Tết vẫn như thế cái vị nó vẫn vậy có khác thì là chúng ta có quá nhiều việc mà thôi
Theo cháu biết hiện nay đã có chứng chỉ chăn nuôi động vật cho các trang trại theo kiểu: Chăn nuôi ko nhốt, đảm bảo cho con vật được nuôi hạnh phúc đến khi bị giết thịt. Và những trang trại này được đảm bảo sản phẩm bán ra được giá cao hơn và được cộng đồng ưa chuộng hơn. Tây lông họ áp dụng khá nhiều và ở VN ta đang có một vài nơi.Hồi trước, cũng khá lâu rồi, nhà em ( 2vc và 2 cháu nhỏ) đi chơi Tam Đảo, lúc về ghé qua 1 quán lợn mán dọc đường ăn trưa...họ làm thịt con lợn mán nhỏ ngay chỗ khách ra vào để "quảng bá" lợn mán tươi....VC em và 2 đứa nhỏ bị ám ảnh mãi, vì mấy con lợn bị nhốt trước khi làm thịt chúng nó hồi hộp hay sao ý, nó kêu, nó nhìn với con mắt thật tội....2 đứa nhỏ nhà em bảo " mấy con lợn nó hồi hộp quá, nó ỵ đùn ra kìa, bố ơi"...
Về nhà ám ảnh mất mấy hôm....
Con lợn còn kêu tí là xong, vẫn còn những nhà nuôi con chó, con mèo có giỗ Tết là đè ra thịt. Lúc nó sắp bị giết nó biết. Con chó con mèo nó khôn hơn con lợn, con gà và nó cảm nhận được điều gì đang đến với nó. Ăn thịt ngoài thì cháu ko nói nhưng con vật nó quấn quýt mừng mình từ khi còn nhỏ mà nỡ lòng nào.Thiệt tình em thấy nể những gia đình ở quê nuôi lợn rồi tự làm thịt lợn tại nhà dịp tết thật....quá nể luôn.
Đúng vậy cụ.Theo cháu biết hiện nay đã có chứng chỉ chăn nuôi động vật cho các trang trại theo kiểu: Chăn nuôi ko nhốt, đảm bảo cho con vật được nuôi hạnh phúc đến khi bị giết thịt. Và những trang trại này được đảm bảo sản phẩm bán ra được giá cao hơn và được cộng đồng ưa chuộng hơn. Tây lông họ áp dụng khá nhiều và ở VN ta đang có một vài nơi.
Không biết các cụ có cảm nhận được không chứ cháu thấy: Ăn trứng gà vịt được chăn thả tự do rất thơm và ngon. Ăn thịt của chúng cũng ngon hơn rất nhiều so với nhưng con bị nhốt, xì chét bị bạo hành đánh đập. Rõ ràng là khi vật nuôi hạnh phúc với quãng đời nó sống thì con người cũng được hưởng giá trị cao hơn.
(Cháu ko phải nhà bảo vệ động vật)
Em thật sự thấy ghê sợ những người nuôi con chó, con mèo....rồi đem ra làm thịt để ăn....Con lợn còn kêu tí là xong, vẫn còn những nhà nuôi con chó, con mèo có giỗ Tết là đè ra thịt. Lúc nó sắp bị giết nó biết. Con chó con mèo nó khôn hơn con lợn, con gà và nó cảm nhận được điều gì đang đến với nó. Ăn thịt ngoài thì cháu ko nói nhưng con vật nó quấn quýt mừng mình từ khi còn nhỏ mà nỡ lòng nào.
Giờ lợn mổ ở lò nhiều. Các cháu nhỏ chỉ biết món thịt lợn chứ ko biết âm thanh con lợn bị giết nó như thế nào.Tết vẫn như thế cái vị nó vẫn vậy có khác thì là chúng ta có quá nhiều việc mà thôi
Giờ nhiều lò mổ em không nói, nhưng năm đấy người ta đến tận nhà cân hơi xong là giết thịt tại nhà mình ngay. Năm đấy em 17 -20 nên cũng bị ông bà già bắt ra cân lợn cùng đội lò mổ (lúc đấy nhà nào cũng thủ thêm một cái cân tạ để so sánh với cân đội lò mổ mang đến). Nhưng khi chọc tiết lợn là em té ngay, nói thật nó là con vật mình nuôi , nhìn bị chọc tiết mình cũng không đang tâm.Đúng vậy cụ.
Và em ủng hộ việc cấm giết mổ gia súc ( lợn, bò, dê....) tại hộ gia đình.
Kể cả gia cầm (gà, ngan, vịt....) cũng không nên giết thịt tại nhà.
Nên gom hết vào các lò giết mổ.....để chúng ta khuất mắt, không phải nghe tiếng lợn kêu "eng éc" lúc bị chọc tiết, không nhìn thấy động vật bị cắt tiết chết.....nó ám ảnh lắm. Thật sự là như vậy.
Cụ giàu trí tưởng tượng nhất cõi off. Bái phục!Con đường nuôi cũng để thịt, lúc thịt k rain các cụ còn phê bình cho. Chả biết đường nào mà lần
Nhà cháu ngoại thành nhưng rất lâu rồi cháu mới lại nghe được âm thanh dồn dập như vậy, ám ảnh ghê gớm. Nó là một phần của âm thanh giáp Tết đó cụ. Những năm trước có thể không bị tỉnh giấc lúc nửa đêm nên bẵng đi ko nhớ lại!Cụ chủ nhắc lại tiếng chọc tiết lợn lúc sáng sớm chuẩn quá. Nhà em xưa cũng nuôi lợn, sau nuôi cả lợn nái. Lúc tắm cho con lợn từ khi nhìn nhem nhuốc tới khi lấy bàn chải chải cho nó thành trắng bóc nhìn rất sướng
Cụ tả cảnh mổ lợn thế khéo lại bị các tín đồ bảo vệ động vật vào lên án bạo hành động vật đấyĐêm những ngày cuối năm, trời chuyển sang nồm nồm ẩm ẩm, nhiệt độ ấm hơn khiến trẻ con đứa nào cũng mồ hôi ướt nhoẹt vì đắp chăn.
