[Funland] Cccm từng sống ở nước ngoài rồi về hẳn Việt Nam có hối tiếc không?

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Hồi em đi ( 1997) chỉ dám mơ ước kiếm được cỡ 30k $ đem về VN làm vốn là coi như đổi đời rồi, đó mơ ước của em nó bình thường như vậy thôi cụ
30K $ hồi đó khá to, nhưng vẫn chưa thể về nước bắt đầu được (trước đó - như những người lao động xuất khẩu nhận tiền hỗ trợ đem về nhà đầu tư làm ăn thì vẫn được vì giá trị đồng $ vẫn còn rất cao)!
Bác gì trên kia liệt kê khối đông Âu sau khi sụp đổ trong những nơi làm ăn khó chưa đúng!
Thực ra vừa sang để nhặt được ít tiền nhờ họ ban phát cho như cách chui vào trại tị nạn, khai trong nước bị truy sát vì bất đồng chính kiến, rồi vào làm chui thêm ở các quán "tầu" như ở Đức thì không có, vì hồi đó các nước đông Âu cũ không có chính sách tị nạn như ở Đức.
Nhưng nếu sau 1 thời gian mà tích đến được 30K $ thì cũng là những nơi "khởi nghiệp - start up" khá lý tưởng, nhất là ở các vùng biên giới tiếp giáp với các nước tây Âu. Chia trung bình thì người Việt ở Đức giầu hơn hẳn, nhưng các cá nhân nổi trội thì ở Nga và các nước đông Âu cũ nhiều hơn!
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
30K $ hồi đó khá to, nhưng vẫn chưa thể về nước bắt đầu được (trước đó - như những người lao động xuất khẩu nhận tiền hỗ trợ đem về nhà đầu tư làm ăn thì vẫn được vì giá trị đồng $ vẫn còn rất cao)!
Bác gì trên kia liệt kê khối đông Âu sau khi sụp đổ trong những nơi làm ăn khó chưa đúng!
Thực ra vừa sang để nhặt được ít tiền nhờ họ ban phát cho như cách chui vào trại tị nạn, khai trong nước bị truy sát vì bất đồng chính kiến, rồi vào làm chui thêm ở các quán "tầu" như ở Đức thì không có, vì hồi đó các nước đông Âu cũ không có chính sách tị nạn như ở Đức.
Nhưng nếu sau 1 thời gian mà tích đến được 30K $ thì cũng là những nơi "khởi nghiệp - start up" khá lý tưởng, nhất là ở các vùng biên giới tiếp giáp với các nước tây Âu. Chia trung bình thì người Việt ở Đức giầu hơn hẳn, nhưng các cá nhân nổi trội thì ở Nga và các nước đông Âu cũ nhiều hơn!
Vâng cụ, hồi 2003 ở Ba lan mở 1 quán ăn 10 bàn thì cũng chỉ cỡ 10- 15k, 1 căn hộ 2 phòng ngủ em nhớ lúc đó khoảng 70k ( Krakow ah ), lúc đó nếu khách bình thường thì kiếm đc khoảng 2- 2500/ tháng, đông khách có thể tới 4-5000, còn khoảng năm 2001- 2005 ở Nga thì là hoàng kim của ng Việt luôn, lúc đó kinh tế Nga nó tăng trưởng mạnh, dân giầu lên nên nó tiêu pha thả tay, ô a em kiếm đc gần chục cái nhà (cả VN lẫn Nga) vào thời đó
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Vâng cụ, hồi 2003 ở Ba lan mở 1 quán ăn 10 bàn thì cũng chỉ cỡ 10- 15k, 1 căn hộ 2 phòng ngủ em nhớ lúc đó khoảng 70k ( Krakow ah ), lúc đó nếu khách bình thường thì kiếm đc khoảng 2- 2500/ tháng, đông khách có thể tới 4-5000, còn khoảng năm 2001- 2005 ở Nga thì là hoàng kim của ng Việt luôn, lúc đó kinh tế Nga nó tăng trưởng mạnh, dân giầu lên nên nó tiêu pha thả tay, ô a em kiếm đc gần chục cái nhà (cả VN lẫn Nga) vào thời đó
Thực ra để trả lời câu hỏi ở đâu hơn, thì phải cụ thể hơn cái gì và cho mục đích gì.
Có hối tiếc hay không thì cũng phải như thế.
Em viết trên kia về những người đi lao động xuất khẩu, DDR sụp đổ, họ được hỗ trợ cỡ hơn 7000 DM một chút để về, những người không về được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Rất nhiều người về, cầm tiền về (ngoài số hỗ trợ còn có tiền họ tích lũy được nên trung bình cũng cỡ 2 hay 3 chục ngàn USD) nếu đầu tư vào kinh doanh thì rất nhiều người hiện nay rất khá, vì 2 chục ngàn USD là số tiền rất lớn hồi bấy giờ. Còn đi mua tivi, xe máy chạy quanh xóm thì bây giờ cũng chỉ như những người chưa bao giờ đi nước ngoài, họ sẽ rất hối tiếc vì quyết định trờ về VN của họ.
Em cũng quen rất nhiều người chạy từ Tiệp, Ba Lan, Nga,... sang Đức. Ở Đức một thời gian họ lại quay lại nơi họ đi và cũng rất khá.
Không kể chuyện Nhật Vượng của Vingroup, hay các soái Nga khác của SUN, Tech,... vì họ là các cá nhân kiệt suất, biết làm ăn bên kia, biết trở về đúng lúc và trở về rồi biết câu kết với quan chức, moi tiền, tài nguyên, DA,... từ Nhà nước.
Nhưng những người không có tên, chẳng nổi tiếng nhưng kiếm được vốn từ nước ngoài cũng biết về nước đầu tư làm ăn và phất lên, không quá nổi trội để nổi tiếng, nhưng chẳng tồi thì chẳng ít. Tất nhiên họ rất mãn nguyện với quyết định của họ!
(Thực ra mua xe máy, tv là nhu cầu cá nhân. Khi về em cũng được hỗ trợ khoảng 7,5 ngàn Ơ cho tiền vé, chuyển đồ. Họ hỗ trợ 2 ngàn cho nơi tiếp nhận em làm việc - thực ra là cty ông bạn, chứ khai làm Nhà nước thì không có - tiếp tục trả hàng tháng 1,5 ngàn Ơ trong năm đầu khi về nước và em cũng dùng tiền mua ấy cái tv màn hình lớn nhất hồi đó, mua cái xe máy... Nhưng lúc em về thì tiền Ơ không còn giá trị như ngày xưa, em đã có ít vốn)!
 
