[Funland] Cầu vượt Láng Hạ + Huỳnh Thúc Kháng: Mong manh quá

Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
9,163
Động cơ
630,856 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Cụ quá lo xa, Bài toán tổ hợp tải trọng khi thiết kế cầu còn hơn những gì cụ mong muốn!


Xe được phép qua cầu (theo em được biết) có tải trọng không quá 3.000 kg (<3 tấn) thì với những cây cầu như thế này Cụ vô tư đi!


Cụ không để ý đấy thôi, nhiều cây cầu (nhất là ở các tỉnh hoặc về quê) còn nguy hiểm gấp trăm lần cây cầu này mà cụ vẫn phượt qua!

Chính những cây cầu đó mới nguy hiểm Cụ ạ, chỉ vấn đề là lúc nào nó sập và ai gặp hạn thôi.
Mấy cái cây cầu cụ nói đến ấy, nếu chẳng may có sập thì cũng chỉ đi vài mạng thôi, nhưng cầu này mà sập, thì em nghĩ ít nhất cũng phải vài chục mạng, nhất là giờ cao điểm, vậy nên nhà cháu nghĩ họ đã tính tương đối kỹ về vấn đề chịu tải rồi, hơn nữa, chắc sẽ có barier hạn chế chiều cao như ở cầu Đuống.
 

conveyor

Xe tải
Biển số
OF-1838
Ngày cấp bằng
8/10/06
Số km
298
Động cơ
571,710 Mã lực
Em không có chuyên môn sâu về cầu đường nên khong rõ tính toán của loại cầu này ntn. Suy từ công trình xây dựng thì em thấy mọi công trình đều có thiết kế theo tiêu chuẩn, biện pháp thi công được đơn vị có chức năng thẩm tra, thẩm định. Với loại công trình trọng điểm, lại ở vị trí cũng trọng điểm thì em nghĩ các cụ không cần lo về khả năng ổn định của cầu. Cái em lo là ý thức của người tham gia giao thông khi đi loại cầu này: cứ quất 60-70 trên cầu, thêm tý men mà xảy ra sự cố thì không khác gì ô tô bay. Nhìn cái lan can cầu thép thì không thể bằng lan can cầu BT đổ toàn khối rồi!
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,764
Động cơ
327,040 Mã lực
Đúng là các cụ cứ lo xa. Từ lúc em nghe và nhìn thấy cái cầu này là em mừng lắm, mừng vì hệ số ngu của các anh ngành GTVT đã giảm xuống nhiều rồi nên mới có cây cầu thanh mảnh và đảm bảo đủ tải trọng như thế, chứ cứ đi qua cái cầu vượt Ngã tư vọng, Ngã tư sở và nhất là cái hầm "hiện đại" Kim Liên thì em lại thấy xót xa cho phần tiền mà mình và người thân đã phải đóng thuế cho các anh GTVT sử dụng.
Khổ nỗi nghèo và dốt nên ngày càng nghèo khổ hơn. Mặc dù đã các anh GTVT đã ăn học dậy dỗ đàng hoàng, đến khi tính toán thiết kế cầu xong thấy nó vẫn có vẻ bé bé thế nào ấy nên các anh ấy lấy hệ số ngu lớn một tý (cái này học từ các bạn Nga ngố) cho yên tâm vì không có đủ điều kiện và tiền để làm thực nghiệm cũng như thử nghiệm tính toán. Nay thì chắc các anh đã có simulation nên bắt đầu tiến bộ hơn!
 

balutran

Xe tải
Biển số
OF-47275
Ngày cấp bằng
24/9/09
Số km
301
Động cơ
463,814 Mã lực
có lần em thấy cầu mảnh khảnh quá em cũng có hỏi 1 đồng chí kỹ sư kết cấu, đồng chí ấy nói là an tâm vì thép độ bền và chịu lực hơn bê tông rất nhiều. Vấn đề ở đây chỉ là an toàn thi công thôi. Còn cá nhân em thì sợ nhất là cầu đưa vào hoạt động một thời gian thì mấy con bulong bắt ở những mối nối bị bay hết để bán đồng nát ^^
 