Đêm nhưng rõ ràng là dư âm chuẩn bị Tết vẫn đang náo nức khắp mọi nơi…
Những hối hả công việc trong năm, những nỗi lo toan cơm áo gạo tiền hàng ngày khiến cho những lần tỉnh giấc giữa đêm thoáng qua chóng vánh rồi lại chìm vào giấc ngủ để ngày hôm sau lại trở lại với cái guồng quay lặp đi lặp lại nhàm chán của đời người. Ấy vậy mà vẫn phải lao vào cái guồng quay ấy như những cỗ máy vô tri vô giác.
Nhưng đêm nay thì lạ lắm. Cảm giác của 20, 30 năm trước ùa về. Giữa cái ấm ẩm nhồn nhột đón không khí xuân….
Tỉnh giấc! Trời ơi lâu lắm rồi mới nghe thấy tiếng người ta chọc tiết lợn. Thứ âm thanh gây nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tiếng lợn kêu thảm thiết bởi nhưng nhát dao bầu sắc nhọn xuyên vào động mạch chủ, lách bẻ qua lại cho “tiết” chảy ra ồng ộc. Tiếng kêu thảm thiết, dồn dập rồi lịm dần trôi vào không gian tĩnh lặng của màn đêm cuối năm. Như vậy là một sự sống đã kết thúc để làm nhiệm vụ cung cấp nguồn sống cho bao sự sống khác. Chừng 10 giây sau thì những âm thanh đó lại xuất hiện ở một nơi khác và cứ như vậy ở các vị trí khác nhau mà tai có thể định vị được giống như một bản đồng ca “cầu cứu” thảm thiết của những sinh linh trước khi buộc phải rời khỏi cõi đời này.
Người dân ngoại thành Hà Nội và ở quên vẫn còn nuôi lợn trong nhà nhiều như ngày xưa và cũng thường được “xuất chuồng” vào thời điểm cuối năm.
Ngày bé, mẹ thường căn nuôi lợn đến gần Tết để xuất chuồng.
Giáp Tết, 12h đêm mẹ chuận bị một nồi nước đun sôi lớn trong cái nồi sẽ luộc bánh chưng ngày mai để 2 hay 3 giờ sáng vợ chồng bác bán thịt đến “chọc tiết” và “cạo lông” con lợn nhà nuôi.
Nhà nông nghèo chỉ mong đến ngày thịt lợn để được bớt lại hai lá mỡ, bát tiết canh to, ít lòng già, lòng non và cuống phổi còn lại phải cho lên cân “móc hàm” để tính tiền. Mình được bác mổ lợn bonus cho cái bong bóng (bóng đái) để hôm sau phơi như mực 1-2 nắng rồi thổi lên thành quả bóng bay chơi.
Ngày Tết, mẹ hào phóng hơn bớt hẳn 2 cân thịt mông và một phần ngon bộ lòng bao gồm đủ món lòng, dồi, tim, cật, dạ dày….Bữa cơm ngày bán lợn đầy háo hức và thật ngon lạ kỳ!
Chúng ta nên cảm ơn con lợn và nhiều con vật khác nữa!
View attachment 8948496
theo bài viết này thì người Việt hay dùng từ '' chưng'' hơn là '' trưng'' theo âm hán Việt có phải không mợ?Lại nhớ bạn nhợn và một thời tuổi thơ góp phần lo miếng ăn, chỗ nằm cho bạn.
Cụ thớt nhặt hạt sạn nhỏ "bánh trưng" là có mâm lòng pơ phếch
Nó là sự thật đang diễn ra mà cụ.Cụ tả cảnh mổ lợn thế khéo lại bị các tín đồ bảo vệ động vật vào lên án bạo hành động vật đấy
Chưng là đúng rồi cụ ơi. Não cháu nghĩ là chưng nhưng tay viết là trưng.theo bài viết này thì người Việt hay dùng từ '' chưng'' hơn là '' trưng'' theo âm hán Việt có phải không mợ?
Vâng nó cũng là một phần của không khí xuân mà cụ. Không có những âm thanh ấy thì ban ngày làm sao có mâm cao cỗ đầy được. Để mang lại nguồn sống và sự phát triển cho con người thì mẹ thiên nhiên đang ban tặng rất nhiều thứ. Một góc nhỏ để các cụ cùng suy ngẫm và trân trọng hơn cuộc sống!Ui bác chỉ nên tả không khí xuân thôi, chứ tả cảnh “xuất chuồng” như này nhiều hình tượng cụ thể quá dễ gây ám ảnh , các bác trong hội bảo vệ động vật lại lên tiếng
Vâng em cũng ít/ hiếm đc chứng kiến cảnh đó - nghe tả thì nhiều cụ ah.Vâng nó cũng là một phần của không khí xuân mà cụ. Không có những âm thanh ấy thì ban ngày làm sao có mâm cao cỗ đầy được. Để mang lại nguồn sống và sự phát triển cho con người thì mẹ thiên nhiên đang ban tặng rất nhiều thứ. Một góc nhỏ để các cụ cùng suy ngẫm và trân trọng hơn cuộc sống!