Chỉnh sửa cuối:

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
Thực ra để trả lời câu hỏi ở đâu hơn, thì phải cụ thể hơn cái gì và cho mục đích gì.
Có hối tiếc hay không thì cũng phải như thế.
Em viết trên kia về những người đi lao động xuất khẩu, DDR sụp đổ, họ được hỗ trợ cỡ hơn 7000 DM một chút để về, những người không về được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Rất nhiều người về, cầm tiền về (ngoài số hỗ trợ còn có tiền họ tích lũy được nên trung bình cũng cỡ 2 hay 3 chục ngàn USD) nếu đầu tư vào kinh doanh thì rất nhiều người hiện nay rất khá, vì 2 chục ngàn USD là số tiền rất lớn hồi bấy giờ. Còn đi mua tivi, xe máy chạy quanh xóm thì bây giờ cũng chỉ như những người chưa bao giờ đi nước ngoài, họ sẽ rất hối tiếc vì quyết định trờ về VN của họ.
Em cũng quen rất nhiều người chạy từ Tiệp, Ba Lan, Nga,... sang Đức. Ở Đức một thời gian họ lại quay lại nơi họ đi và cũng rất khá.
Không kể chuyện Nhật Vượng của Vingroup, hay các soái Nga khác của SUN, Tech,... vì họ là các cá nhân kiệt suất, biết làm ăn bên kia, biết trở về đúng lúc và trở về rồi biết câu kết với quan chức, moi tiền, tài nguyên, DA,... từ Nhà nước.
Nhưng những người không có tên, chẳng nổi tiếng nhưng kiếm được vốn từ nước ngoài cũng biết về nước đầu tư làm ăn và phất lên, không quá nổi trội để nổi tiếng, nhưng chẳng tồi thì chẳng ít. Tất nhiên họ rất mãn nguyện với quyết định của họ!
(Thực ra mua xe máy, tv là nhu cầu cá nhân. Khi về em cũng được hỗ trợ khoảng 7,5 ngàn Ơ cho tiền vé, chuyển đồ. Họ hỗ trợ 2 ngàn cho nơi tiếp nhận em làm việc - thực ra là cty ông bạn, chứ khai làm Nhà nước thì không có - tiếp tục trả hàng tháng 1,5 ngàn Ơ trong năm đầu khi về nước và em cũng dùng tiền mua ấy cái tv màn hình lớn nhất hồi đó, mua cái xe máy... Nhưng lúc em về thì tiền Ơ không còn giá trị như ngày xưa, em đã có ít vốn)!
Năm 1990 ô a cả em về được có 6000 DM thôi cụ, cụ đc nhiều vậy, về VN đc suất vào intershop mua đồ miễn thuế cũng đc thêm tí, qua giữa năm 1991 ổng mua cái nhà mt Thụy Khuê có 10,2 cây vàng, tới 92 lại sang Đức lại đến 98 thì về hẳn( ô a em ko chạy giấy tờ), giờ ông ý cũng tiếc hồi đó ko chạy giấy tờ để ở lại vì như con người ô anh em thì ở lại làm công ăn lương thì tốt hơn là về VN bươn chải
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Năm 1990 ô a cả em về được có 6000 DM thôi cụ, cụ đc nhiều vậy, về VN đc suất vào intershop mua đồ miễn thuế cũng đc thêm tí, qua giữa năm 1991 ổng mua cái nhà mt Thụy Khuê có 10,2 cây vàng, tới 92 lại sang Đức lại đến 98 thì về hẳn( ô a em ko chạy giấy tờ), giờ ông ý cũng tiếc hồi đó ko chạy giấy tờ để ở lại vì như con người ô anh em thì ở lại làm công ăn lương thì tốt hơn là về VN bươn chải
