- Biển số
- OF-14583
- Ngày cấp bằng
- 6/4/08
- Số km
- 1,187
- Động cơ
- 525,840 Mã lực
Mấy hôm trước, các cụ, các bác, các anh em OF bình luận rất sôi nổi về một câu hỏi "Xe 1 cầu chạy bằng bánh nào", đọc sướng lắm. Mỗi tội tới trang thứ 10 thì.. em loạn hết cả lên. Cụ nào quan tâm đến các nội dung rộng hơn xung quanh câu hỏi này xin mời đọc ở đây: http://www.otofun.com/showthread.php?t=47272
Hôm nay, em đọc được bài này, cũng thích vì dễ hiểu, ngắn gọn. Mời các cụ xem ạ: http://auto.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=340&CatId=7
Để tiện cho các cụ theo dõi, em copy rồi paste vào đây, như này:
Chọn hệ dẫn động nào cho phù hợp?
Khi mua ô tô, việc lựa chọn xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước, cầu sau hay hai cầu phụ thuộc vào điều kiện và thói quen lái xe của mỗi người. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Cách đây vài thập kỷ, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước thường bị coi là “kỳ quặc”. Giờ không còn nữa. Ngày nay, xe dẫn động cầu trước đã trở nên phổ biến và hệ dẫn động cầu sau mới bị coi là “đặc biệt”.
Giá nhiên liệu leo thang khiến các nhà sản xuất ô tô phải tập trung sản xuất các mẫu xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đó là lý do khiến hệ dẫn động cầu sau “yếu thế” hơn hệ dẫn động cầu trước, và khó có khả năng trở lại thời hoàng kim.
Tuy nhiên, công nghệ tin học hiện đại có thể giúp các nhà sản xuất khắc phục một số nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn có sự cân bằng giữa tính năng vận hành và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe.
Trong khi đó, đáp lại nhu cầu thực tế, ngành công nghiệp ô tô còn cho ra đời hệ dẫn động 4 bánh (4WD hoặc AWD), tức là công suất và lực mô-men xoắn được truyền trực tiếp từ động cơ tới cả 4 bánh xe, thay vì chỉ 2 bánh trước hoặc sau.
Dưới đây là ưu và nhược điểm cơ bản của các hệ dẫn động:
Dẫn động cầu trước (FWD)
Ưu điểm lớn nhất mà hầu hết mọi người đều biết về hệ dẫn động cầu trước là cho độ bám đường tốt. Trọng lượng động cơ dồn lên cầu dẫn động và cũng là bánh dẫn hướng, nên độ bám đường chắc chắn tốt hơn.
Một ưu điểm lớn khác là ngày nay, hầu hết các xe đều có động cơ đặt trước, thay vì đặt sau như trước đây, nên việc truyền động ngay tới cầu trước sẽ giúp giảm chi phí và những rắc rối về kỹ thuật.
Thêm vào đó, vì loại bỏ được các chi tiết kỹ thuật phức tạp do không phải truyền lực từ động cơ đặt trước về cầu sau nên diện tích sử dụng của xe sẽ lớn hơn trong khi trọng lượng giảm xuống. Đó là lý do tại sao hệ dẫn động cầu trước thường gắn với dòng xe nhỏ, hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cao.
Dù vậy, hệ dẫn động cầu trước cũng có những nhược điểm nhất định. Trước hết, đây không phải là một sự phân bổ hợp lý về cân bằng trọng lượng xe. Trọng lượng tập trung ở phía trước khiến xe khó điều khiển khi ôm cua.
Thêm vào đó, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước dễ khiến người lái có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc.
Dẫn động cầu sau (RWD)
Đa số những người có yêu cầu cao về tính năng vận hành vẫn thích xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau hơn, vì nhiều lý do. Một mặt, “giải phóng” cầu trước khỏi hệ dẫn động sẽ tăng diện tích phía trước dành cho một động cơ lớn hơn. Hơn nữa, hai bánh trước có thể tập trung vào chức năng dẫn hướng, thay vì phải kiêm thêm nhiệm vụ dẫn động.
Ưu điểm của cái này có thể là nhược điểm của cái kia. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau cũng giúp người lái không có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc đột ngột, như ở xe dẫn động cầu trước.
Ngoài ra, với hệ dẫn động cầu sau, xe có tỷ lệ cân bằng trọng lượng tối ưu.
Tuy nhiên, xe dẫn động cầu sau dễ bị trượt bánh sau hơn khi rẽ, có thể gây nguy hiểm với những tay lái thiếu kinh nghiệm. May mắn là với sự hỗ trợ của công nghệ tin học hiện đại, nhược điểm này đã được hạn chế. Hệ thống kiểm soát ổn định xe điện tử và hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe ít bị trượt bánh hơn.
