô màu ruột khoai kia cho trùm kín luôn đến tận Si bê ly luôn thể.
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Anh hùng, danh nhân mở đất phương Nam (1)

Tôi sẽ lần lượt giới thiệu những anh hùng dân tộc có công lớn trong việc mở cõi Việt Nam


Cho tới năm 939, anh hùng Ngô Quyền đánh đuổi giặc Nam Hán, lên ngôi Vương và giành
được quyền tự chủ đất nước, lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ còn lại đất Bắc Việt và một phần phía
bắc đất Trung Việt (thời Bắc thuộc gọi là Giao Châu hay Tĩnh Hải) từ Lạng Sơn đến Đèo
Ngang ngày nay.
Cuộc Nam tiến bắt đầu từ năm 1069. Rất nhiều anh hùng, danh nhân đã có công mở đất
phương Nam. Sau đây là một số tiêu biểu:1- Vua Lý Thánh Tông (1054-1072)



(Tượng Lý Thánh Tông tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Nguồn Wikipedia): Thái tử Lý Nhật Tôn (con vua Lý Thái Tông) sinh 25 tháng 2 Quý Hợi (1023), lên ngôi năm
1054 (vị vua thứ 3 triều Lý), là một ông vua tài giỏi, văn võ song toàn lại có lòng nhân từ,
thương dân kể cả tù nhân. Ngài có nhiều công trạng như: đổi tên nước là Đại Việt (1054),
đánh quân Tống để giữ biên thùy Lạng Châu (Lạng Sơn) (1060), xây Chùa và Văn Miếu mở
đường văn học và thi cử lấy nhân tài (1070), tổ chức quân đội khiến nước Tống phải bắt
chước (8) và nhất là khởi đầu cuộc “Nam tiến”, mở đất phương Nam…

Mùa xuân Kỷ Dậu 1069, vua Lý Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành (9), bắt được vua
Chiêm là Chế Củ. Vua Chiêm xin dâng đất 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội.
Các châu ấy nay ở địa hạt tỉnh Quảng Bình và bắc Quảng Trị, từ đèo Ngang tới phía bắc
Quảng Trị ngày nay.

Lý Thánh Tông làm vua 17 năm, mất tháng 1 năm Nhâm Tý (1072), thọ 50 tuổi (theo Trần
Trọng Kim).Nguyên nhân cuộc Nam tiến: Trần Trọng Kim (Việt Nam Sử Lược) cho biết: “nước Chiêm
Thành hay sang quấy nhiễu, ngài (Thánh Tông) thân chinh đi đánh”. Thật ra, nước Chiêm
Thành đã có ý gây hấn với nước Đại Cồ Việt từ thời vua Lê Đại Hành (980-1009) lên ngôi.
Nước Chiêm đã bắt giam sứ giả của Đại Cồ Việt khi Đại Cồ Việt bị nhà Tống xâm lăng. Năm
982 vua Lê Đại Hành (980-1005) thân đi đánh Chiêm Thành chiếm kinh đô nước Chiêm
(Vương triều Parames'varavarman I, ta gọi là Ba Mỹ Thuế, vùng Quảng Nam ngày nay?). Lê
Đại Hành chém Ba Mỹ Thuế tại trận, bắt được nhiều ca kỹ và cho đào kênh sửa đường đến
nước Chiêm.

Trước đó, vào năm 1044, vua Lý Thái Tông đã đánh phá Chiêm Thành vì nước này không
chịu thông sứ và hay quấy nhiễu mặt bể. Vua Thái Tông chiếm thành Phật Thệ (nay thuộc tỉnh
Thừa Thiên), bắt được Vương Phi nước Chiêm là Mỵ Ê (Trên đường về, vua Lý Thái Tông cho
đòi Mỵ Ê qua hầu, nhưng nàng giữ tiết đã nhẩy xuống sông tự tử) (10).

Từ khi vua Lý Thánh Tông bình Chiêm và được vua Chiêm Thành Chế Củ dâng đất, nước Đại
Việt đã mở rộng thêm từ Đèo Ngang (11) vế phương Nam tới phía bắc Quảng Trị. Ngày nay
trên quốc lộ 1A, cách cây số 0 ở Ải Nam Quan - cửa Hữu Nghị - vào khoảng 750 km.
 

tts1119

Xe buýt
Biển số
OF-105378
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
647
Động cơ
399,194 Mã lực
Phét phèn phẹt!