Những người quay lại như ông ấy chắc phải vào trại tỵ nạn rồi.
Khả năng xét để được cấp quy chế tỵ nạn cực thấp, nếu có ở lại thì vẫn chỉ hàng tháng lĩnh tiền tỵ nạn rồi làm chui thôi. Nếu muốn ra khỏi trại, chỉ còn cách lấy tây!
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Hay quá! Cám ơn cụ! Thống kê lại nhìn thấy người không hối tiếc đang chiếm đa số. Xin phép cụ em copy lên đầu trang cho các bác khác tiện theo dõi được ko cụ?
Người ta thường bảo vệ cho lựa chọn của mình, vậy nên hỏi các cụ đã quay về thì đa số các cụ đó sẽ bảo "không hối hận".
Nhưng nếu hỏi các cụ đã sang sinh sống ở nước ngoài có hối hận về việc ra đi hay không thì kết quả cũng có thể là đa số các cụ đó cũng không hối hận vì đã ra đi.
Vì vậy con số thống kê cũng có thể gây ngộ nhận.
Tốt nhất là hãy thống kê xem có bao nhiêu % các cụ đã định cư nước ngoài một cách hợp pháp mà lại quay về? Chắc tỷ lệ quay về ở thế hệ đàu tiên cũng đã khá nhỏ, còn đến thế hệ thứ 2 (sinh ra ở nước ngoài) thì chắc xấp xỉ hơn con số 0 một chút thôi.
Cũng như đã bỏ quê lên phố làm ăn được thì ít khi quay lại sống trong luỹ tre làng thôi.
Người tàu tự hào về dân tộc của họ nhưng họ cũng di cư nhiều nhất, cuộc sống nơi đất lạ làm con người buộc phải năng động tháo vát hơn, tiếp xúc với sự mới lạ làm tầm nhìn mở rộng hơn.
Chỉ có điều là các cụ đi tư bản làm công ăn lương thì lại phần nào mắc lại vào cái bẫy của sự gọi là "ổn định" và có thể cùn mòn dần cái xông pha mạo hiểm ban đầu khi bỏ xứ ra đi.
 

cocden

Xe tăng
Biển số
OF-81211
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
1,729
Động cơ
426,779 Mã lực
Cuộc đời của mình cứ đi hỏi người khác, em thấy cũng lạ. Chẵng biết các cụ ấy nghĩ gì. Thôi kệ họ vậy
ha ha. cũng như chơi xóc đĩa thôi. chẵn lẻ do người đặt cửa. có ai ép đâu.
 

fingerprint

Xe tải
Biển số
OF-578136
Ngày cấp bằng
8/7/18
Số km
349
Động cơ
141,850 Mã lực
Tuổi
42
Thường là đa số những người trở về mà không hối tiếc nằm trong 2 trường hợp:
1 - Ở những nước làm ăn khó, như Đông âu chẳng hạn, trường hợp này rất nhiều, em biết có người gia đình còn phải gửi tiền sang, có ở lại thì dặt dẹo, nên về không hối tiếc.
2 - Những người đã tích luỹ được về tài chính, nay về Việt Nam Đầu tư, sinh sống.
Trường hợp 1 làm gì có quyền hối tiếc.
 

