- Biển số
- OF-4349
- Ngày cấp bằng
- 21/4/07
- Số km
- 8,618
- Động cơ
- 626,357 Mã lực
E lập thớt này để phổ biến 1 số cây thuốc/bài thuốc đơn giản mà mọi người, mọi nhà đều có thể thực hành để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mình. Tất cả các bài e sẽ tự viết, có thể từ kinh nghiệm bản thân, có thể từ các bậc thầy hay bạn bè, hoàn toàn không coppy and paste. Vì vậy sẽ up dần, lâu lâu 1 bài. E xin giữ đất ở dưới phòng khi nhiều bài k đủ đất đầu trang. Vì FR chỉ cho up mỗi trang 10 ảnh.
Đầu tiên e giới thiệu 1 cây thuốc chữa dạ dầy
1. CÂY HY KIỂM
Xin chia sẻ với các kụ.
Năm 2012 e có điều trị cho 2 bác cao tuổi ở Quảng ngãi ra, sau khi chữa bệnh vài tháng tiến triển tốt. Khi ra viện 2 bác có lời cảm ơn rất đặc biệt, đó là tặng cho bác sĩ kinh nghiệm dùng một cây thuốc mà mình chưa nghe đến bao giờ - CÂY HY KIỂM - một loại cây có nhiều ở vùng đông bắc, tây bắc và miền trung. Với tác dụng chữa viêm dạ dày, theo như 2 bác nói thì là tuyệt vời.
Quả thật, sau khi nhận được một bao tải cây thuốc do 2 bác gửi ra, e đã dùng thử cho 2 bệnh nhân và chính bản thân mình. Kết quả trên cả hy vọng. Hết đau, hết đầy, ợ... gần như lập tức. Hai bệnh nhân có Hp, test lại sau 1 tuần đều âm tính.
Lục lọi trên mạng thông tin về cây này quá ít, chỉ có ở diễn đàn cây cảnh. Tìm trên sách mãi mới thấy 1 bài trong quyển "cây thuốc Việt Nam", thì thấy nói về tác dụng kháng sinh khá rõ, nhưng không đề cập gì đến ứng dụng trong điều trị viêm dạ dày.
Cũng theo 2 bác ở Quảng ngãi nói thì cây này phải thu hái vào mùa cằn, lấy cả cây cả rễ, mùa cây lên tốt thì chất lượng lại không tốt. Vì vậy không phải khi nào cũng sẵn. E đã để ý nhiều, gần đây có tìm thấy ở HN nhưng số lượng không nhiều, lấy hạt về gieo thử nhưng chưa thấy lên, không biết nên gieo vào mùa nào.
Từ đó đến nay e đã điều trị cho hơn 20 bệnh nhân bằng chiêu này, tất cả đều mỹ mãn. E đang muốn nấu thành cao co tiện, nhưng chưa đủ nguyên liệu nên chưa bõ công làm.
Kụ nào có kinh nghiệm chia sẻ thêm nhé.
E mô tả cây bằng ảnh luôn cho dễ. Cây thường cao dưới 1m.
Cây Hy Kiểm
- Các triệu chứng đầy hơi, ậm ạch sẽ hầu như hết ngay trong 3 ngày đầu.
- Triệu chứng đau hết ngay sau khi hết đầy.
- Xét nghiệm Hp hết sau 10-15 ngày.
2. CÂY CÓC MẲN
Cóc Mẳn là một cây thảo, thuộc họ cúc, cây rất dễ mọc, miễn là đất có độ ẩm, những nới có thời gian nắng ngắn thường cây này phát riển rất mạnh.
Đặc điểm cây như ảnh
Cây Cóc Mẳn (đừng nhầm với Cỏ Lưỡi Rắn - 2 cây này khác hẳn nhau - ảnh chôm trên mạng )
Cây nhỏ li ti nên ít ai để ý, gần đây thấy 1 số cửa hàng cây cảnh có bán cây này để làm thảm cỏ dưới gốc cây to hoặc trồng bám trên non bộ
Trong Đông y, Cóc Mẳn có nhiều công dụng như điều trị bệnh ngoài da, giải cảm, chữa đau họng... các tác dụng này có thể tìm thấy ở nhiều tài liệu đã có.
Trong bài này chỉ đề cập đến 1 tác dụng chưa có ghi trong các tài liệu trước đây, đó là tác dụng chữa viêm loét miệng lưỡi.
