- Biển số
- OF-67258
- Ngày cấp bằng
- 28/6/10
- Số km
- 10,527
- Động cơ
- 548,089 Mã lực
Nhất trí, và BT + CT 3 tỉnh này nằm trong BCT hết. Thế đỡ phải tị nạnh mà công bằngTôi sẽ happy nếu các cậu ấy lập mới 3 tỉnh: Bắc Trung Nam.
Nhất trí, và BT + CT 3 tỉnh này nằm trong BCT hết. Thế đỡ phải tị nạnh mà công bằngTôi sẽ happy nếu các cậu ấy lập mới 3 tỉnh: Bắc Trung Nam.
Thế thì bao nhiêu địa danh, nhân kiệt, con cháu các đời sau biết kiếm thế nào.Tôi sẽ happy nếu các cậu ấy lập mới 3 tỉnh: Bắc Trung Nam.
Chối tai vì chưa quen thôi, từ từ sẽ quen cụ nhé, tôi thấy tên đó hợp lý nhất rồi còn gì.Sát nhập cho giảm biên chế là việc tốt nhưng việc đặt tên khó phết. Quê cháu sát nhập An Sơn + Phù Ninh + Kỳ Sơn = Ninh Sơn. Nghe chối tai vãi ra các cụ ạ. Các cụ có đề xuất tên nào k?
Thế đổi tên thành Hậu Hương cho máuCác địa phương trong cả nước đang khẩn trương triển khai việc xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, nhiều xã, phường không đáp ứng tiêu chuẩn nên buộc phải điều chỉnh địa giới hoặc sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới giai đoạn 2023-2025.
Cái khó nhất là thống nhất được phương án điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị hành chính để trình cấp có thẩm quyền thông qua. Tuy nhiên, có vấn đề tưởng đơn giản trong quá trình này, nhưng nếu không được chú ý xử lý cho tốt, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều chỉnh địa giới hành chính. Đó là việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới sau sáp nhập.
Tại Hà Nội , quận Đống Đa là một ví dụ.Nhập một phần phường Trung Tự vào Phương Liên thành Phương Liên - Trung Tự; nhập một phần phường Trung Tự vào Kim Liên thành Kim Liên; Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trong khi đó tại Nghệ An,Huyện Quỳnh Lưu hiện có 15 xã thuộc diện sáp nhập để hình thành 7 xã mới sau sáp nhập,huyện Quỳnh Lưu đề xuất ghép tên hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu thành tên xã mới Đôi Hậu. Người dân Quỳnh Đôi không đồng tình ghép tên như vậy vì cho rằng xã có bề dày lịch sử, lại là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Trong khi đó phía Quỳnh Hậu phản đối, cho rằng xã mình diện tích lớn, đông dân hơn, không thể lép vế nên đề nghị "phải giữ chữ Hậu".
Đây mới là câu chuyện đặt tên xã sau sáp nhập của một số quận huyện . Nhìn rộng ra cả nước chắc chắn sẽ có những vấn đề tương tự như vậy. Xử lý sao cho hợp lý là yêu cầu bức thiết đang đặt ra.
Tốt mà bác.Sát nhập cho giảm biên chế là việc tốt nhưng việc đặt tên khó phết. Quê cháu sát nhập An Sơn + Phù Ninh + Kỳ Sơn = Ninh Sơn. Nghe chối tai vãi ra các cụ ạ. Các cụ có đề xuất tên nào k?
Tốt mà bác.lại nhớ thủa nào chưa xa lắm
cái gì mà hoàng liên sơn
hà sơn bình
hà nam ninh...
còn tỉnh gì vĩnh phú . có nhà máy dệt thì phải. em nhớ mậu dịch bán vải " phin vĩnh phú "
quay như con niềng niễng. suốt ngày đổi chác. nhập với chả nhèm
tất cả mọi thứ hình như có cái gì đó nó cứ sao sao ấy.Chỗ em chính quyền đang động viên dân tình đi làm lại Căn cước công dân....mệt mỏi phết
Cái như Bác nói thì nó là chung, còn tên phường là địa danh riêng sẽ phải sử dụng rất nhiều: trong CCCD, GPLX, Giấy khai sinh, ...Chạ vấn đề dì, bác ạ.
