2 lão này giả say viết bài, kể ra cũng được, nhưng trở lại với chữ ký của lão Zét, nhưng để đúc kết được thành 2 vế đối như vậy thì cổ xưa đúc kết qua hàng nhiều năm. Quyền là một chuỗi các động tác phối hợp giữa những đòn thế căn bản gạt, chém, chỏ, đấm, đá .... mà tạo thành, nhằm giúp người tập có bản lĩnh ứng xử, phản xạ tay chân linh hoạt nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, tăng cường thể lực, tạo tốc độ với ý hướng bảo vệ mình và tấn công, chế ngự đối phương.. Các bài quyền gồm có các kỹ thuật về quyền rất đa dạng, khi chậm, khi nhanh, khi mạnh, khi nhẹ, khi đánh xa, khi đánh gần, khi đánh thấp, khi đánh cao, khi đánh đòn đơn, khi đánh đòn kép, có khi đánh trực diện, có khi tung ra 2 phía, khi chập chờn đơn độc, khi tung ra liên hoàn, người đi quyền thường xuyên di chuyển, đi, nhảy, né tránh, lăn lộn.. để phù hợp với tình huống tấn công hoặc phòng thủ… Đến một mức cao thì người tập có thể tự lập ra một Thuật cho riêng mình mà chúng ta vẫn hay gọi là Quyền THuật, giống như Học Thuật, một hệ thống lý luận dựa trên những thực tế nhưng xuyên suốt cả một quá trình luyện tập.- (vài chục năm , hàng chục năm, hàng trăm năm, trải qua nhiều thé hệ).
Nếu giả sử tập mà không đi từ các bài quyền , mà đi ngay vào các đòn thế, hoặc các cắt lát từ các kỹ thuật đối kháng thì phục vụ ứng dụng đấm đá như cái pót trên của lão Kèn cũng là một cách chơi hay cách tập nhưng cũng sẽ chỉ dừng ở mức độ nào đó, tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi con người.
Luyện quyền phải trở thành thói quen thường nhật, và không phải giữ trong đầu óc những động tác gì???? Mà phải là những động tác tự nhiên xuất phát ra từ phản xạ của thói quen...ý lực hài hoà, chân tay linh động.
Lão nào đã xem Karate Kid thì trong bộ phim có đoạn thầy dạy võ chỉ hướng dẫn cậu học trò bé nhỏ một chùm kỹ thuật hay một động tác duy nhất là cởi áo - vứt áo xuống đất và treo áo lên mắc, một hàng động tưởng như nhàm chán nhưng lại là thói quen hàng ngày , một động tác để trở thành một phản xạ tự nhiên theo thói quen không phải là đơn giản .
Câu luyện công mà không luyện quyền thực ra là một nhưng lại là hai, công là công phu, sự bền bỉ, dẻo dai, tính kiên nhẫn ... mà không học quyền (thuật) hoặc có học quyền (thuật) nhưng không sâu thì cũng có kết quả như mong đợi.
Do đó trải qua nhiều thế hệ người ta đã chế ra những thế vồ, của hổ, những thế trườn, uốn éo của loài rắn, những thế nhảy nhót, múa chao đảo của loài vượn ... đây là cả một kỹ thuật phức tạp mà cả đời người nối tiếp qua bao thế hệ, quan sát, nghiên cứu và sáng chế ra để tạo thành, và người tập phải dày công (luyện công như câu của cổ nhân) luyện tập trải qua nhiều ngày tháng gian khổ mới hoàn thiện và thực hành có hiệu quả .... và để hậu thế không mất truyền nhân
trên 2 câu kết này còn 4 câu nữa cũng là đúc kết của cả boa năm võ thuật.
.. còn nữa ...
tiếp theo sẽ là như nào khi đối đầu với sàn đấu khốc liệt như UFC, .... Quan điểm trở lại với cách luyện công của từng loại hình luyện tập để thi đấu