KiaCD5numberone

Xe điện
Biển số
OF-17821
Ngày cấp bằng
24/6/08
Số km
2,006
Động cơ
525,487 Mã lực
Nơi ở
TT Bộ Công An
em post thêm cái ảnh mới cập nhập sáng nay tình hình hoàn thiện cây cầu:
 

expanium

Xe tải
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
201
Động cơ
401,641 Mã lực
Cái này nhà em thấy ko mong manh bằng đường trên cao vành đai 3, đường cho xe siêu trường siêu trọng mà chỉ làm mỗi một trụ nhìn chênh vênh quá. Có cụ nào dân trong ngành giải thích hộ cho bà kon yên tâm một chút. Ko biết khi đi vào vận hành toàn xe 60-80 tấn nó lượn suốt ngày thì lâu dài có bị nghiêng không nhỉ???
 

Linh_piano

Xe điện
Biển số
OF-47101
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
2,682
Động cơ
485,370 Mã lực
Chỉ xe con + 2B được lên cầu thôi, 2 đầu cầu đã được lắp barie hạn chế nhiều cao rồi các cụ nhé.
 

Cerato-6134

Xe container
Biển số
OF-69799
Ngày cấp bằng
3/8/10
Số km
8,644
Động cơ
515,590 Mã lực
Em không có chuyên môn sâu về cầu đường nên khong rõ tính toán của loại cầu này ntn. Suy từ công trình xây dựng thì em thấy mọi công trình đều có thiết kế theo tiêu chuẩn, biện pháp thi công được đơn vị có chức năng thẩm tra, thẩm định. Với loại công trình trọng điểm, lại ở vị trí cũng trọng điểm thì em nghĩ các cụ không cần lo về khả năng ổn định của cầu. Cái em lo là ý thức của người tham gia giao thông khi đi loại cầu này: cứ quất 60-70 trên cầu, thêm tý men mà xảy ra sự cố thì không khác gì ô tô bay. Nhìn cái lan can cầu thép thì không thể bằng lan can cầu BT đổ toàn khối rồi!
Em thấy cây cầu thiết kế với tiêu chí cho xe 4b và 2B với tải trọng < 3 tấn, vận tốc lưu thông <= 40km/h. Còn biện pháp để tránh mấy anh Phú Phươg thì đầu lên cầu thể naò chả có cái hạn chế chiều cao. Vận tốc thiết kế 40km/h mà bác nào táng 7-80 thì ...do ý thức chấp hành thôi. Không thể yêu cầu NHANH- NHIỀU - TỐT - RẺ được ạ.
Còn cái bản thép phía dưới nó chỉ tăng cường thêm cho dầm ngang thôi chứ không phải kết cấu chịu lực chính của dầm, các bác nhìn cái ảnh chụp nội dung bên trong sẽ yên tâm hơn.
 

xegiadinh.vn

Xe điện
Biển số
OF-133262
Ngày cấp bằng
4/3/12
Số km
2,863
Động cơ
396,900 Mã lực
Nơi ở
Gia Dụng Nhà Việt
Website
giadungnhaviet.com
Em nghĩ chống như vậy để phục vụ thảm bê tông asphalt. Vì thảm thì cần lu, loại này gây tải trọng lớn.
Tuy nhiên cá nhân em cảm giác xà mũ này mảnh quá. Hy vọng các bác tư vấn tính đúng để không có sự cố xảy ra.
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,195
Động cơ
495,162 Mã lực
Đọc cái này em lo quá. Nhà em ở Vũ Ngọc Phan, hai đầu vào tương lai là hai cái cầu vượt kiểu này. Không đi thì cũng toi, mà em đi hàng ngày thì tỷ lệ ... em gặp sẽ lớn hơn các cụ ở đây:((
 

