- Biển số
- OF-573265
- Ngày cấp bằng
- 9/6/18
- Số km
- 5,986
- Động cơ
- 203,421 Mã lực
- Tuổi
- 36
- Nơi ở
- KAIKOM CO.LTD
- Website
- www.otofun.net
Cụ nhầm, em chả bao giờ bơm đểu, em chỉ muốn đi tìm sự thật nhưng vẫn thích bóp méo "Sự Thật"Cụ hay bơm kích đểu đấy nhá
Cụ nhầm, em chả bao giờ bơm đểu, em chỉ muốn đi tìm sự thật nhưng vẫn thích bóp méo "Sự Thật"Cụ hay bơm kích đểu đấy nhá
Cả một bài dài bổ ích mà lão chỉ quai lại mỗi câu này là sao?Quai lại học tập kinh nghiệm cụ kể sâu hơn đoạn này xem nào
- Theo cụ, Sưa Hải Nam coi 10 điểm về chất lượng và tương đương 10 $/kg (em ví dụ thế).Đã đến giờ đẹp, em ngả bàn đèn chém ẩu tý tại sao gỗ Sưa đắt, theo dạng gạch đầu dòng kiểu liệt kê nhưng có sự liên hệ mật thiết với nhau:
- Gỗ Sưa đỏ tại Trung Quốc đã nổi tiếng từ xa xưa, trong đó Sưa Hải Nam là dòng cực phẩm
- Dòng gỗ này là 1 trong những dòng gỗ quý được chế tác cho vua chúa phong kiến TQ từ lâu
- Cách đây hơn chục năm thương nhân TQ thu gom các đồ vật cũ chế tác bằng loại gỗ này như 1 trào lưu sưu tầm đồ ngự dụng cổ
- Khi đồ cũ khan hiếm, bắt đầu có phong trào thu mua/khai thác gỗ Sưa để chế tác đồ gia dụng giả cổ
- Nguồn cung tại Hải Nam trở nên khan hiếm, thương nhân TQ phát hiện ra miền bắc VN có dòng gỗ Sưa tương tự, cơn sốt Sưa tại VN bùng phát
- Giá gỗ Sưa tăng từng ngày, tại VN việc săn tìm, khai thác gỗ Sưa rất náo nhiệt, từ tháo giường, dỡ bàn thờ, thậm chí đình chùa cũng không tha, và tất cả đều bắc tiến thu nhân dân tệ về
Nhưng điều quan trọng nhất là nguồn cung gỗ Sưa từ VN thường không được công bố rộng rãi và công khai xuất xứ, đương nhiên là rất nhiều gỗ Sưa VN sau khi chế tác sẽ trở thành gỗ Sưa Hải Nam, với trình độ chế tác tinh xảo của người TQ thì sau khi hoàn thành tác phẩm dân trong nghề cũng khó phân biệt được nguồn gốc xuất xứ, siêu lợi nhuận từ việc này mà ra, gỗ Sưa từ VN sang trót lọt TQ có giá tăng từ vài lần đến hàng chục lần tùy độ đẹp và quý hiếm.
Nhiều vị cứ thắc mắc tại sao các nhà khoa học, các cơ quan chức năng bên ta lọ mọ sang TQ tìm hiểu lý do tại sao gỗ Sưa đắt mà tim hiểu mãi vẫn ko ra kết quả. Theo nhận định chủ quan của cá nhân em thì các vị đó ngoài việc sang đó chỉ chơi gái bằng tiền ngân sách và cửu vạn hàng tàu mang về thì nếu có nghiêm túc tìm hiểu cũng chả ai nói cho mà biết
Vì gian thương thì không bao giờ tiết lộ mánh làm ăn bất chính bao giờ
Sưa bắc tại VN đắt do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nó rất gần gũi và giống Sưa Hải Nam, chính vì thế mà các dòng Sưa sinh trưởng tại các vùng địa lý và thổ nhưỡng tại nơi khác dù đẹp hay thơm tho thế nào thì người Tàu cũng next, đơn giản thế thôi ạ
kaka, đúng thương lái của đất nước gần 2 tỷ dân.Tất nhiên là chất gỗ tương đương nhau, như Lim VN và Lim Lào vậy
Nhưng nói rõ xuất xứ Sưa VN thì chỉ lãi gấp đôi, nhưng nếu nói xuất xứ Hải Nam lãi gấp 10 thì cũng hại não cho gian thương phết
Em biết mấy cách gọi đó, mời cụ đọc lại:- Theo cụ, Sưa Hải Nam coi 10 điểm về chất lượng và tương đương 10 $/kg (em ví dụ thế).
