[Funland] Cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Hội, Đông Anh

Alex0301

Xe tải
Biển số
OF-829449
Ngày cấp bằng
12/3/23
Số km
361
Động cơ
2,930 Mã lực
Tuổi
40
Giá rumor đang lan truyền trên zalo dự án Vin Cổ Loa.
Giá này khả năng cao em ngồi xem tát ao thôi.
IMG_4394.jpeg
 

programing

Xe tải
Biển số
OF-866896
Ngày cấp bằng
28/8/24
Số km
283
Động cơ
3,180 Mã lực
Tuổi
24
Kịch bản OCP2,3 cho các dũng sĩ.:))
Em dự là giá bịp để sóng sánh thôi, giá ra hàng thật tầm 230-250

Chứ 300-350 xác định bán cho hổ. Các tráng sĩ chết hụt ở ocp2-3 chắc ko bị ngẫn đến mức đút chân vào bẫy lần 2.
 

thaiha85

Xe hơi
Biển số
OF-195505
Ngày cấp bằng
24/5/13
Số km
146
Động cơ
326,455 Mã lực
Tin cây cầu này đã có từ 2014 . năm nay 2024 . tức 10 năm rôid
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,109
Động cơ
382,682 Mã lực
Cầu Vĩnh Tuy 2 gần như ko phải GPMB do đã làm ở Vĩnh Tuy 1, công nghệ đúc hẫng, chiều rộng bé nên rẻ.
Cầu Thanh Trì làm cách đây 20 năm, nên giá 5.7k tỷ tương đương 20k tỷ giá hiện tại.
Cầu Tứ Liên em đoán ko dưới 15k tỷ VND.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 vốn 3.6k tỷ, do làm chậm đội vốn lên đến 5.5k tỷ. Cầu Vĩnh Tuy 2 tổng chi phí 2.5k tỷ, không cần GPMB. Tổng chi phí 2 cây cầu Vĩnh Tuy là 8k tỷ. Trung bình thì chỉ có 4k tỷ. Tôi viết 5k tỷ cho 1 cây cầu TB là chính xác rồi.

Cầu Thanh trì thì bản thân phần chính cây cầu vượt sông dài 3.1km, chỉ tiêu tốn 1.3k tỷ, còn lại xây khoảng 10km đường dẫn bên phía Thanh trì và Gia Lâm, các cầu vượt, vv tiêu tốn 1.8k tỷ nữa. Tổng chi phần xây dựng khoảng 3.1k tỷ. Còn lại là chi phí GPMB và đội vốn vay ODA rất tốn kém (cộng thêm 2.6k tỷ nữa). Tổng chi phí là 410 triệu USD, đơn giá thời nay là khoảng hơn 10k tỷ thôi.

Với thời nay, khi VN đã làm chủ công nghệ xây cầu thì chi phí XD cầu 2.5k tỷ là hoàn toàn khả thi, cộng với chi phí GPMB nữa tùy dự án có thể ở mức từ 1k tỷ đến 5k tỷ riêng GPMB. Còn tính thêm đường dẫn kết nối với các đường khác có thể cộng thêm chừng 2k tỷ nữa, nếu 10km đường dẫn. Tức tổng thể cả cầu, đường dẫn, GPMB từ 5k tỷ đến 8-9k tỷ.

Còn những dự án cầu dạng BT trước đây, chủ đầu tư tư nhân lập dự án đều vống giá trị lên bằng nhiều cách, chọn phương án kiến trúc thật đắt tiền, nâng giá vật liệu, pa thi công đắt, khối lượng các hạng mục, định mức, chi phí vốn vay thật cao, vv. mục đích để đổi được nhiều đất nhất, có lợi nhuận kép cả từ xây dựng, và nhiều hơn thế lấy được rất nhiều đất giá rẻ. Nên họ vẽ ra các cây cầu 20k tỷ, nếu vẽ hươu vẽ vượn vào thì 30k tỷ cũng có thể ... Ví dụ Tasco làm 3.5km đường LĐT kéo dài tính 1.5k tỷ, đổi lấy 20 hecta đất Nam Từ liêm; ăn từ nâng giá xây dựng gần 500 tỷ (đã có kết luận và dự án định trệ 8 năm) và ăn đất rẻ tính trung bình 7.5 tr/m2. Các CĐT khác tương tự, vẽ tổng vốn càng cao càng trở thành tỷ phú đô càng nhanh.