irvine1

Xe tải
Biển số
OF-584967
Ngày cấp bằng
14/8/18
Số km
208
Động cơ
137,570 Mã lực
Tuổi
44
Người ta thường bảo vệ cho lựa chọn của mình, vậy nên hỏi các cụ đã quay về thì đa số các cụ đó sẽ bảo "không hối hận".
Nhưng nếu hỏi các cụ đã sang sinh sống ở nước ngoài có hối hận về việc ra đi hay không thì kết quả cũng có thể là đa số các cụ đó cũng không hối hận vì đã ra đi.
Vì vậy con số thống kê cũng có thể gây ngộ nhận.
Tốt nhất là hãy thống kê xem có bao nhiêu % các cụ đã định cư nước ngoài một cách hợp pháp mà lại quay về? Chắc tỷ lệ quay về ở thế hệ đàu tiên cũng đã khá nhỏ, còn đến thế hệ thứ 2 (sinh ra ở nước ngoài) thì chắc xấp xỉ hơn con số 0 một chút thôi.
Cũng như đã bỏ quê lên phố làm ăn được thì ít khi quay lại sống trong luỹ tre làng thôi.
Người tàu tự hào về dân tộc của họ nhưng họ cũng di cư nhiều nhất, cuộc sống nơi đất lạ làm con người buộc phải năng động tháo vát hơn, tiếp xúc với sự mới lạ làm tầm nhìn mở rộng hơn.
Chỉ có điều là các cụ đi tư bản làm công ăn lương thì lại phần nào mắc lại vào cái bẫy của sự gọi là "ổn định" và có thể cùn mòn dần cái xông pha mạo hiểm ban đầu khi bỏ xứ ra đi.
Cụ nhận xét chuẩn.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
Những người quay lại như ông ấy chắc phải vào trại tỵ nạn rồi.
Khả năng xét để được cấp quy chế tỵ nạn cực thấp, nếu có ở lại thì vẫn chỉ hàng tháng lĩnh tiền tỵ nạn rồi làm chui thôi. Nếu muốn ra khỏi trại, chỉ còn cách lấy tây!
Nhà máy cũ vẫn hoạt động cụ ah, ông cọc chèo với ông a em làm cùng nhà máy luôn , ổng nối đc giấy tờ do ô a em ko máu, hay tiếc tiền sao ý, đúng như cụ nói nhập trại rồi ra ngoài làm chui
 

fingerprint

Xe tải
Biển số
OF-578136
Ngày cấp bằng
8/7/18
Số km
349
Động cơ
141,850 Mã lực
Tuổi
42
Thì họ về họ bảo vậy cho yêu nước :)
Tóm lại chém gió quay tay tự sướng thôi chứ hối tiếc cái gì. Nếu nói là yêu nước thì bà con đang làm nail, dọn dẹp, lao động ở bên này để gửi tiền về chả thừa tư cách nói chuyện yêu nước so với đội “phải về”. Họ “không dùng tài nguyên của VN” mà vẫn tích góp từng xu gửi về kia kìa.
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
4,399
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
"Thoả mãn về tinh thần" bao gồm những tiêu chí gì vậy cụ?
Và cụ dựa vào đâu mà khẳng định "sự thoả mãn về tinh thần" của người Việt ở nước ngoài là "rất thấp"?
Cứ cái gì ko thuộc về vật chất thì là tinh thần. Ví dụ cụ muốn gặp gỡ anh em bạn bè, muốn ăn món ăn vn, muốn nghỉ ngơi tự do, muốn sáng ngồi cafe chém gió, .... Thì gọi là tinh thần.
Đương nhiên người việt đi nc ngoài thì việc thỏa mãn tinh thần kiểu người việt phải thấp hơn người việt trong nước, gần như ko cần chứng minh. Ko thì 1 vài năm các cụ về làm gì, ở luôn bên đó cho sướng.
Nhiều nơi muốn nghe đc giọng nói người việt còn chả phải nghe đc ngay ấy chứ, nói gì đến gặp gỡ giao lưu.
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
Tóm lại chém gió quay tay tự sướng thôi chứ hối tiếc cái gì. Nếu nói là yêu nước thì bà con đang làm nail, dọn dẹp, lao động ở bên này để gửi tiền về chả thừa tư cách nói chuyện yêu nước so với đội “phải về”. Họ “không dùng tài nguyên của VN” mà vẫn tích góp từng xu gửi về kia kìa.
Em có thấy ai bảo về là yêu nước đâu, đói thì mới phải đi ( thời em đi 1997 thì 100% ra đi vì kinh tế hết), qua đó ko cầy được thì về thôi chứ yêu ghét gì
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Nhà máy cũ vẫn hoạt động cụ ah, ông cọc chèo với ông a em làm cùng nhà máy luôn , ổng nối đc giấy tờ do ô a em ko máu, hay tiếc tiền sao ý, đúng như cụ nói nhập trại rồi ra ngoài làm chui
Đúng là ông anh bác "Tiếng ngắn" (cách nói để chỉ không thông thạo tiếng sở tại) nên phải thuê dịch vụ, rất đắt.
Tụi em tự làm lấy hết, em sang 1 năm rồi mới đón vợ con sang, em xin đầy đủ giấy tờ cho bà xã mở một cửa hàng. Làm thuê có thể chui, lủi chứ mở cửa hàng mới (mà chẳng cần, cửa hàng cũ chỉ cần bầy hàng hay giương cái ô thò ra nửa mét chạm vào đất công) là chỉ 10 phút sau họ đến. Mà họ đến thì chỉ còn cách nhận giấy rồi đi nộp phạt, không giải thích. Muốn cãi hay giải thích chỉ mỗi cách ra tòa. Cãi thua ngoài tiền phạt còn tiền tòa, mà thường chẳng thắng.
Tự làm lấy thì chẳng mất tiền!