Nước Văn Lang to thế vào thời nào?Dân cư gồm những ai?Thể chế chính trị có cái gì?Làm sao để đến nỗi tới giờ bàn giao lại cho con cháu còn có một mẩu bằng củ khoai lang hà thế?Hay lại ghi sổ nợ vào cho đời con cháu đòi?

Mà tiện đằng nào cũng giả vờ cho nó sướng,sao không tô màu ruột khoai kia cho trùm kín luôn đến tận Si bê ly luôn thể.
Bạn ạ, Bách Việt gồm gần 100 tộc Việt (Việt Mân, Việt ...) tạo nên nước Văn Lang. Việt Nam bây giờ chỉ là hậu duệ của Âu Việt và Lạc Việt thôi.Gần 100 tộc Việt khác đã bị Hán hóa, rõ nhất còn lại dân tộc Choang ở Quảng Tây là còn giữ được nền văn hóa nhưng đang Hán hóa.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,087
Động cơ
548,512 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bạn ạ, Bách Việt gồm gần 100 tộc Việt (Việt Mân, Việt ...) tạo nên nước Văn Lang. Việt Nam bây giờ chỉ là hậu duệ của Âu Việt và Lạc Việt thôi.Gần 100 tộc Việt khác đã bị Hán hóa, rõ nhất còn lại dân tộc Choang ở Quảng Tây là còn giữ được nền văn hóa nhưng đang Hán hóa.
Thưa bạn,

Vậy chúng ta là một trong những hậu duệ của nhóm Bách Việt hay chúng ta được thừa kế danh phận chính thức của cả nhóm Bách Việt?

Một khía cạnh khác,người Pháp đã nghiên cứu hộ chúng ta về một tập hợp các di chỉ văn hóa cổ đại từ đồ đá cũ,đồ đá mới,đồ đồng,đồ sắt như là Ngườm,Tràng An,Quỳnh Vân....Phùng Nguyên.....Đông Sơn.Tất cá các di chỉ ấy đều cho thấy trên từ Phú Thọ,Thái Nguyên về đến Thanh Hóa,Nghệ An đã có những thành tựu văn minh lâu đời song song tồn tại cùng sự phát triển của văn minh người Hán Trung Hoa,có ảnh hưởng giao thoa văn hóa lên đến tận Động Đình Hồ.Bây giờ nếu ta tự nhận là một hậu duệ Bách Việt (Tên gọi và phân loại này là của người Trung Quốc) thì chúng ta ở trên mảnh đất Việt Nam mình hóa ra không phải là những cư dân bản địa thực sự hay nói cách khác,chúng ta cũng chỉ là một nhóm cư dân từ TQ mà về định cư ở đây.

Ở ta chưa có một chủ trương nghiêm túc nào có hiệu lực để dẹp bỏ mấy cái tư tưởng sô vanh ngây thơ,đã dọn sẵn con đường chui vào cái bẫy của người Hán là,nếu chúng ta chỉ là một hậu duệ của nhóm Bách Việt,chúng ta cũng chỉ là một trong Man-Nhung-Di-Địch của người Hán.
Trong khi đó,ông người Pháp Mát pe rô đã dày công nghiên cứu lý luận để cho chúng ta biết,chúng ta có một lịch sử lâu đời và đáng tự hào ở ngay trên mảnh đất khởi tổ đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Ôi giời ơi là giời! :D:D:D:D:D:D:D:D:D
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,885
Động cơ
756,697 Mã lực
em thì nghi ngờ cái bản đồ VL to đùng kia ở chỗ về logic không ai đặt thủ đô ở bên rìa (bên ngoài) của đất nước mà thường ở trung tâm. Thế thôi ah
 

7usd

Xe container
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
6,377
Động cơ
480,314 Mã lực
sai lầm lớn nhất là không tiến lên phía bắc. Chiếm hết cả đảo Hải Nam thì h đâu còn phải lo.
 

Mrwrong

Xe tải
Biển số
OF-77892
Ngày cấp bằng
15/11/10
Số km
418
Động cơ
421,761 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phét phèn phẹt!

Nước Văn Lang to thế vào thời nào?Dân cư gồm những ai?Thể chế chính trị có cái gì?Làm sao để đến nỗi tới giờ bàn giao lại cho con cháu còn có một mẩu bằng củ khoai lang hà thế?Hay lại ghi sổ nợ vào cho đời con cháu đòi?