Do qc ub, những nhân vật dính tham nhũng và/hoặc đã bị án, đã phê duyệt phương án kiến trúc đắt đỏ do các cđt tư nhân (thời chấp nhận BT đổi đất lấy hạ tầng) lập, nên nếu ub không đủ bản lĩnh xem xét lại, vẫn bị phương án vốn bị nâng.

Nếu cứ làm theo phương án dây văng thì 17k tỷ cho cầu Tứ liên là có thể; còn nếu ub đàng hoàng liêm chính thì sau khi bãi bỏ BT, thì phải review, đánh giá lại, phê duyệt lại phương án, vì nguồn vốn đã thay đổi. Mấy ông ký cọt trước đây đã đi tù vì tham nhũng, thì càng phải xem lại phương án được duyệt thời đó. Vốn đầu tư công phải được kiểm soát chặt chẽ. Công chúng sẽ hỏi nên chi 17-20k tỷ cho 1 cây cầu dây văng hay cho 2-3 cây cầu bê tông lớn cho nhiều vị trí, nhiều vùng phát triển? Phải giải trình cho chuẩn cách thức tiêu tiền thuế và bán tài sản công.

Đối với CĐT tư nhân, họ hướng đến lợi nhuận cao, hướng đến thâu tóm 100 ha đất Gia Lâm với giá 18 tr/m2, xây cầu càng đắt họ càng thu lợi lớn.

"Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa có văn bản đề xuất một số cơ chế đặc thù cho Thủ đô để triển khai dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và môi trường bức xúc dân sinh. Trong hàng loạt dự án về giao thông, về môi trường, Hà Nội đã đề xuất cơ chế đặc thù lựa chọn nhà đầu tư xây dựng nhiều cây cầu vượt qua sông Hồng và sông Đuống nhằm kết nối đồng bộ hệ thống giao thông Thủ đô đồng thời kéo giảm ùn tắc vào giờ cao điểm.

Đầu tiên là dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có quy mô đầu tư cầu dài 3km, đường 9km. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư PPP, loại hợp đồng BT. Thời gian hoàn thành dự kiến năm 2021. Dự kiến quỹ đất thanh toán mà phía Hà Nội đưa ra đối ứng với nhà đầu tư là quỹ đất tại ô quy hoạch 4-5, phân khu N9 xã Yên Thường, huyện Gia Lâm rộng 96ha."


Nguồn
 
Chỉnh sửa cuối:

huydang69

Xe buýt
Biển số
OF-855830
Ngày cấp bằng
23/3/24
Số km
743
Động cơ
7,235 Mã lực
Tuổi
55
Vin Cổ Loa và Vin Giảng Võ có phải là giao đất đối ứng với TTTLQG tương tự như BT ko các cụ?
 

Robobk

Xe tải
Biển số
OF-453449
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
266
Động cơ
214,301 Mã lực
Nơi ở
Long Biên - Hà Nội
Website
www.krtech.com.vn
Vin Cổ Loa và Vin Giảng Võ có phải là giao đất đối ứng với TTTLQG tương tự như BT ko các cụ?
Ban đầu hình thành dự án là BT như cụ nói đó cụ nhưng sau Quốc Hội dừng hình thức BT nên mới tắc đến bây giờ
 