Các bác bình luận về yêu nước!
Thật lòng thì với em thì chỉ có tính tự ái hơi cao thôi.
Nhưng chính là nếu tiếp tục ở thêm, chắc vẫn kiếm thêm được, nhưng chỉ là cách năng nhặt chặt bị thôi. Trong khi đó cơ hội ở VN lại rất rõ ràng.
Thực ra em chẳng bao giờ tiếc thời gian ở Đức. Vì thời gian đó ngoài tiền kiếm được thì em còn học được rất nhiều.
Ngay khi vừa sang, mấy đứa bạn thân toàn ngọi điện sang bảo về tham gia cùng chúng nó. Tụi chúng đánh công xe máy bãi kiếm được rất tốt. Nhờ chúng mà hồi đó em cũng giúp mọi người được mấy công.
Nhưng cái gì đã đạt, thì chắc chắn đã đạt, còn lại chỉ là tiềm năng, khả năng,... chắc gì hồi đó trở về ngay tham gia đã hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,263
Động cơ
205,236 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Xã hội có nhiều kiểu yếu kém. Chúc cụ đạt được giấc mơ yếu kém được như bố con em.
Lời chúc của cụ là thừa thãi (dù nó mang tính chất hợm hĩnh và xách mé). Bởi đúng như như em viết, chúng ta phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, phê phán thì dễ nhưng không cố gắng để cải thiện nó thì phê phán phỏng có ích gì!
 

UFA

Xe điện
Biển số
OF-36700
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
4,547
Động cơ
174,679 Mã lực
Đúng là ông anh bác "Tiếng ngắn" (cách nói để chỉ không thông thạo tiếng sở tại) nên phải thuê dịch vụ, rất đắt.
Tụi em tự làm lấy hết, em sang 1 năm rồi mới đón vợ con sang, em xin đầy đủ giấy tờ cho bà xã mở một cửa hàng. Làm thuê có thể chui, lủi chứ mở cửa hàng mới (mà chẳng cần, cửa hàng cũ chỉ cần bầy hàng hay giương cái ô thò ra nửa mét chạm vào đất công) là chỉ 10 phút sau họ đến. Mà họ đến thì chỉ còn cách nhận giấy rồi đi nộp phạt, không giải thích. Muốn cãi hay giải thích chỉ mỗi cách ra tòa. Cãi thua ngoài tiền phạt còn tiền tòa, mà thường chẳng thắng!
Tự làm lấy thì chẳng mất tiền!
Chắc vậy cụ ah, ông a em XKLD mà, có phải học hành gì đâu, mới lại thấy ổng bảo hồi đó làm đâu hết 6000 DM thì phải, ổng tiết kiệm nên xót tiền, đi làm nhà hàng + ttiề trại đâu khoảng 2200 DM/ tháng nên xót + tính ngắn nên an phận như vậy. Giờ cũng gần 60 rồi( ổng sinh 1962) nên hết vẹo, hôm nọ gặp nhau em có bảo a muốn qua thăm lại Đức ko, để em lo tài chính anh chị qua chơi, cũng máu đi lắm he he
 