Mà tiện đằng nào cũng giả vờ cho nó sướng,sao không tô màu ruột khoai kia cho trùm kín luôn đến tận Si bê ly luôn thể.
Em bẩu rồi, nước Văn Lang có cụ Hùng là bí thư, to tương đương 3 huyện bi giờ.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
sai lầm lớn nhất là không tiến lên phía bắc. Chiếm hết cả đảo Hải Nam thì h đâu còn phải lo.
Lên phía bắc làm sao, năm nào cũng phải cống nộp cho nó, ko cống nó đánh cho, có bao giờ ngốc đầu lên được đâu. Huống hồ là đòi đi chiếm :D
 

Newnick

Xe tăng
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
1,134
Động cơ
269,869 Mã lực
Hầu các cụ cái bản đồ cho nó dễ hình dung:

Tấm bản đồ ko bao h được dạy ở trường phổ thông và các trường đại học, cao học, nghiên cứu sinh ko thuộc chuyên ngành sử.

Các cụ nghĩ sao nếu đưa nó vào giảng dạy ở phổ thông. Các cháu sẽ quan tâm đến sử nhà hơn, các nước như Campuchia có phản ứng v.v..
 

XK1959

Xe đạp
Biển số
OF-394024
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
32
Động cơ
235,420 Mã lực
Tuổi
65
Chép đoạn đầu cuốn "Sài Gòn năm xưa" của cụ Vương Hồng Sển