Dẫn động hai cầu (AWD)
Khi cả hệ dẫn động cầu trước và cầu sau đều có nhược điểm, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao không dùng hệ dẫn động 2 cầu, để công suất và mô-men xoắn từ động cơ được truyền trực tiếp tới cả 4 bánh?”. Câu trả lời của ngành ô tô là “Có”.
Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4 bánh AWD là cho độ bám đường cao. Hầu hết các hệ dẫn động 4 bánh hiện đại có thể kiểm soát độ bám đường của cả 4 bánh xe, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ phân bổ động lực tới các bánh xe, lập tức chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn. Việc này giúp xe có khả năng vượt địa hình tốt.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cơ chế hoạt động phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của xe dẫn động hai cầu cao hơn so với dẫn động một cầu. Thêm vào đó xe AWD cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn vì năng lượng liên tục được truyền tới cả 4 bánh.
Có chuyên gia cho rằng một chiếc xe dẫn động cầu trước trang bị một bộ lốp đặc biệt cho điều kiện địa hình trơn trượt cũng có hiệu quả kiểm soát lái tốt như xe dẫn động 4 bánh AWD với bộ lốp thông thường, trong khi hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn, giá xe rẻ hơn.
Tuy nhiên, với ưu điểm hoạt động tốt trong hầu hết mọi địa hình, hệ dẫn động 4 bánh AWD đang ngày càng trở nên phổ biến.
Tác giả: ChaThaGhi Nhu KhoPhaE
(Chẳng Thấy Ghi Nhưng Không Phải Em.)
Lời bàn: Chọn xe thường quan tâm đến tông tích (thương hiệu) nhà sản xuất ra nó, máy móc của nó, hình thức của nó, các option của nó, sau là độ ồn ào của nó ít, độ sướng nó đem lại cho ta tận hưởng, nó có dễ bảo hay không (trợ lực), nết ăn uống của nó.... và ... chứ nào ai chọn tay to hơn chân hay chân to hơn tay hay cả chân cả tay đều phải to như nhau?
Ôi, bàn nát ra rồi mới tự thốt lên rằng: chọn xe há chẳng phải giống như chọn vợ lắm ru?
Các cụ kính mến nhỉ.
Hôm nay, em đọc được bài này, cũng thích vì dễ hiểu, ngắn gọn. Mời các cụ xem ạ: http://auto.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=340&CatId=7
Để tiện cho các cụ theo dõi, em copy rồi paste vào đây, như này:
Chọn hệ dẫn động nào cho phù hợp?
Khi mua ô tô, việc lựa chọn xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước, cầu sau hay hai cầu phụ thuộc vào điều kiện và thói quen lái xe của mỗi người. Mỗi hệ thống đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Cách đây vài thập kỷ, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước thường bị coi là “kỳ quặc”. Giờ không còn nữa. Ngày nay, xe dẫn động cầu trước đã trở nên phổ biến và hệ dẫn động cầu sau mới bị coi là “đặc biệt”.
Giá nhiên liệu leo thang khiến các nhà sản xuất ô tô phải tập trung sản xuất các mẫu xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đó là lý do khiến hệ dẫn động cầu sau “yếu thế” hơn hệ dẫn động cầu trước, và khó có khả năng trở lại thời hoàng kim.
Tuy nhiên, công nghệ tin học hiện đại có thể giúp các nhà sản xuất khắc phục một số nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng muốn có sự cân bằng giữa tính năng vận hành và khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe.
Trong khi đó, đáp lại nhu cầu thực tế, ngành công nghiệp ô tô còn cho ra đời hệ dẫn động 4 bánh (4WD hoặc AWD), tức là công suất và lực mô-men xoắn được truyền trực tiếp từ động cơ tới cả 4 bánh xe, thay vì chỉ 2 bánh trước hoặc sau.
Dưới đây là ưu và nhược điểm cơ bản của các hệ dẫn động:
Dẫn động cầu trước (FWD)
Ưu điểm lớn nhất mà hầu hết mọi người đều biết về hệ dẫn động cầu trước là cho độ bám đường tốt. Trọng lượng động cơ dồn lên cầu dẫn động và cũng là bánh dẫn hướng, nên độ bám đường chắc chắn tốt hơn.
Một ưu điểm lớn khác là ngày nay, hầu hết các xe đều có động cơ đặt trước, thay vì đặt sau như trước đây, nên việc truyền động ngay tới cầu trước sẽ giúp giảm chi phí và những rắc rối về kỹ thuật.
