"Luyện công bất luyện quyền, hậu thế thất nhân truyền"
Trước hết một môn võ không chỉ được hình thành một lần mà là sự đúc kết, kế thừa qua nhiều thế hệ, nhiều đời ...
Và tất nhiên việc truyền qua các đời phải dựa vào con người, các đệ tử ...
Và câu nói trên là để nhắc nhở tầm quan trọng của việc lưu truyền, luyện tập và hoàn thiện các bài quyền trong sự tồn vong của một môn võ.
Đấy là về ngữ nghĩa. Còn thực tế thì trong luyện tập thì tôi thấy thế này:
- Tập quyền là một khâu, một giai đoạn trong tổng thể vòng xoáy tập luyện của người tập võ. Do vậy, không nên tuyệt đối hóa cũng không nên coi thường tập quyền.
- Trong mỗi bài quyền không chỉ lưu giữa các kỹ thuật, sự kết hợp và chuyển hóa giữa các kỹ thuật mà còn lưu giữ ý, khí và chiến thuật trong chiến đấu. Do vậy, nếu chỉ đơn thuần chọn, cắt các kỹ thuật hoặc chùm kỹ thuật trong bài quyền và đưa vào ứng dụng thì sẽ sớm thất vọng?
- Đối với người mới tập, bài quyền như các khuôn mẫu, dẫn lộ cho người tập dần hình thành các kỹ năng cơ bản từ tấn pháp, thân pháp, thủ pháp, cước pháp đến nhãn pháp và phát triển khí lực ... một cách tuần tự và là lộ trình đã được nghiên cứu, chắt lọc qua nhiều thế hệ.
- Với người có thời gian tập lâu dài, các bài quyền là một kho tàng có thể khai thác lâu dài, học mãi vẫn chưa thấy hết được ý nghĩa, ứng dụng của các bài quyền, kể cả bài đơn giản nhất. Càng học càng thấy khó có thể bộc lộ được hết ý nghĩa và giá trị của bài quyền dù kỹ năng thể hiện của mình ngày càng được bồi đắp.
- Và cứ loay hoay, đào bới trong các bài quyền, người tập ngày càng tích lũy được nhiều kỹ năng một cách tự nhiên, vô thức.
Và như vậy, dù Quyền không phải là Tổng thể của võ thuật nhưng có một vai trò xương sống và không những chỉ là một CÔNG ĐOẠN trong quá trình luyện võ mà nó còn chính là KHO TÀNG lưu giữ, tích lũy và phát triển các môn võ qua thời gian.
Và câu hỏi tiếp theo sẽ là ...