Các địa phương trong cả nước đang khẩn trương triển khai việc xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính. Theo đó, nhiều xã, phường không đáp ứng tiêu chuẩn nên buộc phải điều chỉnh địa giới hoặc sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính (ĐVHC) mới giai đoạn 2023-2025.
Cái khó nhất là thống nhất được phương án điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị hành chính để trình cấp có thẩm quyền thông qua. Tuy nhiên, có vấn đề tưởng đơn giản trong quá trình này, nhưng nếu không được chú ý xử lý cho tốt, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều chỉnh địa giới hành chính. Đó là việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới sau sáp nhập.
Tại Hà Nội , quận
Đống Đa là một ví dụ.Nhập một phần phường Trung Tự vào Phương Liên thành Phương Liên - Trung Tự; nhập một phần phường Trung Tự vào Kim Liên thành Kim Liên; Quốc Tử Giám và Văn Miếu thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trong khi đó tại Nghệ An,Huyện Quỳnh Lưu hiện có 15 xã thuộc diện sáp nhập để hình thành 7 xã mới sau sáp nhập,huyện Quỳnh Lưu đề xuất ghép tên hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu
thành tên xã mới Đôi Hậu. Người dân Quỳnh Đôi không đồng tình ghép tên như vậy vì cho rằng xã có bề dày lịch sử, lại là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Trong khi đó phía Quỳnh Hậu phản đối, cho rằng xã mình diện tích lớn, đông dân hơn, không thể lép vế nên đề nghị "phải giữ chữ Hậu".
Đây mới là câu chuyện đặt tên xã sau sáp nhập của một số quận huyện . Nhìn rộng ra cả nước chắc chắn sẽ có những vấn đề tương tự như vậy. Xử lý sao cho hợp lý là yêu cầu bức thiết đang đặt ra.