Viêm loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu (lợi) răng. Là bệnh không truyền nhiễm, không nguy hiểm nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt, làm người bệnh khó khăn khi nói hoặc ăn uống rất đau và khó chịu.
Hầu hết các viêm loét miệng có thể tự biến mất trong một hoặc hai tuần, nhưng rất hay bị trở lại.
Nhận biết:
Các nốt viêm loét có hình tròn hoặc hình bầu dục có kích cỡ khác nhau, ở trung tâm vêt loét có màu trắng hoặc nhạt mầu hơn vùng rìa, vùng rìa có mầu đỏ và có thể hơi gờ lên. Nó tồn tại ở trong khoang miệng hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi (bên trong), và viền lợi quanh răng. Có thể ngứa hoặc nóng tại chỗ trước khi các vết loét xuất hiện.
Người bị loét miệng có thể phát sốt và rất đau, thậm chí nổi hạch vùng dưới cằm, cổ. Bệnh có tính chất tái diễn, và có khi dai dẳng đến hàng tháng.
Nguyên nhân viêm loét miệng có rất nhiều (chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng). Bệnh hiện nay không có thuốc đặc trị, thường bác sĩ sẽ chỉ khuyên bệnh nhân giữ vệ sinh răng miệng, điều trị hết các bệnh hác đang tồn tại trong cơ thể, bổ xung vitamin... và nếu cần thiết thì dùng thuốc gây tê bề mặt nếu quá đau.
Cây Cóc Mẳn có thể giải quyết vấn đề viêm loét miệng ưỡi tốt hơn bất cứ một loại thuốc nào hiện tại.
CÁCH DÙNG:
Cây cóc mẳn lấy toàn thân, cả rễ, bỏ hoa. Dùng tươi khoảng 20g, có thể phơi khô tán bột, mỗi lầ dùng 3g bột khô.
- Với cây tươi: Cóc Mẳn 20g, muối hạt 3g. Giã nhuyễn cây và muối, càng nhuyễn càng tốt, sau đó đổ vào 300ml nước sôi già.
- Với bột khô: 3g bột khô, 3g muối, pha 300ml nước sôi, để sau 10 phút dùng được.
Dùng dung dịch đó súc miệng nhiều lần trong ngày, ngậm giữ lâu trong miện càng tốt.
Tuyệt chiêu này cực kỳ hiệu quả, thậm chí kiến hiệu ngay từ ngày đầu tiên.
Chúc các ọp phờ một ngày mới vui vẻ và hiệu quả!
Bác sĩ Lê Hải Quân
Đầu tiên e giới thiệu 1 cây thuốc chữa dạ dầy
1. CÂY HY KIỂM
Xin chia sẻ với các kụ.
Năm 2012 e có điều trị cho 2 bác cao tuổi ở Quảng ngãi ra, sau khi chữa bệnh vài tháng tiến triển tốt. Khi ra viện 2 bác có lời cảm ơn rất đặc biệt, đó là tặng cho bác sĩ kinh nghiệm dùng một cây thuốc mà mình chưa nghe đến bao giờ - CÂY HY KIỂM - một loại cây có nhiều ở vùng đông bắc, tây bắc và miền trung. Với tác dụng chữa viêm dạ dày, theo như 2 bác nói thì là tuyệt vời.
Quả thật, sau khi nhận được một bao tải cây thuốc do 2 bác gửi ra, e đã dùng thử cho 2 bệnh nhân và chính bản thân mình. Kết quả trên cả hy vọng. Hết đau, hết đầy, ợ... gần như lập tức. Hai bệnh nhân có Hp, test lại sau 1 tuần đều âm tính.
Lục lọi trên mạng thông tin về cây này quá ít, chỉ có ở diễn đàn cây cảnh. Tìm trên sách mãi mới thấy 1 bài trong quyển "cây thuốc Việt Nam", thì thấy nói về tác dụng kháng sinh khá rõ, nhưng không đề cập gì đến ứng dụng trong điều trị viêm dạ dày.
Cũng theo 2 bác ở Quảng ngãi nói thì cây này phải thu hái vào mùa cằn, lấy cả cây cả rễ, mùa cây lên tốt thì chất lượng lại không tốt. Vì vậy không phải khi nào cũng sẵn. E đã để ý nhiều, gần đây có tìm thấy ở HN nhưng số lượng không nhiều, lấy hạt về gieo thử nhưng chưa thấy lên, không biết nên gieo vào mùa nào.
Từ đó đến nay e đã điều trị cho hơn 20 bệnh nhân bằng chiêu này, tất cả đều mỹ mãn. E đang muốn nấu thành cao co tiện, nhưng chưa đủ nguyên liệu nên chưa bõ công làm.