Nhắc lại cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt


Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại

Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng "Sài" "Gòn", chẳng biết từ đâu, bởi đâu mà có. Kẻ nói vầy, người nói khác, không ai chịu ai. Tranh luận mãi càng thêm rối trí, không bổ ích vào đâu. Một điều an ủi chung cho hạng gàn như tôi là chính trong tập khảo cứu năm 1885, nhà bác học uyên thâm trong Nam, cụ Trương Vĩnh Ký, cũng tỏ.
Để dọn đường tìm hiểu thêm về nguồn gốc "Sài Gòn" của người Việt, chúng tôi trước tiên, xin tóm cuộc Nam tiến như sau:
Căn cứ theo tài liệu lịch sử để lại, đại cương cuộc Nam tiến không ngừng của dân tộc Việt Nam gồm có những năm nầy, quan trọng nhứt:
- 939, tổ tiên Việt còn ở vùng Thanh Hoá, và nhờ có ông Ngô Quyền, cởi được ách Bắc thuộc, mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau được tự chủ ở cõi Nam.
- 1069, xuống đến Quảng Bình, Quảng Trị;
- 1307, nhà Trần gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chàm, mở rộng cõi bờ thêm hai châu Ô Lý
- 1658, Cao Miên xin thần phục chúa Nguyễn, nhìn nhận quyền của triều đình Huế;
- 1680, Nguyễn chúa cho bọn tàn binh nhà Minh khai khẩn hoang địa vùng Đồng Nai;
- 1698, đến Biên Hoà và Gia Định (Sài Gòn);
- 1708, MẠC CỬU dâng Hà Tiên cho chúa Nguyễn, Mạc được phong làm tổng binh đời đời vĩnh trấn Hà Tiên;
- 1755, Cao Miên quốc vương nhượng đất Tân Bôn và Lôi Lạp cho Võ Vương. Trong Nam, ông Nguyễn Cư Trinh với những kế hoạch khẩn hoang, dinh điền ở miền Nam. Vào cuối thế kỷ XVIII, tại Gia Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định, ba người cùng lập thị xã nâng cao đuốc văn hiến một thời:
- 1780, MẠC THIÊN TỨ (con MẠC CỬU) mất, không con nối hậu. Từ đây, đất Hà Tiên sát nhập cơ đồ Nguyễn chúa: cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, đến đây đã hoàn thành.
Bản đại lược tóm tắt như trên, gọn thì có gọn, nhưng quá vắn tắt nên khó tránh sự tối nghĩa, và kém sáng suốt, nhứt là đối với những người không nằm lòng lịch sử nước nhà.
Về tổ chức đồn điền, xét ra đã có từ đời Hồng Đức (Lê Thánh Tôn), từ ngày vua Lê Lợi đuổi được quân Tàu, thế nước rất mạnh, hiềm vì đất đai chật hẹp không đủ cho dân cày cấy, nên Lê Thánh Tôn thi hành chánh sách bành trướng vào Nam, lập kế đồn điền. Tổ chức nầy có hai phương lợi: một là trấn an biên thuỳ, hai là mở rộng bờ cõi một cách hoà bình. Nhơn thế, một chức quan được đặt ra, gọi quan Thu ngự kinh lược sứ, với nhiệm vụ chiêu tập những lưu dân (gồm những dân tình nguyện, những người phải tội lưu trú ngoài biên cương, hoặc những người bỏ làng để trốn lính và tránh sưu thuế…). Những người ấy được đưa đi khai khẩn đất hoang, và được quan kinh lược giúp đỡ và ủng hộ. Họ lấn sang đất Chiêm Thành rồi sau này đất Thuỷ Chân Lạp và vẫn yên tâm mở rộng khu vực vì sẵn bên có quân đội bảo vệ an ninh.
Sau một hai đời, thì những hạt mới được sung nhập lãnh thổ Việt. Lần lần, những lưu dân miền Bắc, miền Trung, dùng phương pháp "tàm thực" ấy mà mở rộng đất đai bờ cõi Việt từ sông Cả đến tận mũi Cà Mau. Sự bành trướng nầy đến ngày chạm súng với Lang Sa mới ngưng.
Nhơn đây là bài khảo cứu về căn cội đất Sài Gòn, và muốn cho đầy đủ, chúng tôi không sợ lẩn thẩn, mà thuật lại có đầu có đuôi "công cuộc mở mang bờ cõi" của tổ tiên ta trong cuộc Nam tiến, tính ra kéo dài trên tám trăm năm (từ năm 939 đến năm 1780) mới hoàn thành. Có một khoảng trên dưới một trăm năm, cần phải nhấn mạnh nhứt là khoảng từ năm 1658 đến năm 1759, tức đoạn tổ tiên ta chung đụng với người Cam Bốt, trên cõi Nam nầy. Ngày nay nước Cao Miên và nước Việt Nam là
hai người bạn thân, lẽ đáng không nên khơi lại chuyện cũ. Nhưng nghĩ vì đây là lịch sử nên chúng tôi xin hết sức thận trọng, vô tư và khách quan, thuật lại như sau để đánh tan những hiểu lầm.
1. Cõi Nam từ năm 1658 đến năm 1753
Lúc ấy đã có người Cam Bốt ở trên đất Nam nầy rồi. Nói chính đáng mà nghe, từ Huế, Chúa Hiền Vương đã từng cắt quân đi chinh phục miền Nam. Quân ta cả thắng Chàm và sau những chiến công rực rỡ, dân Việt đã có dịp chen vai thích cánh với người Khơ me, nơi những vùng biên giới cũ Chàm, kể từ năm 1658.
