Cầu trước hay Cầu sau? Hay là....?

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Mấy hôm trước, các cụ, các bác, các anh em OF bình luận rất sôi nổi về một câu hỏi "Xe 1 cầu chạy bằng bánh nào", đọc sướng lắm. Mỗi tội tới trang thứ 10 thì.. em loạn hết cả lên. Cụ nào quan tâm đến các nội dung rộng hơn xung quanh câu hỏi này xin mời đọc ở đây: http://www.otofun.com/showthread.php?t=47272

Hôm nay, em đọc được bài này, cũng thích vì dễ hiểu, ngắn gọn. Mời các cụ xem ạ: http://auto.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=340&CatId=7

Để tiện cho các cụ theo dõi, em copy rồi paste vào đây, như này:

Chọn hệ dẫn động nào cho phù hợp?



Khi mua ô tô, việc lựa chọn xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước, cầu sau hay hai cầu phụ thuộc vào điều kiện và thói quen lái xe của mỗi người. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm riêng.

Cách đây vài thập kỷ, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước thường bị coi là “kỳ quặc”. Giờ không còn nữa. Ngày nay, xe dẫn động cầu trước đã trở nên phổ biến và hệ dẫn động cầu sau mới bị coi là “đặc biệt”.

Giá nhiên liệu leo thang khiến các nhà sản xuất ô tô phải tập trung sản xuất các mẫu xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đó là lý do khiến hệ dẫn động cầu sau “yếu thế” hơn hệ dẫn động cầu trước, và khó có khả năng trở lại thời hoàng kim.

Tuy nhiên, công nghệ tin học hiện đại có thể giúp các nhà sản xuất khắc phục một số nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn có sự cân bằng giữa tính năng vận hành và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe.

Trong khi đó, đáp lại nhu cầu thực tế, ngành công nghiệp ô tô còn cho ra đời hệ dẫn động 4 bánh (4WD hoặc AWD), tức là công suất và lực mô-men xoắn được truyền trực tiếp từ động cơ tới cả 4 bánh xe, thay vì chỉ 2 bánh trước hoặc sau.

Dưới đây là ưu và nhược điểm cơ bản của các hệ dẫn động:

Dẫn động cầu trước (FWD)

Ưu điểm lớn nhất mà hầu hết mọi người đều biết về hệ dẫn động cầu trước là cho độ bám đường tốt. Trọng lượng động cơ dồn lên cầu dẫn động và cũng là bánh dẫn hướng, nên độ bám đường chắc chắn tốt hơn.

Một ưu điểm lớn khác là ngày nay, hầu hết các xe đều có động cơ đặt trước, thay vì đặt sau như trước đây, nên việc truyền động ngay tới cầu trước sẽ giúp giảm chi phí và những rắc rối về kỹ thuật.

Thêm vào đó, vì loại bỏ được các chi tiết kỹ thuật phức tạp do không phải truyền lực từ động cơ đặt trước về cầu sau nên diện tích sử dụng của xe sẽ lớn hơn trong khi trọng lượng giảm xuống. Đó là lý do tại sao hệ dẫn động cầu trước thường gắn với dòng xe nhỏ, hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cao.

Dù vậy, hệ dẫn động cầu trước cũng có những nhược điểm nhất định. Trước hết, đây không phải là một sự phân bổ hợp lý về cân bằng trọng lượng xe. Trọng lượng tập trung ở phía trước khiến xe khó điều khiển khi ôm cua.

Thêm vào đó, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước dễ khiến người lái có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc.

Dẫn động cầu sau (RWD)

Đa số những người có yêu cầu cao về tính năng vận hành vẫn thích xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau hơn, vì nhiều lý do. Một mặt, “giải phóng” cầu trước khỏi hệ dẫn động sẽ tăng diện tích phía trước dành cho một động cơ lớn hơn. Hơn nữa, hai bánh trước có thể tập trung vào chức năng dẫn hướng, thay vì phải kiêm thêm nhiệm vụ dẫn động.

Ưu điểm của cái này có thể là nhược điểm của cái kia. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau cũng giúp người lái không có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc đột ngột, như ở xe dẫn động cầu trước.

Ngoài ra, với hệ dẫn động cầu sau, xe có tỷ lệ cân bằng trọng lượng tối ưu.

Tuy nhiên, xe dẫn động cầu sau dễ bị trượt bánh sau hơn khi rẽ, có thể gây nguy hiểm với những tay lái thiếu kinh nghiệm. May mắn là với sự hỗ trợ của công nghệ tin học hiện đại, nhược điểm này đã được hạn chế. Hệ thống kiểm soát ổn định xe điện tử và hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe ít bị trượt bánh hơn.

Dẫn động hai cầu (AWD)

Khi cả hệ dẫn động cầu trước và cầu sau đều có nhược điểm, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao không dùng hệ dẫn động 2 cầu, để công suất và mô-men xoắn từ động cơ được truyền trực tiếp tới cả 4 bánh?”. Câu trả lời của ngành ô tô là “Có”.

Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4 bánh AWD là cho độ bám đường cao. Hầu hết các hệ dẫn động 4 bánh hiện đại có thể kiểm soát độ bám đường của cả 4 bánh xe, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ phân bổ động lực tới các bánh xe, lập tức chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn. Việc này giúp xe có khả năng vượt địa hình tốt.


Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cơ chế hoạt động phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của xe dẫn động hai cầu cao hơn so với dẫn động một cầu. Thêm vào đó xe AWD cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn vì năng lượng liên tục được truyền tới cả 4 bánh.

Có chuyên gia cho rằng một chiếc xe dẫn động cầu trước trang bị một bộ lốp đặc biệt cho điều kiện địa hình trơn trượt cũng có hiệu quả kiểm soát lái tốt như xe dẫn động 4 bánh AWD với bộ lốp thông thường, trong khi hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn, giá xe rẻ hơn.

Tuy nhiên, với ưu điểm hoạt động tốt trong hầu hết mọi địa hình, hệ dẫn động 4 bánh AWD đang ngày càng trở nên phổ biến.

Tác giả: ChaThaGhi Nhu KhoPhaE
(Chẳng Thấy Ghi Nhưng Không Phải Em.)

Lời bàn: Chọn xe thường quan tâm đến tông tích (thương hiệu) nhà sản xuất ra nó, máy móc của nó, hình thức của nó, các option của nó, sau là độ ồn ào của nó ít, độ sướng nó đem lại cho ta tận hưởng, nó có dễ bảo hay không (trợ lực), nết ăn uống của nó.... và ... chứ nào ai chọn tay to hơn chân hay chân to hơn tay hay cả chân cả tay đều phải to như nhau?

Ôi, bàn nát ra rồi mới tự thốt lên rằng: chọn xe há chẳng phải giống như chọn vợ lắm ru?
Các cụ kính mến nhỉ.
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Bộ "vi sai trung tâm" - Trung tâm ở đây ko có nghĩa là nằm ở giữa cái xe mà nó nằm giữa cầu trước và cầu sau trong sơ đồ phân phối lực kéo

Nó nằm ngay sau hộp số rồi mới cho ra cầu trước và cầu sau





Cái hình trên bài của Bác không đúng ở chỗ Hộp số -->vi sai trước-->vi sai trung tâm --> vi sai sau

 

THACOBUS

Đi bộ
Biển số
OF-21526
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
3
Động cơ
497,230 Mã lực
Em có ý kiến các cụ ạ! Cái mà các cụ gọi là bộ vi sai trung tâm có phải người ta hay gọi là hộp số phân phối không nhỉ?:69:(b)
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Bác Nakio viết:
Cái hình trên bài của Bác không đúng ở chỗ Hộp số -->vi sai trước-->vi sai trung tâm --> vi sai sau

Em nghĩ đặt sau hộp số cũng là một trường hợp thôi, có phải là bắt buộc không bác?
Ở đây: http://www.autonet.com.vn/vn/kythuat/1527/index.aspx#
Họ bảo: "Vi sai Torsen (kết hợp từ “torque” và “sensing”, có nghĩa là cảm biến mô men) làm việc như một bộ vi sai mở khi giá trị mô men của mỗi bánh xe là cân bằng. Thế nhưng ngay sau khi một bánh xe nào đó mất lực bám, sự khác nhau về mô men dẫn đến các bánh răng trong bộ vi sai Torsen kết nối với nhau. Việc thiết kế các bánh răng trong bộ vi sai sẽ quyết định đến tỷ số chênh lệch mô men. Ví dụ, nếu một bộ vi sai Torsen đặc biệt được thiết kế với tỷ số chênh lệch 5:1, nó sẽ có khả năng cung cấp mô men xoắn cho bánh xe có lực bám tốt lớn gấp 5 lần bánh xe bị trượt.

Các thiết bị này thường được sử dụng ở các xe hơi có các bánh chủ động hoàn toàn với hiệu suất cao. Giống như bộ khớp nối dính, chúng thường được sử dụng để chuyển đổi công suất giữa bánh trước và bánh xe sau. Trong hai loại này, bộ vi sai Torsen tốt hơn bộ vi sai khớp nối dính vì chúng truyền mô men ngay khi hiện tượng trượt có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu một cặp bánh xe bị mất sức bám hoàn toàn thì vi sai Torsen sẽ không thể cung cấp một chút mô men nào cho cặp bánh xe kia, bởi vì tỷ số chênh lệch sẽ quyết định bao nhiêu mô men xoắn được chuyển đổi, và đương nhiên 5 lần 0 sẽ phải bằng 0."

Hồi đầu họ làm thế này chăng? Bác chỉ thêm cho em nhá! Thanks bác!
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Bài này bắt đầu hay rồi (b)(b)(b) để ở Box cafe hơi phí,

Nhờ Mod chuyển dùm về box kỹ thuật để AE thảo luận tiếp :41::41::41:
 

[GMT]

Xe buýt
Biển số
OF-4977
Ngày cấp bằng
25/5/07
Số km
513
Động cơ
551,000 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Hình vẽ đúng mà, nhưng chỉ có điều chưa đủ: Không đại diện cho kết cấu của tất cả loại xe. Hình này chỉ minh họa cho xe chạy cầu trước chủ động, trong những tình huống cụ thể lái xe chọn thêm chế độ cài cầu sau. Ngoài ra còn có cầu sau chủ động, cài cầu trước khi cần (Ví dụ như Uaz); hay các loại xe tải có kết cấu gài cầu khác nữa... Vấn đề khá nan giải đấy các bác ạ!
 

4x6

Xe đạp
Biển số
OF-22588
Ngày cấp bằng
17/10/08
Số km
46
Động cơ
495,260 Mã lực
E nghiêng về phía ý kiến bác NAKIO hơn, và mạo muội bố trí lại sơ đồ truyền động như thế này, cả nhà cho xin ít...đá, e
đây!


 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Mời các cụ ngắm cái này ạ


Có 1 vấn đề nữa là AWD (All Wheel Drive) phát minh ra chỉ nhằm mục đích xe bám đường hơn và điều khiển được ngọt ngào dễ dàng hơn. Trong bài của bác @nguoigia lại ko phải như thế
 
Chỉnh sửa cuối:

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4 bánh AWD là cho độ bám đường cao. Hầu hết các hệ dẫn động 4 bánh hiện đại có thể kiểm soát độ bám đường của cả 4 bánh xe, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ phân bổ động lực tới các bánh xe, lập tức chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn. Việc này giúp xe có khả năng vượt địa hình tốt.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cái này em chưa hiểu , nhờ bác ngườigia giải thích hộ phát .
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Em không phải chiên za nhưng cứ mạnh dạn giải thích dư lày, các bác xem không được thì bảo cho em và bác Land thêm ạ:

Trong xe đẫn động 4 bánh có các cơ cấu cơ khí và điện tử "đo" tốc độ quay từng bánh (em "nôm" quá các cụ nhể?) để điều chỉnh lực truyền tới từng bánh xe tăng hay giảm tương ứng. Câu "chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn" em hiểu là: cái bánh bám đường tốt hơn rồi thì chỉ cần một lực truyền tới ít hơn nó cũng đi lên được một đoạn, bánh bám đường kém hơn thì cần kéo khỏe hơn để bù trừ vào lực mất đi do bị trượt đi để bánh xe đó cũng đi lên một đoạn bằng bánh kia. Ở đây, chắc chỉ xét trong một giới hạn nhất định, trượt nhiều quá hư kiểu lọt vào vũng bùn thì chịu các bác nhề?