Kụ nào có kinh nghiệm chia sẻ thêm nhé.
E mô tả cây bằng ảnh luôn cho dễ. Cây thường cao dưới 1m.
Cây Hy Kiểm
- Cách dùng: Dùng toàn thân, cả rễ phơi khô, thái nhỏ khoảng 1-2cm. Cấy ytong hộp hoặc túi nilon kín tránh ẩm mốc. Mỗi lần dùng 50g (nửa lạng) đun với 1,2L nước, đun nhỏ lửa đến khi còn 250ml, uống khi thuốc còn ấm.- Các triệu chứng đầy hơi, ậm ạch sẽ hầu như hết ngay trong 3 ngày đầu.
- Triệu chứng đau hết ngay sau khi hết đầy.
- Xét nghiệm Hp hết sau 10-15 ngày.
2. CÂY CÓC MẲN
Cóc Mẳn là một cây thảo, thuộc họ cúc, cây rất dễ mọc, miễn là đất có độ ẩm, những nới có thời gian nắng ngắn thường cây này phát riển rất mạnh.
Đặc điểm cây như ảnh
Cây Cóc Mẳn (đừng nhầm với Cỏ Lưỡi Rắn - 2 cây này khác hẳn nhau - ảnh chôm trên mạng )
Trong Đông y, Cóc Mẳn có nhiều công dụng như điều trị bệnh ngoài da, giải cảm, chữa đau họng... các tác dụng này có thể tìm thấy ở nhiều tài liệu đã có.
Trong bài này chỉ đề cập đến 1 tác dụng chưa có ghi trong các tài liệu trước đây, đó là tác dụng chữa viêm loét miệng lưỡi.
Viêm loét miệng là những tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng và tại nướu (lợi) răng. Là bệnh không truyền nhiễm, không nguy hiểm nhưng gây cản trở nhiều trong sinh hoạt, làm người bệnh khó khăn khi nói hoặc ăn uống rất đau và khó chịu.
Hầu hết các viêm loét miệng có thể tự biến mất trong một hoặc hai tuần, nhưng rất hay bị trở lại.
Nhận biết:
Các nốt viêm loét có hình tròn hoặc hình bầu dục có kích cỡ khác nhau, ở trung tâm vêt loét có màu trắng hoặc nhạt mầu hơn vùng rìa, vùng rìa có mầu đỏ và có thể hơi gờ lên. Nó tồn tại ở trong khoang miệng hoặc dưới lưỡi, niêm mạc má, môi (bên trong), và viền lợi quanh răng. Có thể ngứa hoặc nóng tại chỗ trước khi các vết loét xuất hiện.
Người bị loét miệng có thể phát sốt và rất đau, thậm chí nổi hạch vùng dưới cằm, cổ. Bệnh có tính chất tái diễn, và có khi dai dẳng đến hàng tháng.
Nguyên nhân viêm loét miệng có rất nhiều (chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng). Bệnh hiện nay không có thuốc đặc trị, thường bác sĩ sẽ chỉ khuyên bệnh nhân giữ vệ sinh răng miệng, điều trị hết các bệnh hác đang tồn tại trong cơ thể, bổ xung vitamin... và nếu cần thiết thì dùng thuốc gây tê bề mặt nếu quá đau.
Cây Cóc Mẳn có thể giải quyết vấn đề viêm loét miệng ưỡi tốt hơn bất cứ một loại thuốc nào hiện tại.
CÁCH DÙNG:
Cây cóc mẳn lấy toàn thân, cả rễ, bỏ hoa. Dùng tươi khoảng 20g, có thể phơi khô tán bột, mỗi lầ dùng 3g bột khô.
- Với cây tươi: Cóc Mẳn 20g, muối hạt 3g. Giã nhuyễn cây và muối, càng nhuyễn càng tốt, sau đó đổ vào 300ml nước sôi già.
- Với bột khô: 3g bột khô, 3g muối, pha 300ml nước sôi, để sau 10 phút dùng được.
Dùng dung dịch đó súc miệng nhiều lần trong ngày, ngậm giữ lâu trong miện càng tốt.
Tuyệt chiêu này cực kỳ hiệu quả, thậm chí kiến hiệu ngay từ ngày đầu tiên.
Chúc các ọp phờ một ngày mới vui vẻ và hiệu quả!
Bác sĩ Lê Hải Quân
Chỉnh sửa cuối: