[ATGT] Câu hỏi cũ rích-Luật có buộc xe đang trong giao lộ phải nhường xe đến từ bên phải k?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hai trường hợp về nhường đường. Clip minh hoạ từ Úc.

1a- Xe xanh ra tín hiệu rẽ trái, rẽ ngay, không nhường đường cho xe đỏ, vì cho rằng mình vào giao lộ trước.

Xe xanh đi như vậy là sai luật, gây tai nạn.

Clip
[video=youtube;CroADrwc09c]http://youtu.be/CroADrwc09c[/video]

http://youtu.be/CroADrwc09c

1b- Dù vào giao lộ trước hay không, xe xanh rẽ trái cũng phải nhường đường cho xe đỏ đi từ bên phải tới.

Xe xanh đi như vậy là đúng luật, giúp giao thông thông suốt.

Clip
[video=youtube;w7zODWparGU]http://youtu.be/w7zODWparGU[/video]

http://youtu.be/w7zODWparGU



2a- Lấy lí do xe mình đi thẳng, lại vào giao lộ trước,mxe đỏ không nhường đường cho xe xanh từ bên phải tới đang xi nhan rẽ phải.
Đi như vậy là sai luật, gây tai nạn.

Clip
[video=youtube;BT3N0lW24T4]http://youtu.be/BT3N0lW24T4[/video]

http://youtu.be/BT3N0lW24T4



2b- Dù vào giao lộ trước hay không, xe đỏ đi thẳng cũng phải nhường đường cho xe xanh rẽ từ bên phải tới.

Clip
[video=youtube;9OEGZP9MTgk]http://youtu.be/9OEGZP9MTgk[/video]

http://youtu.be/9OEGZP9MTgk
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Quan điểm cá nhân nhà cháu là "xe vào giao lộ trước không được miễn trừ nghĩa vụ luật định là phải nhường đường cho xe đi từ bên phải tới".

Dựa trên 2 điểm sau đây:

1- Theo quy định tại Điều 24 Luật gtđb Vn, phương tiện phải nhường đường cho xe đi từ bên phải đến.

Theo các quy định hiện hành trong luật Vn, không hề có quy định nào coi hành vi "vào giao lộ trước" là một điều kiện để được miễn trừ nghĩa vụ nhường đường cho xe từ bên phải đến.

2- Việc nhường đường cho xe bên phải có hiệu lực tại chính nơi đường giao nhau. Có nghĩa là xe bị nhường phải thực hiện nhường đường trên "toàn bộ mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó".


Vậy xe vào giao lộ trước phải di chuyển thế nào để thực hiện nghĩa vụ "nhường đường" cho xe từ bên phải tới?

- Theo Định nghĩa của Công ước Viên, "nhường đường" là xe bị nhường không được tiếp tục di chuyển nếu thấy việc tiếp tục di chuyển đó có thể buộc xe được nhường phải đột ngột đổi hướng, hoặc đột ngột đổi tốc độ di chuyển (phanh).

Để nhường đường, dù vào giao lộ trước hay sau, xe bị nhường phải giảm tốc độ, phải vòng phía sau đuôi xe được nhường đi từ phía bên phải tới.
Xe bị nhường không được cúp đầu, không được bắt xe được nhường phải phanh lại cho xe bị nhường đi qua trước, như thực tế giao thông tại Vn hiện nay.

Với xu hướng hội nhập giao thông liên vùng quốc tế hiện nay sẽ có phương tiện từ nhiều quốc gia khác lưu thông trên hệ thống đường bộ Vn.
Nếu vẫn để tồn tại sự khác nhau trong cách hiểu về nhường đường giữa Vn và quốc tế, sẽ dẫn đến tai nạn thường xuyên giữa lái xe Vn và quốc tế trên các cung đường Vn.
Toà án sẽ dựa theo quy định tại Công ước Viên để phán xử. Người phải đền bù thiệt hại do tai nạn gây ra sẽ là phía Vn.



--------------------------------
Trích luật:

- Quy định về "nhường đường" theo Luật Gtđb Vn



- Định nghĩa "nhường đường" nêu tại Công ước Viên 1968"[/b]



- Định nghĩa về "đường giao nhau" trong Luật gtđb Vn


Cảm ơn cụ đã có ý kiến. Cụ có suy nghĩ gì về cái gạch chân đầu tiên trong điều 24 mà cụ đã post không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ đã có ý kiến. Cụ có suy nghĩ gì về cái gạch chân đầu tiên trong điều 24 mà cụ đã post không?
Nhà cháu thấy có 2 thao tác lái xe phải làm trước khi đến giao lộ:

1- Khi đến gần giao lộ lái xe phải giảm tốc độ (đánh số 1 trong Điều 24).
Thao tác này là cần thiết để 1- đảm bảo an toàn, tránh va chạm với các xe khác, đi từ hướng khác tới; 2- có đủ thời gian quan sát cá phuơng tiện từ hướng khác đi tới để có thể quyết định thứ tự xếp hàng đi qua giao lộ (giải bài toán sa hình), xe mình phải nhường cho xe nào, xe mình được đi trước xe nào.
Khi tốc độ giao thông nói chung ngày càng tăng lên thì thao tác giảm tốc độ trước khi vào giao lộ càng quan trọng và không thể bị bỏ qua.