Một điều nên nhớ kỹ, là vào thời buổi ấy, DÂN THƯA ĐẤT RỘNG, DÂN LÀM ĂN KHÔNG HẾT, việc đi khai khẩn đất hoang là thường sự và không hề sanh ra việc gì rắc rối. Tục thường ví "CHIM TRỜI CÁ NƯỚC", ai bắt được nấy nhờ.
Một điều khác cần nói rõ thêm là đất miền Nam của bán đảo Ấn Độ - Chi Na cũng không phải thiệt thọ "phần đất phụ ấm" của Khơ me. Sự thật thì dòng thổ dân tiên chiếm vùng nầy là giống Phù Nam đã bị tiêu diệt từ thế kỷ thứ VII, và có thể người Khơ Me chiếm thay người Phù Nam từ thế kỷ thứ VII, lại mấy có sự đòi hỏi tranh tụng gì? Tha hồ lúc ấy ai khai phá được khoảnh nào thì nấy làm chủ ăn hoa lợi. Và như đã nói "đất ở không hết", tội gì tranh giành cho nhọc lòng lo, cho mệt xác. Sợ nhứt là làm như vậy, chỉ sanh oán thù, ích gì?
Gương xưa tích cũ còn trước mắt sờ sờ:
- Pháp quốc đã giàu mạnh, nhưng còn nhà đất Gia Nã Đại, chẳng qua lúc ấy vừa chê xa xôi, vừa chê ít hoa lợi…
- Trung quốc là nước lớn, thế mà cắt đất Mã Cao để làm nhượng địa cho Bồ Đào Nha, rồi cũng cắt đứt Hương Cảng làm nhượng địa cho Anh Quốc, chung quy cũng vì thời buổi ấy hai chỗ nầy chỉ núi đá trơ trơ, toàn đất hoang vu không sanh hoa lợi, "mất" hay "bỏ" vẫn không tiếc…
Nhắc lại, sau khi nhà Minh bên Trung Quốc bị nhà Mãn Châu thay thế, thì năm 1680, bọn di thần Minh triều như Dương Ngạn Địch, Huỳnh Tấn, Trần Thắng Tài, v.v… tự xưng người "Trường Phát" (tóc dài) không khứng đầu hàng Thanh triều, vì họ ghét tục dân Mãn Châu cạo đầu gióc bín (để đuôi sam như đuôi lừa). Bởi rứa, theo sử chép lại, các tướng ấy dìu dắt độ ba ngàn tinh binh trung thành với cựu trào, lướt sóng trên năm mươi, sáu mươi chiến thuyền vượt trùng dương tìm xuống miền
Nam, xin đầu hàng chúa Nguyễn, vì dân Nam cũng để tóc dài và trung thành với đạo Khổng Mạnh như họ. Đứng trước tình trạng khó xử này, chúa Hiền Vương trong lòng bối rối không vừa, vì kỳ trung chúa chẳng muốn gần gụi đám vong thần bất trị ấy; nhưng với trí tinh khôn có thừa, ngoài mặt chúa giả cách niềm nở tận tình. Chúa bày tiệc khoản đãi quân sĩ nhà Minh rồi "tống khứ" họ xuống miền Đông Phố, cho họ được phép chiếm cứ vùng Đồng Nai thưở đó tuy thuộc lãnh thổ Khơ Me, nhưng Miên Vương tỏ ra không bận tâm nhiều đến vùng hoang địa ranh mức tầm ruồng nầy. Như thế, nhơn một mũi tên, chúa Nguyễn bắn được hai chim; một đàng, được lòng người Tàu vì làm cho họ có chỗ dung thân, đàng khác nhơn cơ hội, mượn tay tha nhơn, mở rộng bờ cõi một cách hoà bình, không tốn hao binh sĩ; thật là ngón ngoại giao sắc cạnh khôn bì.
Nhắc lại, được lịnh Chúa Nguyễn, tướng Dương Ngạn Địch kéo quân xuống chiếm đóng vùng Mỹ Tho trên sông Tiền Giang (Mékong); còn Trần Thắng Tài, Huỳnh Tấn, và Trần An Bình thì đem bổn bộ binh mã đến chiếm cứ vùng Biên Hoà, trên con sông Đồng Nai. Vì không nói được chữ "đ" nên họ vẫn gọi "Đồng Nai" ra "Nồng Nại".
Khi người Khơ Me đụng độ với người Tàu thì đã lấy làm bực mình vì phong tục khác xa, không dè đến khi ăn chung ở lộn với dân "duồng", họ lại càng thêm khó chịu. Họ ngầm ghét đám dân "Đồn điền" mới.
Lần hồi, không cử động binh đao, mà người Cam Bốt (Campuchia) tự rút lui về miền thượng Lục Chân Lạp (Haut Cambodge) bỏ đất hoang Thuỷ Chân Lạp (Basse Cochinchine) cho mặc tình người Trung Quốc và Việt Nam tha hồ khai phá. (Cái nghiệp "hay hờn mát" và "ưa giận quàng xiên" của người Miên đến nay vẫn chưa bỏ. Tỷ dụ như lối năm 1920, dân Miên và dân Việt đua nhau khai thác xin khẩn đất hoang dọc theo kinh xáng mới đào vùng Phước Long và Vĩnh Qưới (Rạch Giá) để làm ruộng. Mỗi khi đôi bên không thuận nhau về quyền tiên chủ sở đất nào, thì người Miên thường thách đố người Việt hãy đồng lòng đem sở đất tranh chấp "hiến nạp" ngon lành cho viên chức sở tại, như vậy thì họ sẽ hết giận, báo hại quan thinh không phát tài ngang! Nhưng người Việt đâu chịu làm vậy và thường có cách khéo giải hoà với bạn Miên khỏi "làm giàu vô cớ" cho quan! Duy ngày nay, còn giận ai nữa mà Miên vẫn cất nhà xây mặt tiền vào vườn, ít chịu xây mặt ra đường cái hay ngó ra con sông tấp nập?