Hi..hi.. Em giải thích bừa vậy, chả biết đúng không. các bác giúp thêm bác Land đi.
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,352
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trong xe đẫn động 4 bánh có các cơ cấu cơ khí và điện tử "đo" tốc độ quay từng bánh (em "nôm" quá các cụ nhể?) để điều chỉnh lực truyền tới từng bánh xe tăng hay giảm tương ứng. Câu "chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn" em hiểu là: cái bánh bám đường tốt hơn rồi thì chỉ cần một lực truyền tới ít hơn nó cũng đi lên được một đoạn, bánh bám đường kém hơn thì cần kéo khỏe hơn để bù trừ vào lực mất đi do bị trượt đi để bánh xe đó cũng đi lên một đoạn bằng bánh kia. Ở đây, chắc chỉ xét trong một giới hạn nhất định, trượt nhiều quá hư kiểu lọt vào vũng bùn thì chịu các bác nhề?
Ôi hay thiệt ! Xin cảm ơn !
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,666
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
Em không phải chiên za nhưng cứ mạnh dạn giải thích dư lày, các bác xem không được thì bảo cho em và bác Land thêm ạ:
cái bánh bám đường tốt hơn rồi thì chỉ cần một lực truyền tới ít hơn nó cũng đi lên được một đoạn, bánh bám đường kém hơn thì cần kéo khỏe hơn để bù trừ vào lực mất đi do bị trượt đi để bánh xe đó cũng đi lên một đoạn bằng bánh kia. Ở đây, chắc chỉ xét trong một giới hạn nhất định, trượt nhiều quá hư kiểu lọt vào vũng bùn thì chịu các bác nhề?
Hi..hi.. Em giải thích bừa vậy, chả biết đúng không. các bác giúp thêm bác Land đi.
Nhưng em sợ là nếu cái bánh bám đường kém (nên đang trượt) mà được thêm năng lượng thì lại càng trượt nhiều hơn...kết quả là chết gí.
 
Biển số
OF-4
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
4,322
Động cơ
626,272 Mã lực
Nơi ở
Vietnam
Em không phải chiên za nhưng cứ mạnh dạn giải thích dư lày, các bác xem không được thì bảo cho em và bác Land thêm ạ:

Trong xe đẫn động 4 bánh có các cơ cấu cơ khí và điện tử "đo" tốc độ quay từng bánh (em "nôm" quá các cụ nhể?) để điều chỉnh lực truyền tới từng bánh xe tăng hay giảm tương ứng. Câu "chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn" em hiểu là: cái bánh bám đường tốt hơn rồi thì chỉ cần một lực truyền tới ít hơn nó cũng đi lên được một đoạn, bánh bám đường kém hơn thì cần kéo khỏe hơn để bù trừ vào lực mất đi do bị trượt đi để bánh xe đó cũng đi lên một đoạn bằng bánh kia. Ở đây, chắc chỉ xét trong một giới hạn nhất định, trượt nhiều quá hư kiểu lọt vào vũng bùn thì chịu các bác nhề?

Hi..hi.. Em giải thích bừa vậy, chả biết đúng không. các bác giúp thêm bác Land đi.
Bác nói đúng mỗi chỗ này :21:
 

Haiau

Xe tăng
Biển số
OF-8989
Ngày cấp bằng
14/11/06
Số km
1,871
Động cơ
583,639 Mã lực
Nơi ở
48B Tràng Thi
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cơ chế hoạt động phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của xe dẫn động hai cầu cao hơn so với dẫn động một cầu. Thêm vào đó xe AWD cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn vì năng lượng liên tục được truyền tới cả 4 bánh.



Tác giả: ChaThaGhi Nhu KhoPhaE
(Chẳng Thấy Ghi Nhưng Không Phải Em.)
Em phản đối chỗ đó ,không biết tác giả bài viết đã đi đường tập tăng xuân mai bao giờ chưa nhỉ :^):^):^) ???
 

NguoiGia

Xe tăng
Biển số
OF-14583
Ngày cấp bằng
6/4/08
Số km
1,176
Động cơ
525,840 Mã lực
Em phản đối chỗ đó ,không biết tác giả bài viết đã đi đường tập tăng xuân mai bao giờ chưa nhỉ :^):^):^) ???
E chưa đi offroad lần nào ở XM nhưng với loại đường đặc biệt này thì bài báo trên đã nói rồi mà bác. Với loại đường trơn trượt, địa hình không bằng phẳng... (chắc là đường ở XM thuộc loại này) thì bộ điều khiển trên chưa thể đủ để xử lý nó một cách hoàn hảo. Em nghĩ nó chỉ làm việc tốt với các yếu tố trong một phạm vi nào đó thôi. Với các xe để cho mục đích này, phải có thêm các yếu tố đặc biệt nào khác nữa chăng.

Bác nào biết nhiều về Hummer hay các loại tương tự lên tiếng giúp anh em chúng em với !!!!!
 

