MỘT SỐ NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI CHẠY XE TRONG NHÓM
Với phương châm an toàn cho mọi chuyến đi xin phép cả nhà vào đây cùng thảo luận về cách chạy xe an toàn mà chủ yếu là chạy xe theo poleton. Em xin nêu sơ bộ một số yếu tố cơ bản để mọi người cùng chia sẽ hi vọng các tình yêu có giờ bay cao chia sẽ để mọi người học hỏi cùng thực hiện.
1. Các trang thiết bị an toàn cần thiết khi chạy xe đạp: trang bị bắt buộc cho xe khi trời tốt là có đèn sáng phía trước và đèn nhấp nháy phía sau ưu tiên chọn màu đỏ hoặc cam càng tốt, trang bị tối thiểu cho người bao gồm mũ bảo hiểm, giầy, găng tay.
2. Mũ an toàn trước hết phải vừa size đầu và có lớp xốp ép ,dây buộc phải vừa phải ko để quá lỏng lệch mũ,quá chặt khó thở
3.Cách chạy theo đội hình poleton cách vào và ra poleton:
Khi nhập vào peloton có nhiều điểm cần chú ý :
- Tập trung cao độ , 0 buôn dưa lê , nhìn ngang nhìn ngửa Đã trong peloton thì kô nên buôn, tập trung cao độ vào việc đạp.
- Điều chỉnh khoảng cách đeo bám theo tốc độ và hướng gió
- Nếu đầu kéo lạ hoặc thiếu kinh nghiệm thì tốt nhất là vượt
- Đảm bảo tầm nhìn , bánh xe nên lệch so với xe trước 1 chút
- Chạy sau vẫn phải thường xuyên nhìn bao quát qua vai người phía trước, chăm chăm nhìn mít người phía trước sẽ không phản ứng kịp.
- Khi chạy theo nhóm không nên quay đầu nhìn phía sau (muốn nhìn thì phải quay đầu thật nhanh và trả lại phía trước ngay) Việc quay đầu nhìn phía sau rất dễ lạng tay lái gây va chạm cả với xe cạnh, trước và phía sau.
4.Khoảng cách cự li tốt thiểu giữa 2 xe trong poleton (MTB nhé): Khoảng cách tối thiểu với xe trước là khoảng 1 bánh xe.
5.Các khẩu lệnh khi gặp chướng ngại vật, trước, bên phải, bên trái:
Tay chỉ ngang sang bên nào thì báo hiệu chướng ngại vật bên đó, tay chỉ xuống đường là có ổ gà, gạch đá trên đường.Tay giơ lên cao là giảm tốc độ.Tay vẫy lên trên là nhường làn cho người sau lên...Tuy nhiên nếu chạy road lái 1 tay là không chắc chắn và tín hiệu đôi khi không kịp phản ứng nên cứ hô to cho những người sau nghe là tiện nhất. ví dụ tô phải, máy phải là cói ô tô xe máy bên phải. gạch đường , ổ gà là các cụ phải chú ý xuống đường.Khi nối chun là các cụ phải đạp tốc độ cao hơn peloton nên khi đuổi kịp vẫn phải núp thêm một đoạn để ăn gió và đồng tốc rồi mới thay đổi tư thế cho thoải mái hơn ...Đối với xe vành cao, gió ngang rất lạng xe nên khi nghe tiếng động cơ ô tô phía sau là phải chủ động cầm chắc ghi đông để tránh bị hút gió dẫn đến mất lái
6.Xử lí tình huống khi người phía trước vướng chướng ngại vật
7.Dùng phanh (chủ yếu là phanh đĩa dầu) khi chạy cùng poleton: Tai nạn hay do phanh, rất nhiều tai nạn do phanh dầu và thói quen bóp phanh xe máy. Vì phanh xe máy nặng nên khi sử dụng mọi người bóp cả 4 ngón, và thường bóp 1 bên. Với xe đạp thì hay bị ngược phanh, nên khi phanh gấp dễ nhầm sau thành trước nên khả năng lộn rất cao. Với xe đạp MTB phanh dầu thì các bác nên bóp bằng 1 đến 2 ngón, luôn luôn bóp 2 phanh cùng 1 lúc, phanh trước mạnh hơn sau 1 chút. Như vậy xe sẽ dừng nhanh nhất, tập nhiều để thành quen, tránh giật mình xiết phanh mạnh và nhanh quá. Bóp phanh các bác luôn luyện: phanh sau luôn được bóp = 2 ngón, phanh trước chỉ bóp = 1 ngón (trỏ), Tây họ bảo sẽ kô bị over press
Thêm nữa mà MTB khả năng vượt chướng ngại vật rất cao, cao tầm 2-30cm thì giật đầu nhẹ 1 cái là qua, kô tránh cũng được. MTB còn phanh được, chứ road mà đang đóng trong peloton 40km/h thì phanh chả ăn thua, càng nguy hiểm.
Chạy trong peloton hạn chế phanh, đằng sau họ ủi mít ngay.