Alex0301

Xe tải
Biển số
OF-829449
Ngày cấp bằng
12/3/23
Số km
361
Động cơ
2,930 Mã lực
Tuổi
40
Vin Cổ Loa và Vin Giảng Võ có phải là giao đất đối ứng với TTTLQG tương tự như BT ko các cụ?
Bản chất của Vin Cổ Loa không phải BT. Là cổ phần hoá công ty triển lãm Giảng Võ (bán 90% cổ phần cho Vin). Lấy tiền đó sang làm triển lãm bên Đông Anh. Còn khu đất giảng võ chuyển đổi như nào em không rõ. Khu đô thị ven triển lãm bên Đông Anh thì trả tiền đất xong làm bình thường thôi. Trong mọi trường hợp NN được chia 10% lợi nhuận tương ứng 10% cổ phần :D
 

huydang69

Xe buýt
Biển số
OF-855830
Ngày cấp bằng
23/3/24
Số km
743
Động cơ
7,235 Mã lực
Tuổi
55
Bản chất của Vin Cổ Loa không phải BT. Là cổ phần hoá công ty triển lãm Giảng Võ (bán 90% cổ phần cho Vin). Lấy tiền đó sang làm triển lãm bên Đông Anh. Còn khu đất giảng võ chuyển đổi như nào em không rõ. Khu đô thị ven triển lãm bên Đông Anh thì trả tiền đất xong làm bình thường thôi. Trong mọi trường hợp NN được chia 10% lợi nhuận tương ứng 10% cổ phần :D
Mua lại cổ phần của Cty TL Giảng Võ, sau đó xin phép đổi từ TL Giảng Võ sang TL Đông Anh. Như vậy Cty TL Giảng Võ sẽ bán khu đất TL Giảng Võ và được sở hữu TL Đông Anh. Như vậy có 2 bước: bước 1 là cổ phần hoá và bước 2 là xin di dời TL, đổi đất ngoại thành với đất nội đô.
 

Amigo

Xe tăng
Biển số
OF-394568
Ngày cấp bằng
1/12/15
Số km
1,080
Động cơ
243,370 Mã lực

ANTD.VN - UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư cầu Tứ Liên với tổng mức đầu tư lên tới 19.959 tỷ đồng.
Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở GTVT Hà Nội các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trình UBND thành phố xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công dự án trong năm 2024.
UBND TP Hà Nội cho biết, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).
Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.


Như này thì độ 2 năm nữa là có cầu đi các cụ ạ
 

eterniti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,653
Động cơ
6,178 Mã lực

ANTD.VN - UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư cầu Tứ Liên với tổng mức đầu tư lên tới 19.959 tỷ đồng.
Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở GTVT Hà Nội các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trình UBND thành phố xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công dự án trong năm 2024.
UBND TP Hà Nội cho biết, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).
Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.


Như này thì độ 2 năm nữa là có cầu đi các cụ ạ
khi nào thấy giải tỏa mới nói chuyện cụ ạ
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,861
Động cơ
162,127 Mã lực

ANTD.VN - UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư cầu Tứ Liên với tổng mức đầu tư lên tới 19.959 tỷ đồng.
Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở GTVT Hà Nội các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; trình UBND thành phố xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công dự án trong năm 2024.
UBND TP Hà Nội cho biết, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.
Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).
Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9km, cầu chính dài 1km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ.


Như này thì độ 2 năm nữa là có cầu đi các cụ ạ
Cuối năm nay chắc chưa xong khảo sát địa chất để phục vụ thiết kế, lấy đâu ra khởi công được
 

eterniti

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-842999
Ngày cấp bằng
5/11/23
Số km
2,653
Động cơ
6,178 Mã lực

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,861
Động cơ
162,127 Mã lực
cùng lắm xong thủ tục lấy ngày
Theo Luật xây dựng, Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ.
Để có bản vẽ thi công cần làm các bước sau:
Công tác khảo sát:
+ Lập nhiệm vụ khảo sát
+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát
+ Duyệt nhà thầu khảo sát
+ Tiến hành khảo sát, phê duyệt khảo sát
Công tác thiết kế:
+ Lập nhiệm vụ Thiết kế
+ Phê duyệt nhiệm vụ thiết kế
+ Duyệt nhà thầu thiết kế
+ Tiến hành thiết kế, phê duyệt thiết kế gồm 2 bước: thiết kế cơ sở & thiết kế kỹ thuật
Công tác thi công:
+ Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công
+ Triển khai, phê duyệt bản vẽ thi công
....
1725423270450.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top