tetsu

Xe tăng
Biển số
OF-34813
Ngày cấp bằng
7/5/09
Số km
1,742
Động cơ
484,360 Mã lực
Nơi ở
...Đây
Em không làm bên cầu đường nhưng em nghĩ chắc cũng giống nghề xây dựng bên em.
Khi thiết kế đều phải tính toán tất cả các trường hợp: động đất, Phú Phương, tắc đường, hành quân... Tính tải trọng động và tải trọng tĩnh trong các trường hợp đó. (có thể không hết nhưng chắc chắn các trường hợp được tính nhiều hơn số các cụ liệt kê ở đây).
Sau đấy nôm na thế này. Trong trường hợp xấu nhất, cây cầu phải chịu tải trọng động 100 Tấn chẳng hạn. Thì khi thiết kế phải nhân thêm hệ số nữa gọi là hệ số an toàn(bên xây dựng là k) để cây cầu chịu được ví dụ 150 Tấn.
Hơn nữa đây là cầu thép. Thép còn có giới hạn chảy. Nôm na là trước khi sập hẳn thì nó còn có mức giới hạn để các cụ (hoặc anh #) có thể nhận biết mà tránh. Không đến nỗi sập phát là sập ngay được.

Trường hợp 2 cây cầu đang thi công phải chống thêm giáo thì nhiều cụ đã giải thích rồi. Cầu sợ nhất là tải trọng tập trung và lực cộng hưởng phát sinh từ nhiều xe rung rung rùng rùng 1 lúc . Ngày xưa đã có cây cầu sập do bồ đội hành quân qua cầu gây lực cộng hưởng. Thế nên khi ông Lu mấy chục Tấn + xe nhựa + xe BT đi đi lại, lại thêm tí rung nữa thì phải chống là đúng rồi còn giề.

Sợ nhất là thi công ẩu và ăn bớt thôi. Nhưng với dự án trọng điểm (bé bé) cả nước nhìn vào thế này thì chắc cũng cố yên tâm thôi.
Sợ nữa là bác nào cố tình phi qua lan can thành cầu phi xuống như phim Mỹ nữa :))
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
331
Động cơ
397,290 Mã lực
Eym đã đi qua đây, nhìn ảnh và xem các ý kiến của các cụ yêm cho rằng:

Cái kê đỡ giữa xà mũ công son trụ (có cụ gọi là dầm ngang) và đà giáo là nêm thép (không phải kích) để đỡ các tải trọng khi rải asphalt mặt cầu như nhiều cụ đã nói. Dây chuyền rải asphalt bao gồm các xe lu (lu lăn chứ không phải lu rung – lu rung là loại lu có gắn bộ phận quay lệch tâm để tạo ra lực chấn động theo phương thẳng đứng chỉ dùng khi thi công nền đường), máy rải asphalt và xe tải chở asphalt. Tải trọng các thiết bị và vật liệu asphalt này gọi là tải trọng thi công lớn hơn thiết kế nên có việc phải kê bằng nêm thép nói trên.

Tất nhiên vẫn có thể thiết kế dầm ngang khỏe hơn, đặt 2 thân trụ (cột) thay vì 1 thân trụ… để chịu được tải trọng thi công asphalt mà không cần phải kê nêm thép. Nhưng nếu thế, sẽ tốn kém hơn mà tầm nhìn bên dưới cầu bị hạn chế bớt.

Vì cầu vượt ở giữa phố đông đúc nên cần phải hạn chế chiều cao của kết cấu, mục đích không che chắn nhiều tầm nhìn của các phương tiện giao thông bên dưới. Thêm nữa, còn có thể làm rút ngắn chiều dài cầu, giảm giá thành công trình. Chính vì vậy, vật liệu được thiết kế là loại thép có cường độ cao hơn nhiều so với loại thép thông thường (yem đoán có thể ở đây dùng thép hợp kim thấp).

Dầm dọc thép tiết diện chữ I (dầm I hàn từ các thép bản: bản cánh và bản bụng) liên hợp với bản mặt cầu BTCT là các dầm chủ chịu lực truyền xuống mố, trụ cầu qua các gối cầu đặt trên các xà mũ tiết diện chữ I (với trụ cầu) và mũ mố (mố cầu). Thông thường các dầm dọc được kê bên trên đỉnh các xà mũ trụ. Ở đây thiết kế đã cho dầm dọc đặt vào xà mũ ở mức gần mức với bản cánh dưới của xà mũ để hạn chế nhiều nhất chiều cao kết cấu, tăng mỹ quan công trình. Thêm vào đó, tải trọng cầu được thiết kế cho xe con, xe máy và người đi bộ nên kết cấu cũng thanh mảnh hơn dù rằng cầu đã được xét đến mọi tổ hợp tải trọng, bao gồm cả động đất khu vực HN.

Liên kết giữa các chi tiết trong kết cấu thép bằng bu lông cường độ cao (khác với bu lông thông thường) đòi hỏi phải được xiết đủ tạo ra lực ép giữa các bản thép được liên kết ma sát nên chịu được xung kích bánh xe, không bị nới lỏng.

Việc xây dựng các cầu vượt tại một số các nút giao ở HN có lẽ chỉ là giải pháp tình thế chống ùn tắc giao thông trầm trọng hiện hữu. Quy hoạch giao thông ở đây có thể sau này sẽ khác, hiện đại hơn. Khi đó, tháo dỡ cầu vượt kết cấu thép dễ dàng hơn, kết cấu thép vẫn có thể tận dụng lại vào việc khác.

Thép là loại vật liệu đắt tiền hơn bê tông đương nhiên giá thành cầu thép cao hơn so với cầu BTCT và BTCTDƯL. Ngoài ra chi phí do duy tuy, bảo dưỡng với kết cấu thép cũng cao hơn.

Một số mố trụ các cầu ngày xưa từ thời Pháp có kích thước rất lớn đã lạc hậu, ví dụ cầu Long Biên là loại kết cấu bê tông toàn khối không có cốt thép hoặc rất ít cốt thép, không được thiết kế để chịu tải trọng động đất, bởi tiểu chuẩn về động đất cho công trình chỉ có khoảng giữa thế kỷ 20.

Một công trình chất lượng tốt đòi hỏi tất cả các khâu phải làm tốt: thiết kế và thi công với sự tham gia của các bên: chủ đầu tư, thiết kế, giám sát và nhà thầu thi công.

Eym không rõ cơ quan nào thiết kế nhưng thi công là công ty cơ khí 4 Thăng Long, một công ty hàng đầu về chế tạo và gia công kết cấu cầu thép ở VN từ thời cầu Thăng Long, Chương Dương. Miền Nam có một công ty của CIENCO6 nhưng không thể sánh được.

Sự cố cầu Cần Thơ, cầu Chợ Đệm, cầu cạn Thanh Trì đều ở giai đoạn đang thi công, không phải do thiết kế.

Có thể mô phỏng đơn giản dễ hiểu việc gãy dầm cầu Chợ Đệm và cầu cạn Thanh Trì như thế này: một cái thước, nếu dùng tay uốn theo phương bề rộng (bề mỏng) sẽ rất dễ cong, gãy nhưng nếu uốn theo phương chiều cao (bề dày) sẽ khó hơn rất nhiều. Dầm cầu Chợ Đệm và cầu cạn Thanh Trì chỉ cho phép chịu uốn trong giai đoạn thi công theo phương đứng (phương chiều cao dầm). Khi gác dầm trên trụ, kê không cẩn thận nên dầm bị nghiêng, bị uốn dưới tác dụng của tải trọng bản thân nên gãy, đổ là chuyện dễ hiểu. Còn cầu Cần Thơ là lỗi do tính toán thi công, chiều dài cọc trụ tạm không đủ dẫn đến lún, sập đà giáo thi công. Làm gì có ăn cắp mà báo chí cứ phán lung tung. Nhà báo không có chuyên môn mà xăm xoi phân tích kết cấu xem thấy nực cười quá.

Các cụ nên tham gia vào một số diễn đàn chuyên môn như ketcau.com, cauduong.net… chắc có nhiều giải đáp. Yêm thấy nhiều cụ trên này chửi hơi thái quá khi chưa suy xét kỹ.
 

mycar123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136183
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
325
Động cơ
371,470 Mã lực
Eym đã đi qua đây, nhìn ảnh và xem các ý kiến của các cụ yêm cho rằng:

Cái kê đỡ giữa xà mũ công son trụ (có cụ gọi là dầm ngang) và đà giáo là nêm thép (không phải kích) để đỡ các tải trọng khi rải asphalt mặt cầu như nhiều cụ đã nói. Dây chuyền rải asphalt bao gồm các xe lu (lu lăn chứ không phải lu rung – lu rung là loại lu có gắn bộ phận quay lệch tâm để tạo ra lực chấn động theo phương thẳng đứng chỉ dùng khi thi công nền đường), máy rải asphalt và xe tải chở asphalt. Tải trọng các thiết bị và vật liệu asphalt này gọi là tải trọng thi công lớn hơn thiết kế nên có việc phải kê bằng nêm thép nói trên.

Tất nhiên vẫn có thể thiết kế dầm ngang khỏe hơn, đặt 2 thân trụ (cột) thay vì 1 thân trụ… để chịu được tải trọng thi công asphalt mà không cần phải kê nêm thép. Nhưng nếu thế, sẽ tốn kém hơn mà tầm nhìn bên dưới cầu bị hạn chế bớt.

Vì cầu vượt ở giữa phố đông đúc nên cần phải hạn chế chiều cao của kết cấu, mục đích không che chắn nhiều tầm nhìn của các phương tiện giao thông bên dưới. Thêm nữa, còn có thể làm rút ngắn chiều dài cầu, giảm giá thành công trình. Chính vì vậy, vật liệu được thiết kế là loại thép có cường độ cao hơn nhiều so với loại thép thông thường (yem đoán có thể ở đây dùng thép hợp kim thấp).

Dầm dọc thép tiết diện chữ I (dầm I hàn từ các thép bản: bản cánh và bản bụng) liên hợp với bản mặt cầu BTCT là các dầm chủ chịu lực truyền xuống mố, trụ cầu qua các gối cầu đặt trên các xà mũ tiết diện chữ I (với trụ cầu) và mũ mố (mố cầu). Thông thường các dầm dọc được kê bên trên đỉnh các xà mũ trụ. Ở đây thiết kế đã cho dầm dọc đặt vào xà mũ ở mức gần mức với bản cánh dưới của xà mũ để hạn chế nhiều nhất chiều cao kết cấu, tăng mỹ quan công trình. Thêm vào đó, tải trọng cầu được thiết kế cho xe con, xe máy và người đi bộ nên kết cấu cũng thanh mảnh hơn dù rằng cầu đã được xét đến mọi tổ hợp tải trọng, bao gồm cả động đất khu vực HN.

Liên kết giữa các chi tiết trong kết cấu thép bằng bu lông cường độ cao (khác với bu lông thông thường) đòi hỏi phải được xiết đủ tạo ra lực ép giữa các bản thép được liên kết ma sát nên chịu được xung kích bánh xe, không bị nới lỏng.

Việc xây dựng các cầu vượt tại một số các nút giao ở HN có lẽ chỉ là giải pháp tình thế chống ùn tắc giao thông trầm trọng hiện hữu. Quy hoạch giao thông ở đây có thể sau này sẽ khác, hiện đại hơn. Khi đó, tháo dỡ cầu vượt kết cấu thép dễ dàng hơn, kết cấu thép vẫn có thể tận dụng lại vào việc khác.

Thép là loại vật liệu đắt tiền hơn bê tông đương nhiên giá thành cầu thép cao hơn so với cầu BTCT và BTCTDƯL. Ngoài ra chi phí do duy tuy, bảo dưỡng với kết cấu thép cũng cao hơn.

Một số mố trụ các cầu ngày xưa từ thời Pháp có kích thước rất lớn đã lạc hậu, ví dụ cầu Long Biên là loại kết cấu bê tông toàn khối không có cốt thép hoặc rất ít cốt thép, không được thiết kế để chịu tải trọng động đất, bởi tiểu chuẩn về động đất cho công trình chỉ có khoảng giữa thế kỷ 20.

Một công trình chất lượng tốt đòi hỏi tất cả các khâu phải làm tốt: thiết kế và thi công với sự tham gia của các bên: chủ đầu tư, thiết kế, giám sát và nhà thầu thi công.

Eym không rõ cơ quan nào thiết kế nhưng thi công là công ty cơ khí 4 Thăng Long, một công ty hàng đầu về chế tạo và gia công kết cấu cầu thép ở VN từ thời cầu Thăng Long, Chương Dương. Miền Nam có một công ty của CIENCO6 nhưng không thể sánh được.

Sự cố cầu Cần Thơ, cầu Chợ Đệm, cầu cạn Thanh Trì đều ở giai đoạn đang thi công, không phải do thiết kế.

Có thể mô phỏng đơn giản dễ hiểu việc gãy dầm cầu Chợ Đệm và cầu cạn Thanh Trì như thế này: một cái thước, nếu dùng tay uốn theo phương bề rộng (bề mỏng) sẽ rất dễ cong, gãy nhưng nếu uốn theo phương chiều cao (bề dày) sẽ khó hơn rất nhiều. Dầm cầu Chợ Đệm và cầu cạn Thanh Trì chỉ cho phép chịu uốn trong giai đoạn thi công theo phương đứng (phương chiều cao dầm). Khi gác dầm trên trụ, kê không cẩn thận nên dầm bị nghiêng, bị uốn dưới tác dụng của tải trọng bản thân nên gãy, đổ là chuyện dễ hiểu. Còn cầu Cần Thơ là lỗi do tính toán thi công, chiều dài cọc trụ tạm không đủ dẫn đến lún, sập đà giáo thi công. Làm gì có ăn cắp mà báo chí cứ phán lung tung. Nhà báo không có chuyên môn mà xăm xoi phân tích kết cấu xem thấy nực cười quá.

Các cụ nên tham gia vào một số diễn đàn chuyên môn như ketcau.com, cauduong.net… chắc có nhiều giải đáp. Yêm thấy nhiều cụ trên này chửi hơi thái quá khi chưa suy xét kỹ.
dạ vâng,ko ăn cắp mà chỉ ăn bớt hoặc ăn cướp thôi ạ.............
cũng như mọi người nên e thấy quan ngại về chất lượng và có đảm bảo an toàn và hiệu quả hay ko thôi ạ........
mà cái cầu LH-LVL mà bọn xxx chuẩn bị xây dựng lại án ngữ trc mặt tiền nhà e nên e càng có lý do chính đáng ko thể ko quan ngại 1 cách sâu sắc............
 
Chỉnh sửa cuối:

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,545
Động cơ
590,810 Mã lực
@leminhkhuong: Chắc cụ là nhà chuyên môn về lĩnh vực này nên trình bày khá logic. Tuy nhiên cũng chính do các nhà chuyên môn (TK), thi công đã làm ẩu nhiều công trình (gây thiệt hại ko ít cả về vật chất lẫn con người ...) nên việc băn khoăn về chất lượng công trình là đương nhiên. Việc sai sót trong TK, thi công ko tránh khỏi nhưng khi có sự cố các cụ toàn đổ cho thời tiết, cho khách quan (may mà ko có địch, chứ ko ác cụ cũng cho là do phá hoại) mà chẳng thấy cụ nào thiết kế, thi công, giám sát, CĐT .... làm sao hết. Trừ sự cố ảnh hưởng đến quốc gia như cầu Cần Thơ ... mới thấy làm quyết liệt (nhưng các LĐ cũng ko sao), còn như mặt cầu Thăng Long rải vài lần vẫn nứt, mặt nhựa cầu Thanh Trì uốn lượn, đường cao tốc đi trên 80 cây như bồng bềnh trên nước ... là chuyện vô cùng "bình thường" ?
 

T91

Xe container
Biển số
OF-136341
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
7,747
Động cơ
449,659 Mã lực
Nơi ở
MU.OFC

Nhìn dáng vẻ "mảnh mai", nhiều người lo ngại cầu vượt khung thép thuộc dạng “liễu yếu, đào tơ” nhưng đơn vị thi công khẳng định ô tô xếp kín cũng không sao
các cụ yên tâm đi không sao đâu
 
Biển số
OF-129316
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
31
Động cơ
374,700 Mã lực


Nhìn dáng vẻ "mảnh mai", nhiều người lo ngại cầu vượt khung thép thuộc dạng “liễu yếu, đào tơ” nhưng đơn vị thi công khẳng định ô tô xếp kín cũng không sao
Thực ra vấn đề lại ở chỗ câu trả lời này của nhà thi công.
Trường hợp ô tô xếp kín không phải là điều đáng lo ngại. Mà đáng lo nhất là khi ô tô xếp kín bên này và bên kia trống vào buổi sáng, còn buổi chiều trống bên này và ô tô xếp kín bên kia, cứ như thế ngày này qua ngày khác. Giống như khi ta nhổ một cái cây, nếu cứ kéo thẳng lên thì rất khó nhổ, nhưng lắc bên này rồi lại lắc bên kia thì chẳng bao lâu rễ sẽ long ra. Cái cầu này tương tự như một cái cây chổng ngược, và xếp xe kín bên này rồi bên kia giống như khi lắc bên này rồi lại bên kia để nhổ cây. Trong trường hợp đó thì chất lượng thép tốt có khi lại có tác động tiêu cực.
Cái em muốn ở đây là để những người có trách nhiệm, các chuyên gia nhìn nhận vấn đề từ mọi góc cạnh, và có một sự lý giải hợp lý để thực sự làm yên tâm được người dân thay vì kiểu như các cụ đừng lo xa, hoặc là có thay đổi trước khi quá muộn
 

Demhanoipho

Xe máy
Biển số
OF-138009
Ngày cấp bằng
10/4/12
Số km
83
Động cơ
368,370 Mã lực
em lại update cái cầu về tình hình phân luồng xe. các cụ ngâm cứu đi đúng nhá

 

namdidong

Xe máy
Biển số
OF-98886
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
67
Động cơ
399,240 Mã lực
Vâng, mỗi lần đi qua ngắm cây cầu dần hiện ra mà e cứ phảng phất trong đầu câu hỏi về cái nhịp cầu ý ạ.
 

Sky-walker

Xe hơi
Biển số
OF-26032
Ngày cấp bằng
18/12/08
Số km
134
Động cơ
488,885 Mã lực
"Các cụ nên tham gia vào một số diễn đàn chuyên môn như ketcau.com, cauduong.net… chắc có nhiều giải đáp. Yêm thấy nhiều cụ trên này chửi hơi thái quá khi chưa suy xét kỹ. "

Cũng nên thông cảm , ở đây nhiều cụ thích chửi lắm, nhưng nghe chửi thì chắc chẳng ai thích nhỉ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top