- và gỗ Sưa Bắc của VN được 6 điểm, và giá 4$/kg.
Bởi gian thương TQ, mua nhằm trà trộn với Sưa Hải Nam nên mới được giá cao là 4$.
--> Theo cu: Giả Sưa Hải Nam là lý do chính khiến Sưa Bắc có giá cao.
Theo em, đây không phải Lý do chính. Nguyên nhân bởi bản thân Sưa Bắc (với cơ tính, màu sắc, mùi...).
Em biết nhiều khách tiêu dùng TQ đều mua gỗ Sưa Bắc tại Pò Chài, Hội chợ Asean - TQ...với giá cao, mặc dù biết rõ đó là Sưa VN, không phải Sưa Hải Nam. Và Thông tin về gỗ Sưa Bắc VN gần giống Sưa Hải Nam, dân TQ biết khá nhiều (đâu chỉ có dân buôn).
Thêm lý do nữa là Tỷ giá Nhân dân tệ /VN đồng. Tăng giá hồi năm 2010 cũng khiến giá gỗ Sưa Bắc theo tiền Việt nam đồng Tăng.
Ah, vụ Sưa Lông Chuột, Chun Sụn, Nu...bác không biết sao ? Nếu là cách gọi của thợ về những đặc điểm đặc biệt của gỗ Sưa Bắc, và giá nó cao hơn rất nhiều so với Sưa Bắc bình thường.
Có 1 bức tượng nhỏ bán tại VN có 12,5 triệu nhưng sang đến Ninh Ba TQ nó có giá quy đổi sang tiền mình là 180 triệuGiá Sưa lái khựa mua ở Việt Nam vẫn rẻ chán so với giá nó bán lại ở TQ
Tóm lại vẫn chỉ là câu " Bởi vì Trung Quốc mua đắt", em đoán cấm sai.
Vâng, cụ dự việc như thần, Gia Cát LihcTóm lại vẫn chỉ là câu " Bởi vì Trung Quốc mua đắt", em đoán cấm sai.
Mời cụ thẩmCháu theo thớt để học hỏi kiên thức ạ
Ý của cụ là Sưa Bắc mua giá cao bởi có thể bán giả giá cao, chứ không phải bản thân Sưa Bắc sao ? Mà định nghĩa giá cao cũng khó, với dân chơi TQ - mua 3000 - 4000 tệ /kg gỗ Sưa Bắc là thường. Còn người VN thì sao cao thế ??? Bởi VN không biết rõ về gỗ Sưa Bắc. Cũng như mua cái xe ô tô - có cái chục tỏi, có cái vài trăm triệu.Em biết mấy cách gọi đó, mời cụ đọc lại:
Chỉ liu ý cụ phát:
- Chỗ màu đỏ: Sưa Lào chính là Sưa dây, đây là loại cây thân leo(đường kính gốc to nhất chỉ hơn chục phân) có mùi thơm nhẹ giống gỗ Sưa nên bà con ta gọi Sưa Lào cho nó vui nhà vui cửa, chứ nó có phải là cây gỗ Sưa đoé đâu, thời khách hàng thông thái chưa biết thì loại Sưa đểu này giá cũng đến 500k/kg. Mang về tiện hạt hoặc làm bút viết bán lừa bà con kiếm tý cháo
- Chỗ màu xanh:Không có loại Sưa ccc nào là Sưa Con chuột, chỉ có Sưa lông chuột, là gỗ Sưa già(thường là phần rễ) chứa nhiều tinh dầu, có các túi dầu(tom gỗ) nhìn hơi giống lông chuột thời phải
Thị trường TQ chỉ chấp nhận và trả giá cao Sưa bắc(Sưa đỏ, vàng) trong đó có mấy loại phẩm cấp cao là loại đỏ sẫm ngả sang tím, lông chuột, mặt quỷ, nu, chun sụn và ngậm đá
Quy luật cung cầu thôi, giá Sưa tại VN luôn gắn liền với giá Sưa tại TQ, họ cập nhật giá liên tục và rất chuẩn. Nhưng giá các SP Sưa Hải Nam có giá thành đắt hơn sưa VN nhiều
Việc dân buôn TQ biết gỗ Sưa bắc VN giống Sưa Hải Nam không liên quan gì tới việc gian thương TQ đưa thông tin không chính xác về xuất xứ để trục lợi
Cũng giống nhiều người VN và TQ biết Sưa dây chả phải là gỗ Sưa nhưng họ vẫn mua để dùng đấy thôi
Lớn nhanh thế thì có giá trị gì nhỉ.Nhà em trồng mấy cây đợt bắt đầu sốt, giờ cũng đường kính đôi chục phân rồi, hôm nọ có ông trả cây to đẹp nhất 10tr.