Thêm vào đó, vì loại bỏ được các chi tiết kỹ thuật phức tạp do không phải truyền lực từ động cơ đặt trước về cầu sau nên diện tích sử dụng của xe sẽ lớn hơn trong khi trọng lượng giảm xuống. Đó là lý do tại sao hệ dẫn động cầu trước thường gắn với dòng xe nhỏ, hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu cao.
Dù vậy, hệ dẫn động cầu trước cũng có những nhược điểm nhất định. Trước hết, đây không phải là một sự phân bổ hợp lý về cân bằng trọng lượng xe. Trọng lượng tập trung ở phía trước khiến xe khó điều khiển khi ôm cua.
Thêm vào đó, xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước dễ khiến người lái có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc.
Dẫn động cầu sau (RWD)
Đa số những người có yêu cầu cao về tính năng vận hành vẫn thích xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau hơn, vì nhiều lý do. Một mặt, “giải phóng” cầu trước khỏi hệ dẫn động sẽ tăng diện tích phía trước dành cho một động cơ lớn hơn. Hơn nữa, hai bánh trước có thể tập trung vào chức năng dẫn hướng, thay vì phải kiêm thêm nhiệm vụ dẫn động.
Ưu điểm của cái này có thể là nhược điểm của cái kia. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu sau cũng giúp người lái không có cảm giác xe bị kéo lệch sang một bên khi tăng tốc đột ngột, như ở xe dẫn động cầu trước.
Ngoài ra, với hệ dẫn động cầu sau, xe có tỷ lệ cân bằng trọng lượng tối ưu.
Tuy nhiên, xe dẫn động cầu sau dễ bị trượt bánh sau hơn khi rẽ, có thể gây nguy hiểm với những tay lái thiếu kinh nghiệm. May mắn là với sự hỗ trợ của công nghệ tin học hiện đại, nhược điểm này đã được hạn chế. Hệ thống kiểm soát ổn định xe điện tử và hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp xe ít bị trượt bánh hơn.
Dẫn động hai cầu (AWD)
Khi cả hệ dẫn động cầu trước và cầu sau đều có nhược điểm, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao không dùng hệ dẫn động 2 cầu, để công suất và mô-men xoắn từ động cơ được truyền trực tiếp tới cả 4 bánh?”. Câu trả lời của ngành ô tô là “Có”.
Ưu điểm lớn nhất của hệ dẫn động 4 bánh AWD là cho độ bám đường cao. Hầu hết các hệ dẫn động 4 bánh hiện đại có thể kiểm soát độ bám đường của cả 4 bánh xe, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ phân bổ động lực tới các bánh xe, lập tức chuyển năng lượng từ bánh có độ bám đường tốt hơn sang bánh kém hơn. Việc này giúp xe có khả năng vượt địa hình tốt.
Tuy nhiên, một điểm quan trọng cần lưu ý là với điều kiện đường trơn trượt, hệ dẫn động 4 bánh AWD tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ dẫn động cầu sau trong việc kiểm soát độ bám đường.
Cơ chế hoạt động phức tạp hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của xe dẫn động hai cầu cao hơn so với dẫn động một cầu. Thêm vào đó xe AWD cũng tiêu tốn nhiên liệu hơn vì năng lượng liên tục được truyền tới cả 4 bánh.
Có chuyên gia cho rằng một chiếc xe dẫn động cầu trước trang bị một bộ lốp đặc biệt cho điều kiện địa hình trơn trượt cũng có hiệu quả kiểm soát lái tốt như xe dẫn động 4 bánh AWD với bộ lốp thông thường, trong khi hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn, giá xe rẻ hơn.
Tuy nhiên, với ưu điểm hoạt động tốt trong hầu hết mọi địa hình, hệ dẫn động 4 bánh AWD đang ngày càng trở nên phổ biến.
Tác giả: ChaThaGhi Nhu KhoPhaE
(Chẳng Thấy Ghi Nhưng Không Phải Em.)
Lời bàn: Chọn xe thường quan tâm đến tông tích (thương hiệu) nhà sản xuất ra nó, máy móc của nó, hình thức của nó, các option của nó, sau là độ ồn ào của nó ít, độ sướng nó đem lại cho ta tận hưởng, nó có dễ bảo hay không (trợ lực), nết ăn uống của nó.... và ... chứ nào ai chọn tay to hơn chân hay chân to hơn tay hay cả chân cả tay đều phải to như nhau?
Ôi, bàn nát ra rồi mới tự thốt lên rằng: chọn xe há chẳng phải giống như chọn vợ lắm ru?
Các cụ kính mến nhỉ.