Hiện nay, với cách hiểu sai của nhiều lái xe, rằng xe nào vào giao lộ trước được quyền đi trước, hầu hết các xe tại Vn đều làm ngược lại luật.
Nghĩa là trước khi vào giao lộ, các lái xe đều tăng tốc để giành quyền vào giao lộ trước, giành quyền chèn đầu xe khác để xe mình qua giao lộ trước. Kết quả là các xe đều phải phanh gấp. Phanh không kịp thì đâm nhau. Phanh kịp thì tự làm giảm tốc độ của nhau xuống.

2- Xử lí tình huống, giải bài toán sa hình về nhường đường tại nơi đường giao nhau.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Quan điểm cá nhân nhà cháu là "xe vào giao lộ trước không được miễn trừ nghĩa vụ luật định là phải nhường đường cho xe đi từ bên phải tới".

Dựa trên 2 điểm sau đây:

1- Theo quy định tại Điều 24 Luật gtđb Vn, phương tiện phải nhường đường cho xe đi từ bên phải đến.

Theo các quy định hiện hành trong luật Vn, không hề có quy định nào coi hành vi "vào giao lộ trước" là một điều kiện để được miễn trừ nghĩa vụ nhường đường cho xe từ bên phải đến.

2- Việc nhường đường cho xe bên phải có hiệu lực tại chính nơi đường giao nhau. Có nghĩa là xe bị nhường phải thực hiện nhường đường trên "toàn bộ mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó".


Vậy xe vào giao lộ trước phải di chuyển thế nào để thực hiện nghĩa vụ "nhường đường" cho xe từ bên phải tới?

- Theo Định nghĩa của Công ước Viên, "nhường đường" là xe bị nhường không được tiếp tục di chuyển nếu thấy việc tiếp tục di chuyển đó có thể buộc xe được nhường phải đột ngột đổi hướng, hoặc đột ngột đổi tốc độ di chuyển (phanh).

Để nhường đường, dù vào giao lộ trước hay sau, xe bị nhường phải giảm tốc độ, phải vòng phía sau đuôi xe được nhường đi từ phía bên phải tới.
Xe bị nhường không được cúp đầu, không được bắt xe được nhường phải phanh lại cho xe bị nhường đi qua trước, như thực tế giao thông tại Vn hiện nay.

Với xu hướng hội nhập giao thông liên vùng quốc tế hiện nay sẽ có phương tiện từ nhiều quốc gia khác lưu thông trên hệ thống đường bộ Vn.
Nếu vẫn để tồn tại sự khác nhau trong cách hiểu về nhường đường giữa Vn và quốc tế, sẽ dẫn đến tai nạn thường xuyên giữa lái xe Vn và quốc tế trên các cung đường Vn.
Toà án sẽ dựa theo quy định tại Công ước Viên để phán xử. Người phải đền bù thiệt hại do tai nạn gây ra sẽ là phía Vn.



--------------------------------
Trích luật:

- Quy định về "nhường đường" theo Luật Gtđb Vn



- Định nghĩa "nhường đường" nêu tại Công ước Viên 1968"[/b]



- Định nghĩa về "đường giao nhau" trong Luật gtđb Vn

ĐIều 24 Không quy cho xe đã vào nơi giao nhau.

"Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
...
"
Điều 24 quy định cho các xe "đến gần đường giao nhau" thôi.
 

nobitavip

Xe buýt
Biển số
OF-94315
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
840
Động cơ
403,024 Mã lực
Vấn đề này nó là nguyên tắc rồi cụ. Giống như khi tham gia giao thông cụ phải đi bên phải ý:D
chuẩn cụ ạ, nó là nguyên tắc và thông lệ rồi, cụ phải theo thôi!
 

nobitavip

Xe buýt
Biển số
OF-94315
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
840
Động cơ
403,024 Mã lực
Tiếp nữa là người lái ngồi bên trái nên khó quan sát bên phải hơn nên sẽ ưu tiên cho xe bên phải trước vì mình ko chủ động còn bên kia thì người ta chủ động hơn!
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
chuẩn cụ ạ, nó là nguyên tắc và thông lệ rồi, cụ phải theo thôi!
Phải tìm hiểu xem thực hiện cái nguyên tắc ấy thế nào chứ. Ngay cả cái nguyên tắc đi bên phải các cụ offer cũng còn đang "cãi nhau".
 
Chỉnh sửa cuối:

nobitavip

Xe buýt
Biển số
OF-94315
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
840
Động cơ
403,024 Mã lực
Phải tìm hiểu xem thực hiện cái nguyên tắc ấy thế nào chứ. Ngay cả cái nguyên tắc đi bên phải các cụ offer cũng còn đang "cãi nhau".
thì em nói tiếp cmt sau rùi mà cụ...cũng phần do tính chủ động khi quan sát nữa cụ ạ!:D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top