Cái căn cước của bác được cấp bởi Cục CSĐKQLVDLQGVDC - sorry bác êm viết tắt.
Thế thì tên phường của bác còn khá ngắn.
Có sao đâu bác.Cái như Bác nói thì nó là chung, còn tên phường là địa danh riêng sẽ phải sử dụng rất nhiều: trong CCCD, GPLX, Giấy khai sinh, ...
e đè xuất : Sơn Ninh SơnSát nhập cho giảm biên chế là việc tốt nhưng việc đặt tên khó phết. Quê cháu sát nhập An Sơn + Phù Ninh + Kỳ Sơn = Ninh Sơn. Nghe chối tai vãi ra các cụ ạ. Các cụ có đề xuất tên nào k?
Thế mới là quê hương cụ ơi. Cái tên nó vừa là hồn cốt, văn hoá, vừa là cảm xúc nữa, nhất là tên làng, xã. Thường những cái tên này nó gắn liền với lịch sử, sự tích gì đó, gắn bó với người dân địa phương.Dân mình cũng rảnh thật, nhất là ở nông thôn. Tên nào chả đc, 3-6 tháng sau là quen thôi.
Giờ ông nào cũng lôi cái lý do làng tôi có truyền thống lâu đời, ko bỏ tên ấy đc. Thế thì tốt nhất ko hỏi ý kiến mà trên cứ áp đặt, thế là khỏi lằng nhằng.
Gớm, giờ người ta lo cơm áo gạo tiền chứ ai hơi đâu đi lo cái tên.
Em đẻ ra ở phố Hàng Than, giờ phường em bị nhập vào Trúc Bạch thì kệ nó, lấy tên phường là Trung Trực cũng đc mà Trúc Bạch cũng xong, chả ảnh hưởng gì đến mình cả.
Căn cước công dân khi nào hỏng hay mất thì làm lại, việc gì phải đi đổi cho khớp tên phường mới. Đấy méo phải việc của mình, cán nhìn thấy phường Nguyễn Trung Trực thì tự phải tra google để biết là nó đã vài Trúc Bạch.
Có gì khó khăn đâu cụ, nguyên tắc là cái gì thay đổi trong quá khứ thì cứ để đấy, cái nào làm mới sau ngày đổi mới phải cập nhật.Thế mới là quê hương cụ ơi. Cái tên nó vừa là hồn cốt, văn hoá, vừa là cảm xúc nữa, nhất là tên làng, xã. Thường những cái tên này nó gắn liền với lịch sử, sự tích gì đó, gắn bó với người dân địa phương.
Đấy là chưa nói tới việc giữ tên này bỏ tên kia nó còn làm cho một nửa được lợi còn nửa kia thiệt, trong việc giấy tờ lọ chai. Còn chưa rõ việc ghép thế sau có cứng nhắc mà ghép luôn trường, trạm không. Cái đó ảnh hưởng rất thực tế đến quyền lợi hằng ngày cụ nhé.
Cuộc sống có nhiều người cụ ạ. Có những người như cụ nói và còn những người già ở quê, những người k phải lo cơm áo gạo tiền nữa. Trách nhiệm của NN là lắng nghe các ý kiến từ cộng đồng mà cụ.Có gì khó khăn đâu cụ, nguyên tắc là cái gì thay đổi trong quá khứ thì cứ để đấy, cái nào làm mới sau ngày đổi mới phải cập nhật.
Nhà em đổi số nhà mấy lần.
Bằng lái xe của em ghi địa chỉ theo số nhà cũ, em vẫn dùng có ai bắt bẻ gì đâu. Vừa rồi hết hạn đổi bằng mới thì mới ghi theo địa chỉ mới. Chả ảnh hưởng gì.
Mà việc thắc mắc này chắc chỉ các cụ già mới ý kiến thôi chứ nói thực bây giờ hỏi các thanh niên quê ở đó đang đi làm ăn xa xứ chả ông nào quan tâm.
Giờ họ quan tâm 1 tháng kiếm dc bn tiền, bao lâu nữa đủ mua chung cư ở thành phố chứ tên bị nhập hay bị thôn tính họ chả quan tâm đâu, thực tế nó là vậy.