Nhắc lại năm Giáp Dần (1674), Chúa Hiền đã tầng sai binh xuống can thiệp vào việc nội bộ nước Miên do Nặc Ông Non cầu cứu dẹp hộ binh Xiêm. Đến khi vua Miên thấy cảnh ở Sài Gòn bị kẹp giữa hai gọng kềm "Chệc", bèn cầu cứu với triều Huế, Chúa Hiền nhân cơ hội ấy để sai nha trảo xuống dàn xếp… Thêm một cơ hội may mắn đến cho triều Huế là vào năm 1688 giữa người Tàu Mỹ Tho và người Tàu Cù Lao Phố sanh ra sự bất hoà lớn. Chúa Hiền khi ấy đã mất, nhưng Ngãi vương nối ngôi không kém sự trí mưu. Huỳnh Tấn giết Dương Ngạn Địch, binh chưa lại nghỉn thì kế bị Chúa Ngãi ra tay trước, giết Huỳnh Tấn, dẹp tan đám giặc khách sót lại ở Mỹ Tho mà làm chủ tình thế hai thị trấn tân tạo Mỹ Tho và Cù Lao Phố (Biên Hoà).
Chúa thừa thắng cho binh tướng kéo rốc lên Cam Bốt tới trước thành Gò Bích, Miên Vương một mặt dẫn phi tần về thành U Đông, mặt khác sai sứ nạp biểu. Chúa Ngãi cho dân, quân về an dinh lập trại Bến Nghé. Công việc ấy gọi là "đồn dinh”.
Thuở đó, xứ Cam Bốt có đến hai vua:
- Vua Nhứt, Chánh Vương, ngự tại thành Lo Vek (sách sử Việt âm là "La Bích" hoặc "Gò Bích" (Trương Vĩnh Ký); (trong Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, trang 329, ghi "thành Long Öc", phải Lo Vek này chăng?!)
- Vua Nhì, tức Phó Vương, đóng đo tại Prei Norkor, sau này Sài Gòn.
Một nước hai vua, một xứ hai mặt trời, đây là một tình thế lưỡng lập vạn bất đắc dĩ, không bao giờ tồn tại được lâu. Về sau, nếu có xảy ra sự di dân Khmer tự mình bỏ Thuỷ Chân Lạp rút lui về Lục Chân Lạp, âu cũng vì một lẽ Chánh Vương ngầm muốn để còn một vua đặng dứt hậu hoạn về sau, một lẽ nữa, cũng tại lòng dân Miên mà cũng có tay Trời già ở trong!
Prei Norkor vào thời bấy giờ, là một thôn nhỏ trong rừng già dựa kề một đồn kiên cố, dân cư thưa thớt, nhà cửa lèo tèo, cột cây nóc lá, tập trung trên các gò nổng cao ráo, chung quanh là ao sình nước đọng quanh năm, sâu vô trong nữa thì toàn là rừng rú thiên nhiên đã có từ tạo thiên lập địa, không ai khai phá, đầy rẫy muỗi mòng, đỉa vắt và thú dữ: tây, tượng, hùm beo, khỉ, sấu… Prei Norkor dùng làm nơi đồn trú của Phó Vương Cao Miên (một cái gai trong mắt Chánh Vương).
Việt Sử Trần Trọng Kim nói:
" Năm Mậu Tuất (1658), vua nước Chân Lạp mất, chú cháu tranh nhau, sang cầu cứu bên chúa Nguyễn, chúa Nguyễn bấy giờ là chúa Hiền sai quan đem ba ngàn quân sang đánh ở Mỗi Xuy (nay thuộc Phúc Chánh, Biên Hoà) bắt được vua là Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều cống và phải bênh vực người An Nam sang làm ăn ở bên ấy.
"Năm Giáp Dần (1674), nước Chân Lạp có người Nặc Ông Đài đi cầu viện nước Xiêm La để đánh Nặc Ông Nộn.
"Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hoà). Chúa Hiền bèn sai cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra làm hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài, phá được đồn Sài Gòn rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu chính là dòng con trưởng nên lại lập làm chánh quốc vương đóng ở Long Öc, để Nặc Ông Nộn đóng
ở Sài Gòn, bắt hàng năm phải triều cống.
"Năm Mậu Thìn (1688), Hoàng Tiến giết Dương Ngạn Địch, rồi đem chúng đóng đồn ở Nam Khê, làm tàu, đúc súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu cũng đào hào đắp luỹ làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa.
"Bấy giờ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống.
Năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố (Giản Phố) ra làm dinh, làm huyện, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long và xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình.Đặt Trấn Biên dinh (tức Biên Hoà) và Phiên Trấn dinh (tức Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những kẻ lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Biên Hoà) thì lập làm xã Thanh Hà: những người ở đất Phiên Trấn (Gia Định) thì lập làm xã Minh Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta”.
(Việt Nam Sử lược, Trần Trọng Kim, trương 329-330)
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
879
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Sao nhiều thông tin lịch sử như cụ trình bày em không đc biết ở hồi phổ thông nhỉ? hay là do thông tin này nó không có tính xác thực.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top