fingerprint

Xe tải
Biển số
OF-578136
Ngày cấp bằng
8/7/18
Số km
349
Động cơ
141,850 Mã lực
Tuổi
42
Em có thấy ai bảo về là yêu nước đâu, đói thì mới phải đi ( thời em đi 1997 thì 100% ra đi vì kinh tế hết), qua đó ko cầy được thì về thôi chứ yêu ghét gì
Em cũng đâu có nói cụ đâu. Em cũng quan điểm về hay ở có cái éo gì đâu. Nói chung cái gì mà chả phải cầy, kể cả để có quyền hối tiếc cũng phải cầy như trâu.

Em nói thật là kể cả ở lại có job cũng chả phải ở luôn được đâu. Có job chỉ bắt đầu có cuộc sống ổn một chút, đỡ thiếu thốn hơn chứ 10 năm sau có job chả cày chết thôi. Bên này áp lực mất job nó đè hàng ngày lại đất khách xứ người chả chiến đấu bỏ miẹ ra. Nhiều ông rơi vào tình huống trớ chêu thì cũng phải về hối tiếc cũng chả có quyền luôn.

Tóm lại đi đừng to tiếng kẻo hải quan nó xích cổ, về càng nên ít mồm thôi không khéo trộm nó thăm nhà.
 

trentungcayso

Xe điện
Biển số
OF-6587
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
2,138
Động cơ
557,530 Mã lực
Nơi ở
trên từng cây số
Cccm đang băn khoăn chuyện đi ở, nên nghiên cứu thêm về tháp nhu cầu Maslow rồi xem mình đang ở mức nào của tháp nhu cầu, mức tiếp theo của nhu cầu là gì, ở đâu thì sẽ dễ dàng đạt được mức tiếp theo của nhu cầu của mình thì sẽ rõ. Và sẽ thấy chả ai giống ai nên đem quan điểm của mình áp cho người khác là không phù hợp.
 

irvine1

Xe tải
Biển số
OF-584967
Ngày cấp bằng
14/8/18
Số km
208
Động cơ
137,570 Mã lực
Tuổi
44
Đã gọi là 'thoả mãn tinh thần" thì nó phụ thuộc vào nhu cầu của người ta

Có phải "tiêu chí" để thoả mãn tinh thần là phải "gặp gỡ anh em bạn bè" hàng ngày không, có cần mỗi sáng phải "ngồi càfe chém gió không"?
Cụ lẫn lộn từ "nếp sống" hàng ngày qua "nhu cầu" tinh thần rồi
Chuẩn rồi cụ.
Nói thật những thứ " cà phê chém gió, tụ tập nhậu nhẹt, hò hét " dô dô"" mà là thoã mãn tinh thần thì em chịu thua luôn. Nghe giống sự thoã mãn tinh thần của mấy anh phụ hồ hay xe ôm.
Em thấy sự thoã mãn tinh thần ở bên Âu Mỹ này đa dạng hơn nước Việt rất nhiều. Thí dụ:
- Nếu anh đam mê nhiếp ảnh --> máy móc mua dễ dàng, cảnh vật phong phú đa dạng ( tuyết, núi, sông hồ, công trình kiến trúc), nếu cần thì bay sang nước khác du lịch để chụp ảnh. Nếu anh đam mê ẩm thực --> đũ các món ăn chính hiệu trên thế giới, đũ thứ rượu bia để anh thẩm định. Nếu anh thích âm nhạc, nếu anh thích điện ảnh ---> xin mời bỏ tiền ra mua vé xem tận mắt những nghệ sĩ lừng danh thế giới biểu diễn. Nếu thích du lịch, thì anh có thể dễ dàng xách vali lên và đi. Nếu anh đam mê khảo cổ--> đũ thứ để anh đi xem cả đời.
Còn chuyện về VN thì xin lỗi, đó là vì nhu cầu tình cảm con người ( thăm cha mẹ, anh chị em, thân thuộc), họ phải quay về VN để gặp mặt, bời vì người thân của họ muốn sang Âu Mỹ để thăm họ là cả một vấn đề. Chẵng ai bay 1/2 vòng trái đất để về VN uống cà phê chém gió, nhậu nhẹt linh tinh. Hoạ chăng là mấy người đang thất nghiệp, không có gì để làm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top