Haiau

Xe tăng
Biển số
OF-8989
Ngày cấp bằng
14/11/06
Số km
1,871
Động cơ
583,639 Mã lực
Nơi ở
48B Tràng Thi
E chưa đi offroad lần nào ở XM nhưng với loại đường đặc biệt này thì bài báo trên đã nói rồi mà bác. Với loại đường trơn trượt, địa hình không bằng phẳng... (chắc là đường ở XM thuộc loại này) thì bộ điều khiển trên chưa thể đủ để xử lý nó một cách hoàn hảo. Em nghĩ nó chỉ làm việc tốt với các yếu tố trong một phạm vi nào đó thôi. Với các xe để cho mục đích này, phải có thêm các yếu tố đặc biệt nào khác nữa chăng.

Bác nào biết nhiều về Hummer hay các loại tương tự lên tiếng giúp anh em chúng em với !!!!!
Em không hiểu thì mới thắc mắc :^).bộ phận đó không hoàn hảo ở chỗ nào ? chỉ hoạt động tốt trong phạm vi nào , ý bác nói là nó chỉ hoạt động tốt trên địa hình bằng phẳng ?????
 

kar

Xe điện
Biển số
OF-152
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
2,002
Động cơ
601,030 Mã lực
Tuổi
51
RWD làm sao mà đi đường trơn tốt hơn FWD được, chứ đừng nói tốt hơn AWD! Nhà Gay bắt hết mấy ông ngồi đây vào trong OFFROAD đi, chết dở!
 

gaz69

Xe điện
Biển số
OF-1685
Ngày cấp bằng
24/9/06
Số km
3,287
Động cơ
603,079 Mã lực
Tuổi
50
Website
www.autopart.vn
Bài này đọc đến cuối.....điên luôn:))
Chẳng hiểu ta đang bàn luận cái gì nữa các cụ ạ.
Nếu đúng như đầu đề của bài này,thì kết luận hệ thống 2 cầu chủ động là ngon nhất( bám đường,vượt lầy...)
Nếu các cụ muốn phân tích độ khó của hệ thống dẫn động 4 bánh thì em nghĩ nên bắt đầu từ sơ khai:
Ví dụ Gaz69 : nếu cài cầu trước ,sức kéo từ động cơ truyền thẳng đến 4 bánh,tốc độ 4 bánh như nhau.Rẽ phát là buồn cười ngay.
Hơn tý ví dụ như Land Cruiser: Có thêm vi sai trong hộp số phụ( vi sai trung tâm chỉ là 1 bộ phận của hộp số phụ),4 bánh có thể chạy với các tốc độ khác nhau,rẽ vô tư khi xài 4x4.Tuy nhiên để đảm bảo 4x4 không trở thành 4x2,cấu tạo của vi sai trung tâm đảm bảo không có chuyện 1 bánh quay tốc độ 0km/h và bánh kia 100km/h:21:
Ở đây có thuật ngữ khóa vi sai trung tâm,nó là bộ phận để loại bỏ cái vi sai này,đưa Land Cruiser về làm Gaz69.Ích lợi của nó là tăng tốc độ quay cho tất cả các bánh xe khi bị sa lầy.
Tiếp đến với xe AWD,cấu tạo như các xe trên nhưng ở tình trạng lúc nào cũng cài cầu.Ở đây vi sai trung tâm bắt buộc phải có(không có thì đi 100km thay lốp+cầu...).Tuy nhiên để có lực kéo tối ưu,moment phân bố trên từng cầu phải thay đổi theo từng điều kiện.
Ví dụ điển hình các bác xem bài ''test X6'' của em trong box BMW: ờ điều kiện bình thường lực kéo phân bổ đến cầu sau là 60% và trước là 40%,khi cua gấp thậm chí cắt hẳn bánh trước.Việc phân bổ lực kéo này do Vi sai trung tâm đảm nhiệm-đây chính là khái niệm phân bổ lực kéo giữa các cầu chủ động.
Cấu tạo của vi sai này mỗi hãng làm 1 kiểu,thằng thì kêu là Torsen ,thằng thì là gì gì,nhưng tựu trung cấu tạo phức tạp và đòi hỏi 1 hệ thống điều hành tinh vi,BMW gọi hệ điều hành và các cơ cấu này là X-drive:))MER là 4matic.....
Thế theo các cụ có nên chi li hơn nũa không nhỉ,hay chỉ nên hiểu đến khái niệm ( như em) để tiện sử dụng vì cấu tạo vận hành chi tiết thì dành cho..thợ sửa xe(b)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top