Em bảo lấy hết thì em bán
Cây Sưa làng Phụ Chính báo chí giật tít thôi, thời điểm này giá trăm tỷ hơi khó
Gỗ Sưa bên TQ đại lục vẫn ăn hàng đều, nhất là hàng đẹp xuất sắc
Còn chuyện nó rớt giá là cùng số phận với đồ gỗ nói chung, cùng với chính sách "đả hổ diệt ruồi" thì chính sách "cấm biên" trá hình của TQ áp dụng cho VN cũng khiến nhiều mặt hàng khốn đốn
Em vào hóng xem TQ mua gỗ sưa làm gì, sao nó lại đắt thế. Chủ thớt chia sẻ dần đi.
Gỗ đủ phẩm nó đưa về cực nhanh luônIem lại e rằng những số gỗ Sưa đã/đang được mua bán ở VN hiện nó vẫn lòng vòng ở VN chứ chả sang TQ mấy
Ý cụ là nó chỉ mua sưa bắc rồi giả làm sưa hải nam nơi đang bị cấm khai thác để bán giá cao, phải không ạ.Người TQ mua gỗ Sưa của VN về bán lại kiếm lời, và họ cũng chỉ dùng làm đồ nội thất gia dụng chứ không cao siêu bí ẩn gì
Sự bí ẩn, đem lại lợi nhuận khổng lồ nằm ở xuất xứ gỗ, cái này cụ tự dùng trí tưởng tượng của bản thân để rút ra bản chất nhé
Người TQ thu mua Trầm Hương tự nhiên của VN rất nhiều, nhưng họ ko chỉ bán tại đại lục mà xuất sang Trung Đông, đây mới là thị trường tiêu thụ như cái thùng không đáy và đem đến siêu lợi nhuận
Sau khi đọc bài của bác Huy em cũng chung nhận định như cụ.Theo nhà cháu hiểu gỗ Sưa bắc có vân và chất gỗ hơi giống gỗ Sưa đảo Hải Nam vì nằm cùng vĩ tuyến khí hậu giống nhau. Thương gia TQ mua Sưa bắc về trà trộn là Sưa Hải Nam vì nhà giàu TQ chỉ muốn mua gỗ Sưa Hải Nam. Thấy TQ hay làm bàn làm việc bằng gỗ Sưa, còn giường gỗ Sưa thì đắt lắm.
Bọn TQ mua cao còn bởi vì nó tận thu cực tốt. Phần làm bàn, ghế, giường, tủ thừa ra nó lại làm đồ mĩ nghệ nhỏ như tượng, đồ thờ, bài vị ... phần thừa từ đồ mĩ nghệ nhỏ nó lại làm mấy cái nhỏ nữa như chuỗi hạt...Có 1 bức tượng nhỏ bán tại VN có 12,5 triệu nhưng sang đến Ninh Ba TQ nó có giá quy đổi sang tiền mình là 180 triệu
Tất nhiên, quá trình sang tay nhiều người nó gắn thêm nhiều tuồng tích và xuất xứ khác với thực tế
Ý cụ là nó chỉ mua sưa bắc rồi giả làm sưa hải nam nơi đang bị cấm khai thác để bán giá cao, phải không ạ.
Sau khi đọc bài của bác Huy em cũng chung nhận định như cụ.
Sưa hải nam không được khai thác thì mua sưa bắc mình giả làm sưa hải nam rồi bán cho nhà giầu khựa.
Vâng, cái vấn đề nó ở chỗ đó.Gỗ đủ phẩm nó đưa về cực nhanh luôn